Danh mục

Tội phạm công nghệ cao trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 199.63 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Tội phạm công nghệ cao trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam" trình bày thực trạng tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực kinh tế tài chính – ngân hàng tại Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro và đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao tại Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, tài chính - ngân hàng nói riêng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tội phạm công nghệ cao trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở VIỆT NAM Tô Mai Thanh1 Tóm tắt: Cách mạng công nghệ 4.0 mang nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra những thách thức về sự phát triển các loại hình tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực kinh tế, tài chính – ngân hàng. Kinh tế số được hình thành và phát triển nhanh, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế; xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới xuyên quốc gia, dựa trên nền tảng công nghệ số và Internet. Bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức đối với an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội đến từkhông gian mạng, xuất hiện nhiều hoạt động sử dụng không gian mạng để thực hiện tội phạm. Bài viết trình bày thực trạng tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực kinh tế tài chính – ngân hàng tại Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro và đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao tại Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, tài chính - ngân hàng nói riêng. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp, Tội phạm mạng, Tội phạm công nghệ cao1. KHÁI QUÁT VỀ TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với việc ứng dụng công nghệ tiên tiến đã làm chuyểnđổi hoạt động của nhiều ngành và đang từng bước thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững(Lenon và cộng sự, 2019). Theo Lennon (2017), cùng với những cơ hội lớn, cuộc cách mạngcông nghệ cũng khiến tội phạm mạng trở nên khó kiểm soát hơn, phức tạp hơn và gia tăng.Trong lĩnh vực kinh tế, tài chính - một trong những lĩnh vực năng động nhất, và liên quan trựctiếp đến vấn đề tài chính của nhiều chủ thể trong xã hội, vấn đề tội phạm mạng vô cùng phứctạp. Tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, tài chính thường rất tinh vi, sử dụng nhiều ứng dụngCNTT để xâm nhập, thao túng và tấn công tài khoản ngân hàng, hệ thống thông tin của doanhnghiệp, và hoạt động trên phạm vi quốc tế, điều này khiến tội phạm mạng trở thành mối đe dọađáng báo động đối với mọi quốc gia (Smith, 2015). Việt Nam là một quốc gia đang phát triển đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn địnhtrong thời gian gần đây, một phần nhờ vào sự tiến bộ của công nghệ. Tuy nhiên, điều này cũngcó nghĩa là quốc gia này bắt đầu phụ thuộc nhiều vào công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế,tài chính, ngân hàng (Le & Pham, 2018), và do đó trở nên dễ bị tổn thương hơn trước các mốiđe dọa của tội phạm mạng. “Tội phạm mạng” là thuật ngữ phổ biến được dùng để gọi “Tội phạm công nghệ cao”.Theo Yewkes & Yar (2011), không có định nghĩa nhất quán cho «Tội phạm mạng». Thomas &Loader (2010) nhận định rằng tội phạm mạng bao gồm các hoạt động sử dụng máy tính có thểlà bất hợp pháp hoặc được một số tổ chức xác định là bất hợp pháp và những hoạt động này cóthể được thực hiện thông qua mạng điện tử toàn cầu. Ngoài ra, Halder & Jaishankar (2009) lậpluận rằng tội phạm mạng là “hành vi phạm tội cố ý gây tổn hại đến danh tiếng, thể chất hoặc1 Học viện Tài chínhKỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 247tinh thần của nạn nhân hoặc tạo ra tổn thất cho nạn nhân một cách gián tiếp hoặc trực tiếp, sửdụng các phương pháp hiện đại như Internet (thông qua các phòng chat, e -mail, bảng thôngbáo trực tuyến) và điện thoại di động (qua SMS hoặc MMS)”. Nói cách khác, tội phạm mạng,hay tội phạm công nghệ cao là thuật ngữ chỉ những hành vi phạm tội xảy ra với nền tảng côngnghệ truyền thông thông tin (ICT) được sử dụng với mục đích bất hợp pháp. Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, tội phạm công nghệ cao là “các hành vi nguy hiểm choxã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện mộtcách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc,xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toànxã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợppháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.Tội phạm mạng được xác định là tội phạm do cố ý sử dụng kiến thức, kỹ năng, công cụ, côngnghệ thông tin ở trình độ cao để tác động trái pháp luật đến thông tin số được lưu trữ, xử lý,truyền đưa trong hệ thống máy tính, xâm phạm an toàn thông tin, gây thiệt hại đến lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Trong lĩnh vực kinh tế, tài chính,tội phạm mạng là tội phạm sử dụng công nghệ cao liên quan đến lĩnh vực kinh tế, tài chính,ngân hàng nhằm đạt được các mục đích bất hợp pháp. Tội phạm mạng ngày nay cũng tinh vi,chuyên nghiệp như các doanh nghiệp mà chúng tấn công, đòi hỏi một quan điểm mới về bảnchất đa dạng của các mối đe dọa mạng và các hành vi gian lận đi kèm. Theo Wall (2001), tội phạm mạng có thể được chia thành 4 nhóm (i)Xâm phạm mạng (xâmphạm tài sản của ai đó và/hoặc gây thiệt hại như xâm nhập, làm nhục và tạo virus); (ii)Lừa đảovà trộm cắp trên mạng (ăn cắp tiền, tài sản hoặc sở hữu trí tuệ vi phạm), (iii)Nội dung khiêu dâmtrên mạng (vi phạm các quy tắc khiêu dâm và phẩm giá con người), và (iv)Bạo lực mạng (gây tổnhại về tâm lý hoặc xúi giục cho một người, vi phạm việc bảo vệ cơ thể con người).2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ, TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM Việt Nam được xếp hạng thứ 8 trong số các quốc gia có tỷ lệ tấn công từ chối dịch vụ toàncầu (DDoS) cao nhất. Việt Nam đã trải qua tổng số 6219 cuộc tấn công mạng tính đến tháng7 năm 2019, tăng 104% so với năm 2018, với 3824 vụ deface, 2155 vụ lừa đảo và 240 phầnmềm độc hại. Ngoài ra, mỗi ngày có gần 100.000 máy tính bị nhiễm virus độc hại (Doan, E.Z,2019). Trong số các tội phạm mạng trong lĩnh vực ngân hàng, ba hình thức tấn công phổ biếnnhất ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: