Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh: Tích hợp các hoạt động đa trí tuệ để dạy kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ

Số trang: 52      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.28 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án với mục tiêu khảo nghiệm tính hiệu quả của việc tích hợp các hoạt động đa trí tuệ vào chương trình thực nghiệm phát triển kỹ năng nói cho sinh viên. Tìm hiểu mức độ đánh giá của sinh viên đối với việc tích hợp các hoạt động đa trí tuệ vào chương trình thực nghiệm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh: Tích hợp các hoạt động đa trí tuệ để dạy kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ CHÂU VĂN ĐÔN TÓM TẮT LUẬN ÁNTÍCH HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG ĐA TRÍ TUỆ ĐỂ DẠY KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TIẾNG ANH HUẾ, 2019 Luận án này được hoàn thành tại Trường Đại học Ngoại ngữ Huế Người hướng dẫn: PGS.TS. TRƯƠNG VIÊN Phản biện 1: ...................................................... ...................................................... Phản biện 2: ...................................................... ...................................................... Phản biện 3: ...................................................... ...................................................... Luận án này được bảo vệ tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế Vào lúc …… …… ngày …… tháng …… năm 2019Luận án được lưu tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm khảo nghiệm ảnh hưởng của việc tích hợp các hoạt động đa trítuệ để phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ. Qua đó, phân tích ý kiếnphản hồi của người học đối với quá trình tích hợp các hoạt động đa trí tuệ như đã nêu. Dovậy, để đạt được hai mục tiêu đề ra cho nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiêncứu tổng hợp, trong đó phương pháp nghiên cứu định lượng với thiết kế giả thực nghiệm đểchứng minh hiệu quả của việc tích hợp các hoạt động đa trí tuệ vào chương trình luyện nói.Đối tượng nghiên cứu gồm 60 sinh viên năm thứ hai đang theo học chương trình Sư phạmTiếng Anh tại địa điểm thực hiện nghiên cứu, lựa chọn ngẫu nhiên trên cơ sở tình nguyệntham gia nghiên cứu và được chia thành Nhóm Thực nghiệm và Nhóm Đối chứng. Ảnhhưởng của việc tích hợp các hoạt động đa trí tuệ vào chương trình luyện nói tiếng Anh thựcnghiệm được đo lường và thống kê qua 02 công cụ nghiên cứu chính là bài kiểm tra trướcvà sau tác động, cùng với các bảng câu hỏi khảo sát người học trước và sau nghiên cứu đốivới nhóm thực nghiệm. Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu định tính, nhằm tìm hiểu và cungcấp thêm minh chứng liên quan đến ý kiến phản hồi của người học cũng được thực hiệnthông qua quá trình thu thập và xử lý dữ liệu từ các phiếu phản hồi thông tin của 30 sinhviên thực nghiệm, cũng như các cuộc phỏng vấn chuyên sâu đối với 06 sinh viên thựcnghiệm được lựa chọn ngẫu nhiên theo kết quả điểm kiểm tra sau tác động ở các mức caonhất (02 sinh viên), trung bình (02) và thấp nhất (02). Kết quả từ các bài kiểm tra trước và sau tác động cho thấy nhiều sự khác biệt thốngkê có ý nghĩa giữa kết quả kiểm tra đánh giá kỹ năng nói của sinh viên trước và sau khitham gia thực nghiệm. Kết quả phân tích dữ liệu kết quả kiểm tra cho thấy có sự khác biệtcó ý nghĩa (M = .43) nghiêng về phía bài kiểm tra sau tác động. Sự cải thiện đáng kể nhưvậy về giá trị trung bình của bài kiểm tra sau tác động cho thấy chương trình thực nghiệmthật sự đã có ảnh hưởng tích cực cải thiện kỹ năng nói, cũng như tăng cường hứng thú họctập của sinh viên. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đa số các sinh viên tham gia thựcnghiệm đều ủng hộ và đánh giá tích cực quan điểm tích hợp các hoạt động đa trí tuệ. Cácthông số ủng hộ được thống kê từ các dữ liệu liên quan đến mức độ nhận thức ngày càngcao của sinh viên đối với hồ sơ trí tuệ của bản thân, nhìn nhận những lợi ích của các hoạtđộng đa trí tuệ trong hỗ trợ kỹ năng nói, tăng cường hứng thú học tập, và tham gia tốt hơnvào các hoạt động thảo luận và tương tác trong chương trình luyện nói thực nghiệm. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU1.1. Bối cảnh nghiên cứu Mục tiêu chủ yếu của việc học ngoại ngữ, theo Brown (2001), là năng lực thực hiệncác hoạt động giao tiếp, thông qua đó sử dụng ngôn ngữ đích. Các phương pháp dạy và họcngôn ngữ truyền thống, mặc dù đã có rất nhiều cải tiến và chuyển biến đáng kể, vẫn cònnhiều hạn chế để tạo lập một môi trường luyện nói hoàn toàn phù hợp với mọi sở thích vànăng lực sở trường của người học. Dorgham (2011) xác lập rằng đa phần mọi người học đềusở hữu nhiều kiểu và nhiều mức độ trí tuệ khác nhau và khai thác những năng lực này theocách riêng của mỗi người học. Sự thay đổi từ quan niệm người dạy làm trung tâm sangđường hướng người học làm trung tâm của quá trình dạy học thể hiện tinh thần giản lượcvai trò áp chế của người thầy trong lớp học, đồng nghĩa với việc gia tăng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: