Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học nội dung pháp luật trong môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 685.93 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục "Vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học nội dung pháp luật trong môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông" được nghiên cứu với mục tiêu: Từ nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn, luận án đề xuất các nguyên tắc, biện pháp vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học nội dung pháp luật trong môn Giáo dục công dân cấp trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD ở trường trung học phổ thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học nội dung pháp luật trong môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI HỒ THANH HẢIVẬN DỤNG PHƯ NG PH P T NH HUỐNG TRONG DẠY HỌCNỘI DUNG PHÁP LUẬT TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Giáo dục chính trị Mã số: 9.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2024 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘINgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Đức DoãnPhản biện 1: GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc Trường Đại học giáo dục – ĐHQG Hà NộiPhản biện 2: PGS.TS. Trịnh Quang Từ Học viện Kĩ thuật Quân SựPhản biện 3: PGS.TS. Lại Quốc Khánh Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong chương trình giáo dục phổ thông, Giáo dục công dân (GDCD) là môn học giữ vai trò chủ đạo trongviệc giáo dục cho học sinh ý thức và hành vi của người công dân. Theo Chương trình môn Giáo dục công dân2018 (Ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT), mục tiêucủa môn GDCD là “góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chămchỉ, trung thực và trách nhiệm; các năng lực của người công dân Việt Nam, đặc biệt là năng lực điều chỉnh hànhvi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầuphát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới” [1]. Để thực hiện mục tiêuđó, giáo viên môn học phải có phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực học tập của học sinh, vì chỉ cóphương pháp dạy học phát huy được tính tích cực học tập của học sinh mới có thể “chuyển các giá trị văn hóa,đạo đức, các kiến thức pháp luật, kinh tế thành ý thức và hành vi của người công dân” [2; tr.1]. Giáo dục pháp luật là một trong các nội dung chủ yếu của chương trình môn GDCD. Trong chươngtrình môn GDCD 2006 ở cấp trung học phổ thông (THPT), nội dung giáo dục pháp luật được dạy ở lớp 12,chiếm 1/3 tổng thời lượng. Trong chương trình môn GDCD 2018 ở cấp THPT, nội dung giáo dục pháp luậtđược dạy ở cả 3 lớp học, chiếm 1/2 tổng thời lượng dành cho cả chương trình môn học. Điều đó cho thấy giáodục pháp luật ngày càng có tầm quan trọng. Do nội dung dạy học là những quy định pháp luật dùng để điềuchỉnh các quan hệ của con người trong các lĩnh vực đời sống hằng ngày nên quá trình dạy học giáo dục phápluật chỉ đạt được mục tiêu của môn học là hình thành, phát triển cho học sinh ý thức, hành vi của người côngdân khi giáo viên môn học sử dụng được các phương pháp dạy học tích cực phù hợp. Trong các phương phápdạy học tích cực phù hợp đó, trước hết phải kể đến phương pháp tình huống. Đây là phương pháp có nhiều ưuthế trong dạy học các nội dụng về giáo dục pháp luật nhằm hình thành, phát triển năng lực cho học sinh vì nóchú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học sinh khám phá, phân tích, khai thác thông tin, xử lí tìnhhuống thực tiễn, trường hợp điển hình. Thông qua các tình huống pháp luật thể hiện sinh động các mối quanhệ đang diễn ra trong thực tiễn cuộc sống hằng ngày, HS sẽ được tự mình trải nghiệm để hiểu rõ những quyđịnh của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, lợi ích của thực hiện pháp luật, tác hại của vi phạmpháp luật. Từ đó, học sinh sẽ có cơ hội bày tỏ cảm xúc, thái độ, ý kiến đánh giá của bản thân về những hành vithực hiện đúng/chưa đúng quy định của pháp luật trong từng tình huống, tự mình hình thành kiến thức, thái độvà hành vi, tự mình được hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực. Chính vì vậy, vận dụng phương pháptình huống trong dạy học nội dung pháp luật ở môn GDCD cấp THPT đã và đang ngày càng được nhiều giáoviên môn học chú trọng. Về lý luận, phương pháp tình huống trong dạy học nói chung đã được nghiên cứu từ rất lâu và khá nhiều;nhất là kết quả của những công trình nghiên cứu về vận dụng nó trong dạy học các môn học. Nhiều nghiên cứu đãkhái quát về quan điểm, nguyên tắc, phương thức, quy trình, điều kiện...trong vận dụng phương ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: