Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Nghiên cứu phát triển cụm làng nghề ở Hà Nội

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 881.30 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận án này là tập hợp, bổ sung, hệ thống hóa các cơ sở lý luận về CLN từ đó phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy phát triển các CLN ở Hà Nội trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Nghiên cứu phát triển cụm làng nghề ở Hà Nội HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN XUÂN HOẢNNGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CỤM LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘI N Kinh tế phát triển 9.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2021Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn: GS.TS. Phạm Thị Mỹ DungPhản biện 1: GS.TS. Trần Thị Vân Hoa Trường Đại học Kinh tế quốc dânPhản biện 2: TS. Vũ Ngọc Huyên Học viện Nông nghiệp Việt NamPhản biện 3: TS. Đào Duy Tâm Chuyên gia độc lậpLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2021Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:- Thư viện Quốc gia Việt Nam- Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 24 PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, vai trò của các hoạt động kinh tế phinông nghiệp, bao gồm các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn là rấtquan trọng. Những năm gần đây, các làng nghề nông thôn ở Hà Nội đã phục hồi vàphát triển với số lượng 1350 làng nghề và làng có nghề, tạo điều kiện để thúc đẩy kinhtế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất phi nông nghiệp,giảm tỷ trọng nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và tạo ranhững hướng phát triển mới, đặc biệt là hình thành các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị,công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) nông thôn, hình thành và phát triển cáccụm làng nghề (CLN). Hà Nội hiện có 33 CLN với 5 nhóm khác nhau trong đó nhómnghề thủ công mỹ nghệ (gốm sứ, đồ đỗ mỹ nghệ và mây tre giang đan) có nhiều CLNnhất. Các CLN đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội (KTXH)địa phương nhưng do hình thành và phát triển tự phát nên dẫn đến những khó khăn bấtcập trong quản lý cơ sở hạ tầng, giao thông, an ninh trật tự, môi trường ở địaphương,... Trên thực tế CLN nói chung và CLN trên địa bàn Hà Nội vẫn tồn tại, pháttriển hoặc biến mất nhưng không được quan tâm và nghiên cứu. Đó cũng là nhữngthách thức lớn đối với chính quyền và người dân địa phương. Để góp phần giải quyếtcác vấn đề bất cập trong quản lý, phát triển các CLN cần có các nghiên cứu khoa họcđầy đủ về lý luận, thực tiễn, kinh nghiệm quản lý và đề xuất được giải pháp, chínhsách quản lý, cơ chế hỗ trợ phù hợp nhằm khai thác các lợi ích và hạn chế các tồn tạicủa phát triển CLN ở Hà Nội. Đó là lý do chọn vấn đề Nghiên cứu phát triển cụmlàng nghề ở Hà Nội” làm đề tài luận án tiến sỹ Kinh tế phát triển tại Học viện Nôngnghiệp Việt Nam.1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI1.2.1. Mục tiêu chung Tập hợp, bổ sung, hệ thống hóa các cơ sở lý luận về CLN từ đó phân tích thựctrạng và đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy phát triển các CLN ở Hà Nội trongthời gian tới.1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa, bổ sung và phát triển các cơ sở lý luận và thực tiễn về CLN vàphát triển CLN; - Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển các CLN ở Hà Nội; - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển CLN ở Hà Nội trong thờigian tới. 11.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là lý luận, thực tiễn về CLN và phát triển CLN đặt trọngtâm vào khía cạnh kinh tế quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh (SXKD) theo khônggian địa lý của CLN. - Đối tượng khảo sát là các CLN, các cơ sở SXKD trong các CLN, các mối quan hệkinh tế giữa các làng nghề và các cơ sở SXKD trong CLN.1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nội dung nghiên cứu chủ yếu tập trung khía cạnh kinh tếtrong phát triển CLN có gắn kết một số khía cạnh xã hội trong CLN. - Phạm vi không gian: Tập trung nghiên cứu với các CLN thủ công mỹ nghệ làCLN gốm sứ, CLN đồ gỗ và CLN mây tre đan trên địa bàn Hà Nội. - Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng CLN đến năm 2018 và đưa ra các đềxuất đến năm 2030.1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Về lý luận: Luận án đã hệ thống hóa và rõ thêm cơ sở lý luận về CLN và pháttriển CLN, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, tiêu chí đánh giá và nhântố ảnh hưởng. Luận án đã định nghĩa CLN dựa trên lý thuyết về làng nghề và CCN đãđược triển khai ở nhiều nghiên cứu thực nghiệm, cũng như những nghiên cứu tổngquan về cơ sở lý luận, thực tiễn. Luận án đã phân biệt sự khác biệt giữa CLN với CCN,CCNLN. Luận án đã giải thích khoảng trống trong các nghiên cứu liên quan về làngnghề, CCN, CCNLN và CLN, đặc biệt là tính liên kết ngành theo không gian địa lýcủa CLN. Những phân tích và kết luận của luận án là những kết quả có ý nghĩa bổsung thêm lý luận đối với tổ chức sản xuất của các làng nghề theo hướng hình thành vàphát triển các CLN, hình thành chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề. - Về thực tiễn: Luận án đã luận giải cho đến nay ở Việt Nam chưa có văn bảnpháp lý nào thừa nhận hay công nhận CLN nhưng luận án đã minh chứng trên thực tế ởHà Nội đang tồn tại 33 CLN. Nên luận án nghiên cứu theo hướng này không chỉ mới màcòn cần thiết. Luận án đã cung cấp kinh nghiệm phát triển làng nghề, CCN, CLN ở cácnước; cung cấp cơ sở dữ liệu cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các địa phương thamkhảo để hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu kế thừa và có các nghiên cứu sâuhơn,... Luận án đã đề xuất được các định hướng và 5 giải pháp thúc đẩy phát triển cácCLN ở Hà Nội trong thời gian tới như: (1) Tăng cường đầu tư các nguồn lực cho pháttriển CLN; (2) Đổi mới về tổ chức sản xuất kinh doa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: