Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa tại Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 536.03 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa tại Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa; Đề xuất các giải pháp tăng cường xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa tại Việt Nam, để từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế, chống thất thu cho ngân sách nhà nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa tại Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN TIẾN KIÊN XỬ LÝ ĐÁNH THUẾ TRÙNG ĐỐI VỚI THU NHẬPTRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA TẠI VIỆT NAM Ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 9.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2024 Công trình được hoàn thành tại Học viện Tài chínhNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. Vương Thị Thu Hiền 2. TS. Nguyễn Đình ChiếnPhản biện 1: ....Phản biện 2: ....Phản biện 3: .... Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Tài chính Vào hồi ...... giờ..... ngày....... tháng..... năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Tài chính 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thuế có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế xã hộicủa mỗi nước. Trên phạm vi quốc tế, dưới tác động của hội nhập kinh tế quốc tế,các nước trở nên phụ thuộc lẫn nhau ở mức độ sâu, rộng hơn. Điều này làm nảysinh những vấn đề như đánh thuế trùng giữa các nước hoặc cạnh tranh thuế giữacác nước để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đánh thuế trùng làmảnh hưởng đến nước đầu tư cũng như nước tiếp nhận đầu tư, thúc đẩy gian lậnthuế và gây ra nhiều vấn đề như là rào cản thương mại (không khuyến khích đầutư xuyên quốc gia). Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các giao dịch xuyên biên giớivà thương mại quốc tế ngày càng phát triển, mức độ phụ thuộc giữa các quốc giangày càng lớn, vì vậy yêu cầu xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập càng trởnên cần thiết. Để xử lý vấn đề đánh thuế trùng đối với thu nhập phát sinh từ các giao dịchxuyên biên giới, ngoài các biện pháp đơn phương được quy định tại nội luật mộtsố nước, các nước thường ký kết các cam kết quốc tế (song phương hoặc đaphương) – được biểu hiện ở các Hiệp định (song phương hoặc đa phương) vềtránh đánh thuế hai lần (thường được gọi tắt là Hiệp định thuế), Công ước Viênvề ngoại giao/quan hệ lãnh sự, ... Ở Việt Nam, ngoài các Hiệp định song phương về thuế (và gần đây là Hiệpđịnh đa phương thực hiện các biện pháp liên quan đến Hiệp định thuế về ngănngừa xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận – Hiệp định thuế đa phươngMLI), Việt Nam chưa tham gia bất kỳ Điều ước quốc tế nào khác về thuế. Trên thực tế, mặc dù mạng lưới Hiệp định thuế của Việt Nam tương đốirộng (tính đến thời điểm 31/12/2023, Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuếhai lần với 80 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới), nhưng một số điều khoảncủa Hiệp định chưa thực sự phù hợp tình hình kinh tế hiện tại, nhiều Hiệp địnhđã ký quá lâu, có Hiệp định thiếu những điều khoản để áp dụng hoặc một sốđiều khoản không phù hợp với thông lệ quốc tế, chưa bao quát hết các trườnghợp, tình huống có thể xảy ra làm phát sinh nghĩa vụ thuế giữa người nộp thuế ởViệt Nam với các đối tác nước ngoài trong điều kiện hội nhập mới; việc tổ chứcthực hiện các Hiệp định thuế tại các Cục Thuế địa phương sau khi Hiệp định cóhiệu lực chưa thực sự hiệu quả; ... Bên cạnh đó, mặc dù có nhiều nghiên cứu cả trong và ngoài nước nhưng vềmặt lý luận đều là các nghiên cứu chung, mang tính khái quát liên quan đếnHiệp định thuế, hoặc định nghĩa về hiện tượng đánh thuế trùng và một số vấn đềchung của thuế quốc tế mà chưa có đề tài, công trình nghiên cứu nào hệ thốngvà đánh giá đầy đủ, hoàn chỉnh về đánh thuế trùng và việc xử lý đánh thuế trùngđối với thu nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa một cách toàn diện và chuyên sâu.Về mặt thực tiễn, chưa có đề tài, công trình nghiên cứu nào đánh giá và phântích thực tiễn việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh toàncầu hóa của Việt Nam thời gian qua như thế nào. 2 Điều này đặt ra yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn phải nghiên cứu tìmhiểu rõ những nguyên nhân chủ quan và khách quan của tình hình trên và tìmgiải pháp để xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của người nộp thuế có giaodịch xuyên biên giới, qua đó giúp nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuếtrong nền kinh tế toàn cầu ở Việt Nam. Xuất phát từ những lý do đó, NCS đã lựa chọn đề tài “Xử lý đánh thuếtrùng đối với thu nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa tại Việt Nam” làm đề tàinghiên cứu luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu luận án nhằm mục đích sau: - Phát triển, bổ sung lý luận về đánh thuế trùng đối với thu nhập, xử lýđánh thuế trùng đối với thu nhập. - Đánh giá thực trạng xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Namtrong bối cảnh toàn cầu hóa. - Đề xuất các giải pháp tăng cường xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhậptrong bối cảnh toàn cầu hóa tại Việt Nam, để từ đó, góp phần nâng cao hiệu quảquản lý thuế, chống thất thu cho ngân sách nhà nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là việc xử lý đánh thuế trùng đốivới thu nhập giữa các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu đánh giáthực trạng xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam trong bối cảnhtoàn cầu hóa và đề xuất giải pháp đến năm 2030. Phạm vi nghiên cứu về không gian: Việc xử lý đánh thuế trùng đối với thunhập giữa các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa tại Việt Nam; trong đó tậptrung vào một số loại thu nhập của tổ chức/doanh nghiệp và cá nhân có thể bịđánh thuế trùng như: thu nhập từ hoạt động kinh doanh, thu nhập từ lãi tiền chovay, thu nhập từ tiền bản quyền, thu nhập từ chuyển nhượng vốn và thu nhập từdịch vụ cá nhân phụ thuộc. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: