Danh mục

Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 517.15 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu về bản chất, ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử, xác định quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông. Qua đó, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thôngVJETạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 32-35TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬỞ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNGNguyễn Thị Thế Bình - Trường Đại học Sư phạm Hà NộiLâm Thị Hiền - Trường Trung học phổ thông Nguyễn Siêu, Hưng YênNgày nhận bài: 05/04/2018; ngày sửa chữa: 07/04/2018; ngày duyệt đăng: 27/04/2018.Abstract: According to the project “Curriculum of general education post 2015” of the Ministryof Education and Training, experiential learning is the compulsory educational activity from grade1 to 12. Experiential learning activities have also been applied flexibly in school subjects. In thisarticle, authors investigate the nature and meaning of experiential activities in teaching History andalso propose the process of designing and organizing experiential activities in teaching History athigh school with aim to improve quality of teaching this subject at high school under orientationof education reform.Keywords: Experiential learning, history, high school, teaching, subject, History.1. Mở đầuHoạt động trải nghiệm (HĐTN) là hoạt động giáo dụctrong trường phổ thông, tạo cơ hội cho học sinh (HS) huyđộng, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học, cáclĩnh vực giáo dục để trải nghiệm thực tiễn trong nhàtrường, gia đình và xã hội. Dưới sự tổ chức, hướng dẫncủa giáo viên (GV), HS được chủ động khám phá, chiếmlĩnh kiến thức; qua đó, hình thành những phẩm chất tốtđẹp và phát triển năng lực chung cũng như năng lựcchuyên biệt cho HS. Đối với bộ môn Lịch sử, HĐTN đãvà đang được vận dụng linh hoạt trong quá trình dạy họcở trường trung học phổ thông (THPT), với hình thứcphong phú, cả trong giờ học nội khóa trên lớp, ngoài lớpvà hoạt động ngoại khóa.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động trảinghiệm trong môn Lịch sử ở trường trung học phổ thôngHoạt động là “tiến hành những việc làm có quan hệchặt chẽ với nhau, nhằm một mục đích chung, trong mộtlĩnh vực nhất định” [1; tr 699]. Trải nghiệm là “trải qua”,“kinh qua” [1; tr 1577]. HĐTN là “hoạt động giáo dục,trong đó HS dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức vàkĩ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trảinghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội”[2; tr 28]. Học tập trải nghiệm là hình thức học tập gắn líthuyết với thực tiễn, gắn giáo dục trong nhà trường vớigiáo dục ngoài xã hội, nó “phá vỡ” không gian lớp học, tạođiều kiện cho HS có môi trường mới để khám phá kiếnthức một cách tích cực, chủ động và sáng tạo.Tổ chức HĐTN trong môn Lịch sử góp phần cụ thểhoá, làm sâu sắc, phong phú, sinh động kiến thức môn32học; là cơ hội để HS rèn luyện kĩ năng bộ môn. Đồngthời, bồi dưỡng cho HS tinh thần chủ động, ý thức tựgiác, trách nhiệm trong học tập và cuộc sống, say mê,hứng thú học tập bộ môn. Qua đó, góp phần phát triểntoàn diện phẩm chất và năng lực HS. Tổ chức HĐTNtrong dạy học Lịch sử được tiến hành với nhiều hìnhthức phong phú. Có thể tiến hành trong giờ học nội khóangay tại lớp học hay ngoài không gian lớp học hoặcthông qua hoạt động ngoại khóa. Kiến thức bộ mônLịch sử ở trường THPT có nhiều nội dung có thể tổ chứcHĐTN cho HS, như: trải nghiệm tại di tích lịch sử, nơilưu giữ những hiện vật còn lại của quá khứ; nơi xảy racác trận đánh tiêu biểu; nơi thờ cúng những người cócông với đất nước; nơi có các làng nghề thủ công truyềnthống; nơi lưu giữ những công trình văn hóa tiêu biểucủa dân tộc... Trong quá trình dạy học, tùy vào mục tiêugiáo dục của nhà trường, mục tiêu môn học, nhu cầucủa HS, mà GV chủ động lựa chọn nội dung trải nghiệmphù hợp.Đặc điểm của HĐTN là HS được học tập trong môitrường thực tiễn, trực tiếp tham gia các hoạt động đểkhám phá và chiếm lĩnh kiến thức. Vì vậy, HĐTN trongdạy học Lịch sử được tiến hành ngoài không gian của lớphọc có ưu thế và tạo niềm vui, hứng thú học tập cho HS.2.2. Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạyhọc Lịch sử ở trường trung học phổ thôngĐể HĐTN trong dạy học Lịch sử đạt hiệu quả tốt, GVcần lựa chọn nội dung kiến thức tiêu biểu trong sách giáokhoa; cần xác định địa điểm và thời gian tổ chức phù hợp(tốt nhất là những địa điểm gần với trường học); cần cósự chuẩn bị chu đáo về nội dung, hình thức, cách thức tổchức tiến hành; chủ động, linh hoạt vận dụng nhuầnVJETạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 32-35nhuyễn các phương pháp dạy học, biện pháp sư phạmphù hợp và theo dõi, đánh giá kết quả HĐTN của HSbằng nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy, quy trình thiếtkế HĐTN trong dạy học Lịch sử của GV cần thực hiệntheo các bước sau:- Bước 1: Lập kế hoạch trải nghiệm. Công việc nàythường thực hiện vào đầu năm học mới hoặc đầu học kì.Căn cứ vào mục tiêu của môn học, nội dung của sách giáokhoa, phân phối chương trình, ưu thế của từng địa phương,nhu cầu, hứng thú của HS mà GV xác định chủ đề trảinghiệm cho phù hợp với đối tượng và khả năng nhận thức.- ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: