Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hợp tác Ngân hàng – Fintech ở Việt Nam

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 760.89 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Hợp tác Ngân hàng – Fintech ở Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân cản trở sự hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam giai đoạn 2018-2022; Đề xuất một hệ thống các giải pháp có cơ sở khoa học, có căn cứ thực tiễn nhằm tăng cường hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam đến năm 2030.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hợp tác Ngân hàng – Fintech ở Việt Nam 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Nền tảng công nghệ số với CMCN 4.0 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việckết hợp tài chính và công nghệ để tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới trong lĩnhvực tài chính - ngân hàng (Financial Technology-Fintech). Việt Nam là quốcgia sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng cho sự phát triển của Fintechnhư dân số trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng và tương lai phát triển của lĩnhvực công nghệ tài chính ở Việt Nam, từ năm 2008, NHNN đã cấp phép thànhlập những các công ty Fintech đầu tiên. Ngoài những thuận lợi mang lại,Fintech cũng đặt ra không ít các thách thức đối với hệ thống ngân hàng. Nhậnthức rõ những ưu thế và thách thức giữa ngân hàng với các công ty Fintech,trong thời gian qua, xu hướng ngân hàng hợp tác với công ty Fintech là điểmsáng trên thị trường tài chính - ngân hàng ở Việt Nam. Ngoài ra, vẫn còn khoảng trống về chính sách và cơ sở pháp lý cho sựtương tác giữa ngân hàng và Fintech, thể hiện ở các điểm: (i) Thiếu cácSandbox và cơ chế để điều tiết mối quan hệ này; (ii) Chưa có các hướng dân cụthể cho nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước trong hợp tác với cácFintech; (iii) Chia sẻ thông tin giữa ngân hàng và Fintech bị hạn chế; (iv) Hệthống hành lang pháp lý cho hoạt động Fintech chưa đầy đủ. Như vậy, trong bối cảnh các ngân hàng và công ty công nghệ tài chính ởViệt Nam hiện nay, việc ngân hàng hợp tác với các công ty Fintech là xu hướngtất yếu. Xuất phát từ những cơ sở trên, NCS đã lựa chọn thực hiện đề tài nghiêncứu là “Hợp tác Ngân hàng – Fintech ở Việt Nam” để làm luận án tiến sĩ.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu3.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hợp tác giữa ngân hàng và fintechở Việt Nam đến 20303.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, luận án triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Khái quát hóa tổng quan kiến thức khoa học về hợp tác ngân hàng -fintech, từ đó xây dựng cơ sở lý thuyết về ngân hàng, fintech, hợp tác ngânhàng - fintech ở Việt Nam. - Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về hợp tác ngân hàng - fintech tại mộtsố quốc gia trên thế giới, để tìm ra những bài học kinh nghiệm có giá trị thamkhảo có thể vận dụng để tăng cường hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam. - Phân tích thực trạng hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam, đánh giá kếtquả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân cản trở sự hợp tác ngân hàng -fintech ở Việt Nam giai đoạn 2018-2022. 2 - Đề xuất một hệ thống các giải pháp có cơ sở khoa học, có căn cứ thựctiễn nhằm tăng cường hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam đến năm 2030.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận án là hợp tác ngân hàng - fintech.Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực tế tại Việt Nam qua số liệu hệ thốngNHTM và công ty fintech. - Phạm vi thời gian: Luận án lựa chọn thời gian nghiên cứu từ năm 2018-2023, trong đó: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2018 đến 2022, dữ liệu sơcấp được thu thập trong năm 2023. Các giải pháp đề xuất đến năm 2030. - Phạm vi nội dung: Hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ đạo và xuyên suốt được sử dụng trong đề tàilà phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác -Lê Nin, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh. Phương pháp thu thập dữ liệu: Luận án sử dụng hai nguồn dữ liệu chính làdữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Nguồn dữ liệu của luận án sẽ được thu thập từnhững đối tượng cụ thể sau: Dữ liệu sơ cấp: được thu thập từ việc điều tra khảosát các công ty fintech và khảo sát các ngân hàng thương mại. Bảng hỏi khảo sátnhằm hướng tới đánh giá các cản trở ảnh hưởng tới hợp tác ngân hàng fintech;Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của cácNHTM và công ty fintech, hệ thống văn bản pháp lý và chiến lược hợp tác ngânhàng - fintech từ website Ngân hàng Nhà nước.5. Những đóng góp mới của luận án Về mặt khoa học, luận án đã làm rõ nội hàm “hợp tác ngân hàng -fintech”, đồng thời làm rõ các cơ sở tăng cường hợp tác ngân hàng - fintechcũng như các mô hình, giai đoạn hợp tác; đánh giá các cơ sở tăng cường hợptác ngân hàng - fintech ở Việt Nam. Về mặt thực tiễn, luận án phân tích thực trạng hợp tác ngân hàng - fintech ởViệt Nam, chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong quá trình hợp tác ngân hàng –fintech; cung cấp cơ sở dữ liệu sơ cấp làm bằng chứng thực tế cho việc xác địnhsự ảnh hưởng của các cơ sở hợp tác ngân hàng – fintech; đề xuất một bộ giảipháp toàn diện, phù hợp nhất với hiện trạng hợp tác ngân hàng - fintech ởViệt Nam trong giai đoạn nghiên cứu nhằm giúp ngân hàng và công tyfintech thúc đẩy hợp tác trong giai đoạn tiếp theo.6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục đính kèm,luận án có ba chương gồm: Chương 1: Lý thuyết về hợp tác ngân hàng - fintech Chương 2: Thực trạng hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam Chương 3: Giải pháp hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam. 3 CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT VỀ HỢP TÁC NGÂN HÀNG - FINTECH1.1. Lý thuyết chung về hợp tác ngân hàng - fintech1.1.1. Khái niệm, các hoạt động và quá trình phát triển ngân hàng1.1.1.1 Khái niệm về ngân hàng Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam (Luật số: 47/2010/QH12) cóđưa ra khái niệm ngân hàng theo mục 2 điều 4 như sau: “Ngân hàng là loạihình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàngtheo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hìnhngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hànghợp tác xã”.1. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: