Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn Hóa học: Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh (qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống)

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 427.74 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ Văn Hóa học: Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh (qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống) góp phần làm rõ hơn những nét đặc trưng, tính chất đa dạng, phong phú của lễ hội truyền thống Quảng Ninh trong lịch sử và hiện tại. Sau đây là bản tóm tắt luận án.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn Hóa học: Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh (qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống) BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO VĂN HÓA VÙNG BIỂN ĐẢO QUẢNG NINH (QUA NGHIÊN CỨU CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG) Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 62310640 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2015 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Đức Ngôn TS. Nguyễn Thị Việt Hương Phản biện 1: GS.TS. Lê Hồng Lý - Viện Nghiên cứu văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Chí Bền - Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam Phản biện 3: PGS.TS. Võ Quang Trọng - Bảo tàng Dân tộc học Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Số 418, đường La Thành, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Vào hồi……..ngày………..tháng……..năm 2015. Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu về biển đảo gần đây đã nhận được sự quan tâm của nhiều ngành nghiên cứu như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội… Việt Nam có bờ biển dài hơn 3260 km, từ vùng ven biển đã mở ra vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế biển. Trong môi trường biển đảo cộng đồng cư dân sáng tạo ra nhiều di sản văn hóa có giá trị cần được bảo tồn và phát huy. Vấn đề bảo tồn, phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, trong đó có lễ hội truyền thống của mỗi vùng miền, đã và đang đặt ra như một nhiệm vụ quan trọng để góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội. Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu đều thống nhất nhận định rằng văn hoá giữ vị trí, vai trò nền tảng cho sự phát triển của dân tộc. Những dấu ấn sâu đậm của lịch sử, của đời sống kinh tế - xã hội, tâm lý cộng đồng, phong tục, tập quán, tín ngưỡng... đều có thể tìm thấy trong văn hoá, đặc biệt là trong các lễ hội truyền thống. Bước vào thế kỷ XXI, trước xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, Đảng ta xác định văn hoá truyền thống vẫn sẽ là một nguồn lực tạo nên động lực để xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, văn hoá truyền thống (trong đó có lễ hội truyền thống) không phải lúc nào cũng được coi trọng đúng mức. Không ít nơi phục cổ một cách tuỳ tiện, thiếu định hướng, làm biến dạng các di sản văn hoá quý giá đó, thậm chí quay lưng lại với các giá trị văn hoá dân tộc, xem đó là cái bảo thủ, lỗi thời. Vì thế rất cần một thái độ khách quan, khoa học đối với di sản văn hoá, trong đó có lễ hội. Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng, thế kỷ XXI là Thế kỷ của đại dương. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X (2-2007) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 cũng ghi nhận ý kiến trên và nêu lên mục tiêu vươn ra biển lớn. Và như thế, con mắt cận duyên phải được thay bằng tầm nhìn đại dương. Để có tầm nhìn đại dương ấy không thể không nghiên cứu địa hình, khí hậu, môi trường sinh thái, phong tục, tập quán... của cư dân biển, là tác nhân sinh thành và phát triển những vùng văn hoá khác nhau. 1 Quảng Ninh là một vùng đất cổ. Các di chỉ khảo cổ học, các thư tịch cổ sưu tầm được đã minh chứng rõ điều này. Quảng Ninh tập hợp đầy đủ đặc điểm của hệ sinh thái nước ta, có đồi núi, đồng bằng, đặc biệt là có biển với sự đa dạng sinh học rất đáng chú ý. Quảng Ninh có hơn 20 tộc người, mỗi tộc người lại có những nét văn hoá riêng, tiêu biểu, tất cả tạo nên sự phong phú, đa dạng của một vùng văn hoá độc đáo. Quảng Ninh là một tỉnh ven biển nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch của Việt Nam. Điều đó cho thấy vị thế của Quảng Ninh trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh phía Bắc nói riêng và của cả nước nói chung là rất lớn. Chính vì vậy, từ góc nhìn địa - văn hoá, tác giả chọn đề tài “Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh (Qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống)” để nghiên cứu. Việc nghiên cứu đề tài này góp phần làm rõ hơn những nét đặc trưng, tính chất đa dạng, phong phú của lễ hội truyền thống Quảng Ninh trong lịch sử và hiện tại. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ là một căn cứ khoa học góp phần định hướng quy hoạch phát triển văn hoá, tạo môi trường xã hội ổn định, bền vững, trong đó có việc khai thác lễ hội truyền thống như là một nguồn lực văn hoá để phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh nói riêng, của cả nước nói chung trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nhận thức sâu về các yếu tố cấu thành và đặc điểm của văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vùng văn hóa biển đảo Quảng Ninh. - Tiến hành khảo sát, điền dã vùng biển đảo Quảng Ninh, đặc biệt tham gia vào các lễ hội truyền thống. - Mô tả các lễ hội truyền thống vùng biển đảo Quảng Ninh ở cả ba nhóm: nội đồng, ven biển và hải đảo để làm rõ các yếu tố nội đồng và yếu tố biển. - Làm rõ những đặc trưng cơ bản của lễ hội truyền thống vùng biển đảo Quảng 2 Ninh thông qua việc so sánh với các vùng biển đảo khác ở Bắc Bộ và Trung Bộ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các lễ hội tru ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: