Tài liệu tham khảo tờ trình của Chính phủ về dự án luật đăng ký bất động sản
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TỜ TRÌNH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ DỰ ÁN LUẬT ĐĂNG KÝ BẤT ĐỘNG SẢNTỜ TRÌNH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ DỰ ÁN LUẬTĐĂNG KÝ BẤT ĐỘNG SẢN Kính gửi: Ủy ban Thường vụ Quốc hộiThực hiện Nghị quyết số 11/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội về Chươngtrình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007-2011) vàNghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về Kế hoạch phát triểnkinh tế – xã hội năm 2008, Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với BộTài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng nghiên cứu, xây dựng Dự án Luật Đăng kýbất động sản. Chính phủ kính trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dự án Luật Đăngký bất động sản như sau:I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT ĐĂNG KÝ BẤT ĐỘNG SẢN1. Việc ban hành Luật Đăng ký bất động sản xuất phát từ sự cần thiết phải thể chế hóachủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa nêu trong Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 05năm 2006 – 2010 tại Đại hội Đảng lần thứ X: “Tăng cường các biện pháp chống đầu cơ,hạn chế việc giao dịch không theo quy định của pháp luật. Xây dựng hệ thống đăng ký,thông tin về bất động sản. Phát triển nhanh các dịch vụ thị trường bất động sản” vàNghị quyết số 21/NQ/TW ngày 31/01/2008 Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa: “Phát triển đồng bộ các dịch vụ tư vấn pháp luật, công chứng, thẩm định,đấu giá, đăng ký giao dịch… tạo môi trường thuận lợi, an toàn cho các giao dịch trênthị trường đất đai, bất động sản”.Đồng thời, việc ban hành Luật Đăng ký bất động sản là giải pháp tối ưu để thực hiệnNghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinhtế – xã hội năm 2008: “Thống nhất cấp một loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtcùng với quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên cơ sở Luật Đất đai,giao cho một cơ quan làm đầu mối thực hiện; đơn giản hoá hồ sơ, thủ tục cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất; phấn đấu đến năm 2010 cơ bản hoàn thành việc cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tất cả các loại đất trên phạm vi toàn quốc”.Ngoài ra, thông qua Luật Đăng ký bất động sản cụ thể hóa các quy định về đăng kýquyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong Bộ luật Dân sự năm 2005(Điều 167 và Điều 173), Luật Đất đai (khoản 19 Điều 4, Điều 46, khoản 2 Điều 107),Luật Bảo vệ và phát triển rừng (Điều 31), Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm2008 có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 (Điều 26 về công khai việc quản lý, sử dụng tài sảnnhà nước), đồng thời tạo cơ sở pháp lý trong trường hợp pháp luật có quy định phải đăngký, nhưng chưa có quy định về thủ tục, nên cá nhân, tổ chức không thể đăng ký đượctrong thực tế.2. Xét về bản chất, đăng ký bất động sản là đăng ký các quyền về bất động sản bao gồmđăng ký lần đầu và đăng ký các biến động, trong đó đăng ký lần đầu được thực hiện đốivới những trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứngnhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở,Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, còn đăng ký biến động được thựchiện khi cá nhân, tổ chức xác lập các giao dịch về bất động sản (ví dụ: mua bán, tặng cho,thừa kế…) hoặc khi có biến động về hiện trạng bất động sản. Trên cơ sở các quy địnhpháp luật hiện hành, hoạt động đăng ký bất động sản gồm có đăng ký quyền sử dụng đất,đăng ký quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng khác đã và đang được thực hiện vớinhững kết quả quan trọng như sau:- Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ khi có Luật Đất đai năm 2003 đếnnay, công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được đẩy mạnh hơn; đến nay có 13tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt trên 90% diện tích cần cấp đối với cácloại đất chính (đất sản xuất nông nghiệp, đất ở nông thôn và đất ở đô thị), 14 tỉnh đạt từ80% đến 90%, 10 tỉnh đạt từ 70% đến 80%, 27 tỉnh còn lại đạt dưới 70%;- Theo thống kê của Bộ Xây dựng, trong số 46 tỉnh có báo cáo chính thức thì có 33/46tỉnh đã triển khai cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sởhữu công trình xây dựng; 13/46 tỉnh chưa cấp Giấy chứng nhận là: Bắc Giang, Hà Giang,Hà Nam, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Lai Châu, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Trị, Sơn La, TháiBình, Vĩnh Phúc, Yên Bái. Theo đó, hiện nay, các công trình xây dựng như: công trìnhxây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng vàcác công trình xây dựng khác được đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu;- Hệ thống các cơ quan có thẩm quyền đăng ký được thành lập tới cấp huyện, cụ thể là đãthành lập được 64 Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môitrường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thành lập 257 Văn phòng đăng ký quyềnsử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện; củng cố 416 Phòng Tàinguyên và Môi trường ...