Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá kết quả điều trị sỏi trong gan bằng phẫu thuật nối mật da với đoạn ruột biệt lập và nối mật ruột da

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 524.32 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án giúp nghiên cứu sẽ mô tả và phân tích kỹ thuật NĐRBL để có thể triển khai áp dụng tại các cơ sở y tế nước ta với khả năng lấy sỏi qua các ngõ vào của NĐRBL và NMRD về lâu dài khi sỏi tái phát. Nối mật da với đoạn ruột biệt lập có thể khắc phục được những hạn chế của NMRD liên quan đến miệng nối mật ruột; đây là một giải pháp giúp các phẫu thuật viên có thêm một chọn lựa và có thể phối hợp với các phương pháp khác trong điều trị bệnh lý sỏi trong gan.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá kết quả điều trị sỏi trong gan bằng phẫu thuật nối mật da với đoạn ruột biệt lập và nối mật ruột daBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ NGUYÊN KHÔIĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI TRONG GAN BẰNG PHẪU THUẬT NỐI MẬT-DA VỚI ĐOẠN RUỘT BIỆT LẬP VÀ NỐI MẬT-RUỘT-DA Chuyên ngành : Ngoại tiêu hóa Mã số : 62720125 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC TP. Hồ Chí Minh - 2015Công trình được hoàn thành tại: ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHNgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TẤN CƢỜNGPhản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN CƢỜNG THỊNH Bệnh viện Trung ương Quân đội 108Phản biện 2: PGS.TS. LÊ LỘC Bệnh viện Trung ương HuếPhản biện 3: PGS.TS. LÊ VĂN QUANG Bệnh viện Thống Nhất TP HCMLuận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trườnghọp tại ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHVào ……. giờ …….. ngày …….. tháng ……. năm ………..Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện khoa học Tổng hợp TP.HCM - Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN1. Đặt vấn đề Sỏi trong gan là bệnh lý phổ biến và có thể nói là đặc trưng củacác quốc gia Đông Á, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, tỉ lệ sỏi tronggan trong sỏi đường mật nói chung đã có chiều hướng giảm nhưngvẫn còn khá cao: 27,7 % - 44,5 %. Tuy đã có nhiều phương pháp điềutrị được áp dụng nhưng do cơ chế bệnh sinh sỏi trong gan chưa đượcchứng minh rõ ràng nên kết quả điều trị còn hạn chế với một tỷ lệ táiphát vẫn khá cao: 20-50%. Năm 1977, Fang và Chou đã đề xuất phẫu thuật nối mật-ruột kiểuRoux-Y với quai ruột đính ra da (Nối mật-ruột-da: NMRD) với mụctiêu tạo một ngõ vào đường mật lâu dài, thường trực và thuận lợi đểlấy sỏi tái phát mà không phải phẫu thuật lại. Mặc dù đã chứng minhđược vai trò tích cực trong điều trị sỏi trong gan nhưng NMRD vẫncó một số bất lợi liên quan đến diễn tiến lâu dài của miệng nối mật-ruột như: trào ngược thức ăn/dịch tiêu hóa vào đường mật, nhiễmtrùng ngược dòng, hẹp miệng nối, thay đổi cấu trúc và chức năngsinh lý của đường mật và ống tiêu hoá. Thực tế, sỏi trong gan có tỉ lệ hẹp đường mật trong gan cao (40-96%) nhưng lại rất ít khi hẹp ở đoạn cuối ống mật chủ (OMC) và lỗcơ vòng Oddi (3,4%). Như vậy, nếu không có hẹp OMC/Oddi, để cóđược ngõ vào đường mật lâu dài thì có nhất thiết phải tạo ra mộtmiệng nối mật-ruột kèm theo những bất lợi như trên không? Với suy nghĩ đó, Tian FZ (2003) đã