Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Bộ ba bất khả thi và lựa chọn chính sách cho Việt Nam

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 795.10 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận án được thể hiện qua các câu hỏi nghiên cứu: Các quốc gia Châu Á trong mẫu quan sát và Việt Nam đã lựa chọn chính sách bộ ba bất khả thi trên thực tế như thế nào từ năm 2000 đến năm 2012? Sự lựa chọn chính sách của các quốc gia trong mẫu quan sát có bị ràng buộc bởi lý thuyết bộ ba bất khả thi hay không? Các chính sách được lựa chọn và vai trò của dự trữ ngoại hối ở các quốc gia trong mẫu đã ảnh hưởng như thế nào đến biến động tăng trưởng, biến động lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Bộ ba bất khả thi và lựa chọn chính sách cho Việt Nam 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------- Đinh Thị Thu HồngBỘ BA BẤT KHẢ THI VÀ LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 62340201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Trần Ngọc Thơ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014 2 Phần mở đầu1. Tính cấp thiết của luận ánTheo lý thuyết Bộ ba bất khả thi, một quốc gia không thể đồng thời đạtđược cả ba mục tiêu: chính sách tiền tệ độc lập, ổn định tỷ giá hối đoái vàhội nhập tài chính. Việc lựa chọn và đánh đổi giữa các mục tiêu chính sáchcàng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh hội nhập tài chính khôngngừng gia tăng ở hầu hết các quốc gia, bởi mỗi kết hợp chính sách sẽ manglại những hiệu quả khác nhau cho nền kinh tế. Do đó, việc xác định đượcchiều hướng cũng như mức độ tác động của chính sách sẽ rất quan trọngtrong việc giúp chính phủ và các cơ quan quản lý vĩ mô có thể xây dựng vàthực thi chính sách hợp lý nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế nhấtđịnh. Xuất phát từ ý nghĩa thiết thực của việc nghiên cứu sự lựa chọn chínhsách theo lý thuyết bộ ba bất khả thi và tác động tới nền kinh tế vĩ mô,nghiên cứu sinh chọn đề tài “Bộ ba bất khả thi và lựa chọn chính sáchcho Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu trong luận án tiến sĩ của mình.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận ánTừ nhiều góc độ khác nhau, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã khaithác những vấn đề liên quan đến lý thuyết bộ ba bất khả thi như cácphương pháp đo lường mức độ đạt được các mục tiêu chính sách, hay tácđộng của các kết hợp chính sách đối với một số biến kinh tế vĩ mô. Tuynhiên, các nghiên cứu về tác động của chính sách đến nền kinh tế thườngtập trung phân tích đối với biến số lạm phát và tăng trưởng, chưa đề cậpđến tỷ lệ thất nghiệp (như chuỗi nghiên cứu của Aizenman và cộng sự(2008, 2010, 2011)); hay các nghiên cứu về Việt Nam (như bài báo của cáctác giả Phạm Thị Tuyết Trinh (2010), Lê Phan Thị Diệu Thảo (2010),Nguyễn Trần Thục Anh (2010), Nguyễn Đại Lai (2013)… ) mới dừng ởviệc phân tích những biểu hiện của lý thuyết bộ ba bất khả thi dưới góc độphân tích thực trạng, chưa đi vào đánh giá vai trò của các kết hợp chínhsách đó ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế, hoặc chưa lượng hóa đượcmột cách cụ thể vai trò này, do đó chưa có nhiều đóng góp rõ ràng về mặtchính sách. Vì vậy vẫn cần có một nghiên cứu chuyên sâu, tính toán cụ thểmức độ đạt được các mục tiêu chính sách, lượng hóa mức độ ảnh hưởng 3của các kết hợp chính sách đối với cả ba biến số tăng trưởng, lạm phát vàthất nghiệp cho Việt Nam, trong mối quan hệ so sánh với một số quốc giaChâu Á khác, để làm căn cứ cho các gợi ý chính sách.3. Mục tiêu nghiên cứuMục tiêu nghiên cứu của luận án được thể hiện qua các câu hỏi nghiên cứu:- Các quốc gia Châu Á trong mẫu quan sát và Việt Nam đã lựa chọn chính sách bộ ba bất khả thi trên thực tế như thế nào từ năm 2000 đến năm 2012?- Sự lựa chọn chính sách của các quốc gia trong mẫu quan sát có bị ràng buộc bởi lý thuyết bộ ba bất khả thi hay không?- Các chính sách được lựa chọn và vai trò của dự trữ ngoại hối ở các quốc gia trong mẫu đã ảnh hưởng như thế nào đến biến động tăng trưởng, biến động lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp?- Mức độ phát triển tài chính và chi tiêu chính phủ ở các quốc gia trong mẫu có chi phối đến mối quan hệ giữa các chính sách và sự ổn định nền kinh tế hay không?4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuDo việc phân tích bằng các mô hình kinh tế lượng đòi hỏi mẫu quan sáttương đối lớn, và những hạn chế về chuỗi số liệu có thể tính toán được choriêng trường hợp Việt Nam, nên mẫu quan sát của luận án bao gồm 10quốc gia Châu Á với nhiều điểm tương đồng để có thể phân tích và rút ranhững kết luận chung cho các quốc gia này cũng như những hàm ý riêngcho Việt Nam. Thời gian quan sát từ năm 2000 đến 2012.5. Phương pháp nghiên cứuĐể tính toán các chỉ số bộ ba bất khả thi về mặt thực tế, luận án sử dụngcác phương pháp đo lường của Aizenman và cộng sự (2008), Ito và Kawai(2012). Dựa vào các lý thuyết liên quan, các nghiên cứu thực nghiệm trướcvà các mối tương quan kỳ vọng, luận án xây dựng mô hình nghiên cứuchính trên cơ sở mô hình của Aizenman và cộng sự (2010), nhằm phân tíchtác động của sự kết hợp các chính sách, dự trữ ngoại hối và các biến kiểmsoát khác đến biến động tăng trưởng, biến động lạm phát, tăng trưởngtrung bình, lạm phát trung bình và tỷ lệ thất nghiệp trung bình. Đồng thời, 4với kỳ vọng về ảnh hưởng chi phối của mức độ phát triển tài chính và chitiêu chính phủ đến tác động của các kết h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: