Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề đặt ra và định hướng đổi mới
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 383.09 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề đặt ra và định hướng đổi mới" được nghiên cứu để có những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy và đổi mới hoạt động của chính quyền địa phương phù hợp với nguyên tắc phân cấp, phân quyền ở Việt Nam là việc làm cần thiết. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề đặt ra và định hướng đổi mới TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI Nguyễn Thị Kim Quyên1 1. Khoa Khoa học Quản lý TÓM TẮT Trong thời gian qua, chính quyền địa phương các cấp ngày càng hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu quản lý và phát triển kinh tế - xã hội; bộ máy chính quyền các cấp từng bước được đổi mới trên cơ sở quy định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ. Tuy nhiên, thực tiễn tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay còn bộc lộ những hạn chế, bất cập do nhiều nguyên nhân về tổ chức đơn vị hành chính, về trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu để có những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy và đổi mới hoạt động của chính quyền địa phương phù hợp với nguyên tắc phân cấp, phân quyền ở Việt Nam là việc làm cần thiết. Từ khóa: Chính quyền địa phương, tổ chức bộ máy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ĐẶT VẤN ĐỀ Hê ṭ hống các cơ quan chính quyền địa phương luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước. Trong đó, chính quyền địa phương ở Việt Nam là một bộ phận hợp thành của chính quyền nhà nước, thực hiện các chức năng quản lý và quyết định các biện pháp thực hiện nhiệm vụ của địa phương theo quy định của pháp luật, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích của nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước. Về vấn đề lý luận, nhiều nhà nghiên cứu đã xây dựng khái niệm về chính quyền địa phương, vị trí, chức năng cơ bản của thiết chế này. Đồng thời, đề xuất các định hướng đổi mới hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tuy mỗi quan điểm luận giải vấn đề có sự khác nhau nhưng cũng đã cơ bản thể hiện những yếu tố hợp lý, khoa học về các luận điểm này.Trên thực tế, việc đổi mới, hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương trên thực tiễn luôn là một quá trình phức tạp, phụ thuộc vào nhiều điều kiện và yếu tố xã hội, đặc biệt là quyết tâm chính trị của đảng cầm quyền và sự đồng thuận xã hội. Thế nhưng, đây vẫn luôn là xu thế phát triển tất yếu của mọi nền hành chính hiện đại. Và, những tri thức khoa học, trong đó có tri thức khoa học luật hiến pháp sẽ dẫn đường cho quá trình chọn lựa cũng như chuẩn bị các điều kiện để xây dựng ở Việt Nam một hệ thống các cơ quan chính quyền địa phương hoàn thiện. Một hệ thống chính quyền địa phương năng động, dân chủ, hoàn thành tốt mọi chức năng, nhiệm vụ của mình, đạt hiệu quả cao trong hoạt động quản lý nhà nước là mục tiêu mà mọi quốc gia hướng đến. Quan điểm này cũng được thể hiện rõ trong văn kiện Đại hội XIII, trong đó đề cập đến nội dung “Tiếp tục hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với địa 282 bàn nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt theo luật định; thực hiện và tổng kết việc thí điểm chính quyền đô thị nhằm xây dựng và vận hành các mô hình quản trị chính quyền đô thị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Cải cách phân cấp ngân sách nhà nước theo hướng phân định rõ ngân sách trung ương, nâng cao tính chủ động, tự chủ ngân sách địa phương. Gắn kết và đổi mới tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp”. Như vậy, có thể thấy việc nghiên cứu về vấn đề này hiện nay cũng là nội dung mà Nhà nước đang quan tâm thực hiện. Phương pháp nghiên cứu: Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, so sánh các quy định của pháp luật liên quan cùng điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp ở Việt Nam để kiểm tra tính thống nhất, phát hiện những bất cập, tồn tại. Sắp xếp những thông tin thu thập được từ các nguồn, các tài liệu khác nhau thành một hệ thống chặt chẽ. Từ đó, phân tích những khó khăn, vướng mắc, bất cập, nguyên nhân của những bất cập, hạn chế để đề xuất các giải pháp phù hợp. Ngoài ra, tác giả cũng vận dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin làm cơ sở và phương pháp luận, các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp để đạt được mục đích nghiên cứu là góp phần hoàn chỉnh về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam trong thời gian tới. 1. KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ, TINH CHẤT CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 1.1 Khái niệm Căn cứ vào quy định của Hiến pháp và pháp luật thì khái niệm “địa phương” gắn với khái niệm đơn vị hành chính. Tại Khoản 1 Điều 110 Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam đã quy định về các đơn vi ̣hành chính như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập. Khoản 2 Điều 110 của Hiến pháp đã xác định Nhân dân ở các đơn vị hành chính (được phân chia ở Khoản 1) là “Nhân dân địa phương” và tại Khoản 1 Điều 111 Hiến pháp năm 2013 quy định “Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”6; “Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định”7. Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã có những quy định mới về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp. Theo đó, chính quyền địa phương ở các đơn vị ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề đặt ra và định hướng đổi mới TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI Nguyễn Thị Kim Quyên1 1. Khoa Khoa học Quản lý TÓM TẮT Trong thời gian qua, chính quyền địa phương các cấp ngày càng hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu quản lý và phát triển kinh tế - xã hội; bộ máy chính quyền các cấp từng bước được đổi mới trên cơ sở quy định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ. Tuy nhiên, thực tiễn tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay còn bộc lộ những hạn chế, bất cập do nhiều nguyên nhân về tổ chức đơn vị hành chính, về trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu để có những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy và đổi mới hoạt động của chính quyền địa phương phù hợp với nguyên tắc phân cấp, phân quyền ở Việt Nam là việc làm cần thiết. Từ khóa: Chính quyền địa phương, tổ chức bộ máy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ĐẶT VẤN ĐỀ Hê ṭ hống các cơ quan chính quyền địa phương luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước. Trong đó, chính quyền địa phương ở Việt Nam là một bộ phận hợp thành của chính quyền nhà nước, thực hiện các chức năng quản lý và quyết định các biện pháp thực hiện nhiệm vụ của địa phương theo quy định của pháp luật, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích của nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước. Về vấn đề lý luận, nhiều nhà nghiên cứu đã xây dựng khái niệm về chính quyền địa phương, vị trí, chức năng cơ bản của thiết chế này. Đồng thời, đề xuất các định hướng đổi mới hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tuy mỗi quan điểm luận giải vấn đề có sự khác nhau nhưng cũng đã cơ bản thể hiện những yếu tố hợp lý, khoa học về các luận điểm này.Trên thực tế, việc đổi mới, hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương trên thực tiễn luôn là một quá trình phức tạp, phụ thuộc vào nhiều điều kiện và yếu tố xã hội, đặc biệt là quyết tâm chính trị của đảng cầm quyền và sự đồng thuận xã hội. Thế nhưng, đây vẫn luôn là xu thế phát triển tất yếu của mọi nền hành chính hiện đại. Và, những tri thức khoa học, trong đó có tri thức khoa học luật hiến pháp sẽ dẫn đường cho quá trình chọn lựa cũng như chuẩn bị các điều kiện để xây dựng ở Việt Nam một hệ thống các cơ quan chính quyền địa phương hoàn thiện. Một hệ thống chính quyền địa phương năng động, dân chủ, hoàn thành tốt mọi chức năng, nhiệm vụ của mình, đạt hiệu quả cao trong hoạt động quản lý nhà nước là mục tiêu mà mọi quốc gia hướng đến. Quan điểm này cũng được thể hiện rõ trong văn kiện Đại hội XIII, trong đó đề cập đến nội dung “Tiếp tục hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với địa 282 bàn nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt theo luật định; thực hiện và tổng kết việc thí điểm chính quyền đô thị nhằm xây dựng và vận hành các mô hình quản trị chính quyền đô thị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Cải cách phân cấp ngân sách nhà nước theo hướng phân định rõ ngân sách trung ương, nâng cao tính chủ động, tự chủ ngân sách địa phương. Gắn kết và đổi mới tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp”. Như vậy, có thể thấy việc nghiên cứu về vấn đề này hiện nay cũng là nội dung mà Nhà nước đang quan tâm thực hiện. Phương pháp nghiên cứu: Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, so sánh các quy định của pháp luật liên quan cùng điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp ở Việt Nam để kiểm tra tính thống nhất, phát hiện những bất cập, tồn tại. Sắp xếp những thông tin thu thập được từ các nguồn, các tài liệu khác nhau thành một hệ thống chặt chẽ. Từ đó, phân tích những khó khăn, vướng mắc, bất cập, nguyên nhân của những bất cập, hạn chế để đề xuất các giải pháp phù hợp. Ngoài ra, tác giả cũng vận dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin làm cơ sở và phương pháp luận, các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp để đạt được mục đích nghiên cứu là góp phần hoàn chỉnh về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam trong thời gian tới. 1. KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ, TINH CHẤT CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 1.1 Khái niệm Căn cứ vào quy định của Hiến pháp và pháp luật thì khái niệm “địa phương” gắn với khái niệm đơn vị hành chính. Tại Khoản 1 Điều 110 Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam đã quy định về các đơn vi ̣hành chính như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập. Khoản 2 Điều 110 của Hiến pháp đã xác định Nhân dân ở các đơn vị hành chính (được phân chia ở Khoản 1) là “Nhân dân địa phương” và tại Khoản 1 Điều 111 Hiến pháp năm 2013 quy định “Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”6; “Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định”7. Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã có những quy định mới về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp. Theo đó, chính quyền địa phương ở các đơn vị ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Tổ chức chính quyền địa phương Hoạt động chính quyền địa phương Nguyên tắc phân cấp phân quyền ở Việt Nam Hệ thống cơ quan chính quyền địa phương Tổ chức đơn vị hành chínhTài liệu liên quan:
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 322 0 0 -
197 trang 277 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 275 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 263 0 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 227 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 225 0 0 -
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 211 0 0 -
11 trang 206 0 0
-
Quyết định Về việc bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý
1 trang 180 0 0 -
Nghi thức chào hỏi trong văn hóa giao tiếp của người Nhật
13 trang 165 0 0