đề xuất phẫu thuật nối phễutúi mật với OMC đồng thời đính đáy túi mật ra da và Li Y (2005) đãthực hiện phẫu thuật tạo hình chỗ hẹp đường mật với kỹ thuật mởống mật chủ ra da bằng đoạn hỗng tràng biệt lập (Nối mật-da vớiđoạn ruột biệt lập: NĐRBL) để tạo ngõ vào đường mật lâu dài mà 2không có miệng nối mật-ruột. Cùng thời gian này, năm 2004-2006,Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương cũng đã tiến hành “Nghiên cứu thửnghiệm phẫu thuật tạo đường hầm da-mật bằng đoạn ruột biệt lậptrên chó” với kết luận: “Đoạn ruột biệt lập là một ngõ vào tồn tại lâudài và ổn định từ da vào đường mật”. Từ đó, vấn đề nghiên cứu đã được đặt ra: “Phẫu thuật NĐRBL cóhiệu quả như thế nào trong điều trị sỏi trong gan, đồng thời có hạnchế được những vấn đề còn tồn tại của phẫu thuật NMRD?”2. Tính cấp thiết của đề tài Sỏi trong gan với tỷ lệ tái phát còn cao cùng những biến chứngcấp tính và lâu dài nặng nề vẫn đang là một thách thức lớn đối với yhọc. Phẫu thuật tạo ngõ vào đường mật lâu dài để xử lý sỏi trong gantái phát đồng thời bảo tồn được chức năng cơ vòng Oddi đang làquan điểm điều trị được nhiều tác giả đồng thuận nhằm tránh phẫuthuật lại cũng như hạn chế trào ngược. Với mong muốn góp thêm một giải pháp trong điều trị sỏi tronggan, nghiên cứu đã được thực hiện với những mục tiêu như sau:1. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật của 2 phương pháp NĐRBL vàNMRD trong điều trị sỏi trong gan: chỉ định, kỹ thuật, tỷ lệ tai biến,biến chứng và tử vong sau mổ2. Đánh giá hiệu quả điều trị sỏi trong gan của phẫu thuật NĐRBL vàNMRD: tỷ lệ sạch sỏi, tìm lại ngõ vào để lấy sỏi tái phát và diễn tiếnlâu dài của đoạn ruột, miệng nối mật-ruột và đường mật3. Những đóng góp mới của luận ánỞ Việt Nam, đã có các nghiên cứu về NMRD nhưng chưa có nghiêncứu về NĐRBL. Và với các mục tiêu đề ra, kết luận của nghiên cứusẽ mô tả và phân tích kỹ thuật NĐRBL để có thể triển khai áp dụngtại các cơ sở y tế nước ta với khả năng lấy sỏi qua các ngõ vào của 3NĐRBL và NMRD về lâu dài khi sỏi tái phát. NĐRBL có thể khắcphục được những hạn chế của NMRD liên quan đến miệng nối mật-ruột. Đây là một giải pháp giúp các phẫu thuật viên có thêm mộtchọn lựa và có thể phối hợp với các phương pháp khác trong điều trịbệnh lý sỏi trong gan.4. Bố cục luận án: Luận án gồm 116 trang. Ngoài phần mở đầu3 trang, kết luận và kiến nghị 4 trang, luận án có 4 chương. Chương1: Tổng quan 27 trang; Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiêncứu 20 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu 24 trang; Chương 4:Bàn luận 38 trang. Luận án có: 45 bảng, 36 hình, 4 biểu đồ và 135 tàiliệu tham khảo gồm: 22 tài liệu tiếng Việt và 113 tài liệu tiếng Anh. Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. Bệnh lý sỏi trong ganSỏi trong gan là một bệnh lý rất phổ biến ở khu vực Đông Nam Á.Những năm gần đây, tỷ lệ sỏi đường mật ở Việt Nam đã có chiềuhướng giảm và theo một số nghiên cứu là 0,1-1,18%, nhưng tỷ lệ sỏitrong gan trong sỏi đường mật vẫn còn khá cao: 27,7 % - 44,5 %.Cơ chế sinh bệnh học sỏi trong gan vẫn còn là giả thuyết nên chưa cóbiện pháp phòng ngừa sỏi tái phát hữu hiệu.Sỏi thường đi kèm hẹp đường mật trong gan và gây ảnh hưởng nhiềuđến kết quả điều ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: