Danh mục

Tổ chức phòng bị ở vùng biên giới phía Bắc dưới thời vua Minh Mệnh (1820-1840)

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.74 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này trình bày về tổ chức phòng bị ở vùng biên giới phía Bắc dưới thời vua Minh Mệnh (1820 - 1840), trong đó chú trọng hai nội dung chính là: Xây dựng lực lượng quân đội và hệ thống thành lũy, đồn, bảo ở vùng biên giới phía Bắc. Đây là một trong những biện pháp để bảo vệ an ninh biên giới phía Bắc
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức phòng bị ở vùng biên giới phía Bắc dưới thời vua Minh Mệnh (1820-1840)JOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 134-143This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2017-0098TỔ CHỨC PHÒNG BỊ Ở VÙNG BIÊN GIỚI PHÍA BẮCDƯỚI THỜI VUA MINH MỆNH (1820-1840)Nguyễn Thị Thu ThủyKhoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Trong tiến trình lịch sử dân tộc, vùng biên giới phía Bắc luôn có vị trí chiến lượcquan trọng về an ninh - quốc phòng đối với Việt Nam. Triều Nguyễn thành lập dù chọn Huế- Phú Xuân là kinh đô của quốc gia, nhưng vẫn luôn coi Bắc Hà là “trọng trấn”. Do vậy,chính sách cai trị đối với Bắc Hà được nhà Nguyễn đặc biệt quan tâm, trong đó, đáng chúý là chính sách đối với vùng biên giới phía Bắc. Bài viết này trình bày về tổ chức phòngbị ở vùng biên giới phía Bắc dưới thời vua Minh Mệnh (1820 - 1840), trong đó chú trọnghai nội dung chính là: xây dựng lực lượng quân đội và hệ thống thành lũy, đồn, bảo ở vùngbiên giới phía Bắc. Đây là một trong những biện pháp để bảo vệ an ninh biên giới phía Bắc.Từ khóa: Tổ chức phòng bị, quân đội triều Nguyễn, biên giới phía Bắc, Minh Mệnh.1.Mở đầuVùng biên giới phía Bắc dưới thời vua Minh Mệnh gồm các trấn - tỉnh Quảng Yên, CaoBằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hưng Hóa (nay là các tỉnh Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn,Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, một phần tỉnh Phú Thọvà một phần tỉnh Thái Nguyên). Nghiên cứu về vùng biên giới phía Bắc đã được đề cập trongmột số công trình nghiên cứu ở địa phương các tỉnh biên giới phía Bắc, như: Địa chí Cao Bằng(2000), Lịch sử tỉnh Cao Bằng (2008), Địa chí Thái Nguyên (2009), Địa chí Lạng Sơn, Địa chíTuyên Quang (2013),. . . hay trong một số công trình nghiên cứu ở mức độ sinh viên, cao học vềchính sách bảo vệ, chính sách an ninh quốc phòng ở vùng biên giới phía Bắc thời Nguyễn (TrầnThị Nhung [2], Phạm Thị Lan Phương [4],...). Các tác giả này xem xét nhiều vấn đề liên quan đếnchính sách an ninh quốc phòng của vùng biên giới phía Bắc của triều Nguyễn, trong đó xây dựngquân đội và hệ thống thành lũy, đồn, bảo được xem như một trong những biện pháp để củng cố anninh quốc phòng ở vùng biên giới phía Bắc. Đến nay, chưa có công trình nào đề cập riêng biệt vềchính sách phòng bị vùng biên giới phía Bắc. Bài viết này trình bày các biện pháp tổ chức phòngbị ở vùng biên dưới phía Bắc dưới thời vua Minh Mệnh (1820 - 1840), tập trung vào hai vấn đề cơbản là: xây dựng lực lượng quân đội và xây dựng thành lũy, đồn, bảo.Ngày nhận bài: 15/1/2017. Ngày sửa bài: 28/5/2017. Ngày nhận đăng: 20/7/2017Liên hệ: Nguyễn Thị Thu Thủy, e-mail: thuynt@hnue.edu.vn134Tổ chức phòng bị ở vùng biên giới phía Bắc dưới thời vua Minh Mệnh (1820-1840)2.2.1.Nội dung nghiên cứuXây dựng lực lượng quân độiTừ khi nhà Nguyễn được thành lập, vua Gia Long đã trang bị vũ khí, phương tiện phươngTây và dùng cố vấn phương Tây để xây dựng quân đội. Tuy nhiên, phép dùng binh chủ yếu vẫn làphép phủ binh thời Đường: ở Bắc Thành năm nội trấn thì kén tinh binh, sáu ngoại trấn thì kén thổbinh. Lực lượng quốc phòng thời Minh Mệnh về cơ bản vẫn kế thừa từ thời Gia Long, song đượctrang bị hoàn thiện và tổ chức quy củ hơn.Thời Minh Mệnh, công việc xây dựng và tổ chức lực lượng bảo vệ biên giới đất liền và biểnđược giao cho quân đội triều đình phối hợp cùng quân các địa phương và dân binh đảm nhiệm. Ởcác địa phương vùng biên giới phía Bắc, lực lượng quân đội nói chung và lực lượng biên phòngnói riêng được tổ chức như sau:Trong chính sách xây dựng lực lượng quân đội, vua Minh Mệnh ra những quy định rõ ràngvề số lượng các cơ, đội; chính sách mộ lính; tổ chức, chia đặt, biên chế vào các đội ngũ.Về tổ chức quân đội, Minh Mệnh năm thứ 7 (1826), tháng 8, xét thấy từ trước đến nay biềnbinh lưu ngạch ở các vệ đội thuộc trấn Bắc Thành, người quê từ Quảng Bình trở vào Nam lẻ tẻkhông thành vệ, đội, vua Minh Mệnh “bèn sai thành thần chiếu theo người nào quen biết chỗ nàothì lượng bổ làm lính cơ, ở năm nội trấn thì mỗi cơ 10 đội, ở sáu ngoại trấn thì mỗi cơ 5 đội, mỗiđội 50 người, đều lấy tên trấn mà đặt tên, còn thừa thì để lại ngạch, thiếu thì mộ thêm sung vào,vẫn theo trấn sai phái việc quân” [8;tr.535].Tiếp đó, năm Minh Mệnh thứ 8 (1827), xét thấy tình hình ở các địa phương này cần tăngcường lực lượng quốc phòng, vua Minh Mệnh lại “hạ lệnh cho 11 trấn Quảng Bình, Quảng Trị,Phú Yên, Bình Hoà, Bình Thuận, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn,Quảng Yên, mộ thêm dân ngoại tịch quê từ Quảng Bình trở vào Nam để sung bổ làm cơ binh, lấyđủ mỗi cơ 10 đội, mỗi đội 50 người làm hạn” [8;tr.670]. Như vậy, đến năm 1827, số lượng quânlính thường trực ở vùng biên giới phía Bắc bằng với số lượng quân đội ở các trấn phía Bắc (QuảngBình, Quảng Trị) và phía Nam (Phú Yên, Bình Hòa, Bình Thuận) kinh thành Huế – những trấn cóvị trí chiến lược quan trọng để bảo vệ kinh thành. Điều đó ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: