Danh mục

Tổ chức dạy học dựa trên vấn đề bài học STEM 'hiện tượng bay hơi và ngưng tụ' (Khoa học tự nhiên 6) nhằm phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho học sinh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.25 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Tổ chức dạy học dựa trên vấn đề bài học STEM “hiện tượng bay hơi và ngưng tụ” (Khoa học tự nhiên 6) nhằm phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho học sinh" trình bày cơ sở lí thuyết về dạy học dựa trên vấn đề, đề xuất tiến trình dạy học dựa trên vấn đề bài học STEM nhằm phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức dạy học dựa trên vấn đề bài học STEM “hiện tượng bay hơi và ngưng tụ” (Khoa học tự nhiên 6) nhằm phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho học sinh VJE Tạp chí Giáo dục (2023), 23(13), 29-35 ISSN: 2354-0753 TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰA TRÊN VẤN ĐỀ BÀI HỌC STEM “HIỆN TƯỢNG BAY HƠI VÀ NGƯNG TỤ” (KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH Hán Thị Hương Thủy1,+, 1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; 2Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Đỗ Hương Trà2 + Tác giả liên hệ ●Email: hanthihuongthuy@hpu2.edu.vn Article history ABSTRACT Received: 16/4/2023 In the 2018 General Education Program, STEM education refers to promoting Accepted: 24/5/2023 education in the fields of science, technology, engineering and mathematics, Published: 05/7/2023 while demonstrating an interdisciplinary, students’ quality and competency- based approach. There are 3 forms of STEM education organization: STEM Keywords lessons; STEM experiences; scientific and technical research. However, Problem-based teaching, when applying STEM to teaching in schools, the form of STEM lessons is STEM lessons, natural rarely used. This study proposes a teaching process based on the problem of science competencies, STEM lessons in order to develop students natural science competencies and Volatilization and illustrates this process in teaching the STEM lesson Volatilization and condensation Condensation (Natural Science 6); and at the same time, evaluating the students natural science competence in teaching based on this STEM lesson problem. The results obtained initially show the feasibility and effectiveness of the proposed STEM problem-based teaching process in developing students Natural Science competencies.1. Mở đầu Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến việc vận dụng phương pháp dạy học Dựa trên vấn đề (DTVĐ)để phát triển năng lực cho người học. Nghiên cứu của Norman và Schimit (1992) đã chỉ rõ các lợi thế tiềm năngcủa phương pháp dạy học DTVĐ theo góc nhìn của tâm lí học và tiến hành kiểm chứng các lợi thế đó thông quathực nghiệm. Ở Việt Nam, trong những năm 80 của thế kỉ XX, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về dạy học DTVĐ. Trongnghiên cứu “Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông” của Đỗ Hương Trà (2012),tác giả đã cung cấp cơ sở lí luận về một số kiểu tổ chức dạy học hiện đại, trong đó có dạy học DTVĐ. Giáo dục STEM là một chương trình nhằm cung cấp, hỗ trợ, tăng cường, giáo dục Khoa học, Công nghệ, Kĩthuật và Toán học ở phổ thông cho đến bậc đại học. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục STEM trong nhàtrường, Bộ GD-ĐT đã có các công văn chỉ đạo triển khai giáo dục STEM cho phù hợp với điều kiện của mỗi trường(Bộ GD-ĐT, 2016); trong đó ngoài các hình thức tổ chức như trải nghiệm STEM, hoạt động nghiên cứu khoa học kĩthuật, bài học STEM là hình thức tổ chức cần được triển khai ở nhà trường (Bộ GD-ĐT, 2020). Trong Chương trìnhgiáo dục phổ thông 2018, ở THCS có đề cập năng lực khoa học tự nhiên (KHTN), bao gồm: Nhận thức khoa học;Tìm hiểu tự nhiên; Vận dụng kiến thức đã học (Bộ GD-ĐT, 2018). Tuy nhiên, nhiều yêu cầu cần đạt thể hiện trongchương trình chỉ liên quan đến nội dung kiến thức môn học, điều này gây khó khăn cho việc đánh giá năng lực, trongđó có đánh giá năng lực KHTN thông qua hoạt động giáo dục STEM. Những nhận định trên cho thấy, sự cần thiếtphải đề xuất được tiến trình tổ chức bài học STEM, xác định được các biểu hiện hành vi của các năng lực thành tốcủa năng lực KHTN dựa trên các yêu cầu cần đạt của chương trình môn KHTN. Bài báo trình bày cơ sở lí thuyết vềdạy học DTVĐ, đề xuất tiến trình dạy học DTVĐ bài học STEM nhằm phát triển năng lực KHTN cho HS. Tiếntrình dạy học đề xuất đã được vận dụng để đánh giá thử nghiệm năng lực KHTN của HS thông qua bài học STEM“Hiện tượng bay hơi và ngưng tụ” (KHTN 6). Kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy, tính khả thi và hiệu quả củatiến trình dạy học DTVĐ bài học STEM đã đề xuất trong việc phát triển năng lực KHTN cho HS.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Dạy học Dựa trên vấn đề Dạy học DTVĐ là một kiểu tổ chức dạy học dựa trên nguyên tắc sử dụng các vấn đề như điểm khởi đầu cho việctiếp thu và tích hợp kiến thức mới (Barrows, 1996). Trong dạy học DTVĐ, các vấn đề phức hợp trong thế giới thực 29 VJE Tạp chí Giáo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: