Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 338.74 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về các quy định của pháp luật về vấn đề chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên. Nghiên cứu thực trạng pháp luật về chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên: Trình tự, thủ tục chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên; tổ chức quản lý DNNN sang công ty TNHH một thành viên sau chuyển đổi; quyền lợi của người lao động khi chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên; thực tiễn chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên ở Việt Nam hiện nayChuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước sangCông ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viênở Việt Nam hiện nayNgô Thị Ngọc HươngKhoa LuậtLuận văn ThS. ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thị Hoài ThuNăm bảo vệ: 2012Abstract. Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về các quy định củapháp luật về vấn đề chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên. Nghiêncứu thực trạng pháp luật về chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên:Trình tự, thủ tục chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên; tổ chứcquản lý DNNN sang công ty TNHH một thành viên sau chuyển đổi; quyền lợi củangười lao động khi chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên; thực tiễnchuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên. Đưa ra kiến nghị nhằm đemlại hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau chuyển đổi sang công ty TNHH mộtthành viên và phương hướng tiếp theo sau chuyển đổi.Keywords. Luật kinh tế; Chuyển đổi doanh nghiệp; Doanh nghiệp nhà nước; Côngty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Pháp luật Việt NamContentMỞ ĐẦU1- Tính cấp thiết của đề tài:Từ sau khi giành được độc lập, nền kinh tế nước ta bị tàn phá nặng nề, đất nước rơi vàotình trạng nghèo đói, lạc hậu. Trong suốt thời gian dài nước ta đã áp dụng mô hình kinh tế kếhoạch tập chung mang tính bao cấp. Không thể phủ nhận trong thời gian đầu khi đất nướcvẫn còn trong thời chiến, mô hình kinh tế này đã phát huy tác dụng và mang lại những hiệuquả nhất định. Tuy nhiên, sau khi kết thúc chiến tranh thì mô hình này lại trở nên lạc hậu vàcản trở sự phát triển của kinh tế, chính vì vậy nước ta đã rơi vào khủng hoảng kinh tế trầmtrọng vào cuối những năm bảy mươi đầu những năm tám mươi của thế kỷ hai mươi. Để đưađất nước thoát ra khỏi khủng hoảng tại Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam (tháng 12năm 1986) đã đưa ra đường lối đổi mới đất nước toàn diện. Đại hội đã đưa ra những quanniệm mới về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ, về cơ cấu kinh tế, thừanhận sự tồn tại khách quan của sản xuất hàng hóa và thị trường. Đại hội chủ trương phát triểnnền kinh tế nhiều thành phần với những hình thức kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, phải trảiqua nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và trải qua nhiều kỳ Đạihội Đảng thì cụm từ “kinh tế thị trường” mới chính thức được Đại hội IX của Đảng (tháng 04năm 2001) đề cập đến, tại Đại hội đã khẳng định việc phát triển kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốtthời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong nền kinh tế thị trường định hướngXã hội chủ nghĩa thì thành phần kinh tế Nhà nước được xem là đóng vai trò chủ đạo, địnhhướng cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Trong những năm trước đây thành phầnkinh tế nhà nước đã phần nào thực hiện được nhiệm vụ cũng như mục tiêu phát triển củamình. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan nhất trong giai đoạn đổi mới đất nước, mặcdù đã nhận được nhiều ưu đãi, đặc quyền, nhưng thành phần kinh tế này vẫn chưa phát huyhết được lợi thế của mình điều đó được thể hiện qua hoạt động của các DNNN, nhiều doanhnghiệp làm ăn không hiệu quả, thua lỗ nặng nề. Đứng trước yêu cầu của phát triển cũng nhưnhu cầu của hội nhập. Đảng và Nhà nước ta cũng đã đưa ra nhiều giải pháp cải cách, đổi mớinhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN, cũng như tạo ra những cơ sở pháp lý bìnhđẳng giữa các thành phần kinh tế. Một số giải pháp được đề ra như: Đối với những DNNNhoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn điều lệ thìtiến hành Cổ phần hóa, bán toàn bộ hoặc một phần DNNN, giao DNNN cho tập thể người laođộng để chuyển thành Công ty Cổ phần hoặc Hợp tác xã; Đối với những DNNN thuộc ngành,lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ thì chuyển sang hình thức côngty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Trong các giải pháp trên thì việc chuyển DNNNsang công ty TNHH một thành viên là một trong những giải pháp quan trọng và cần thiếttrong việc đổi mới DNNN. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 thì các DNNN phảitiến hành chuyển đổi trước ngày 01 tháng 07 năm 2010, nhận thức được vai trò quan trọngcủa công cuộc chuyển đổi mà Nhà nước đã ban hành rất nhiều Văn bản pháp luật quy định vềvấn đề này và cũng có rất nhiều bài viết liên quan đến việc chuyển đổi tuy nhiên các bài viếtchỉ đề cập đến một vài khía cạnh nhất định. Trên thực tế, mặc dù việc chuyển đổi đã xong tuynhiên những vấn đề tồn tại của các doanh nghiệp sau chuyển đổi đang còn nhiều vì vậy tôichọn đề tài “Chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước sang công ty Trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên ở Việt Nam hiện nay” nhằm nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan đến vấnđề này để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.2- Mục đích nghiên cứu của luận văn:Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về các quy định củapháp luật về vấn đề chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên, đánh giá hiệuquả hoạt động của doanh nghiệp sau chuyên đổi cũng như việc thực hiện chức năng, vai tròcủa doanh nghiệp đối với nền kinh tế, từ đó đưa ra kiến nghị nhằm đem lại hiệu quả hoạtđộng của doanh nghiệp sau chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên và phương hướngtiếp theo sau chuyển đổi.3- Phạm vi nghiên cứu của luận văn:Luận văn tập chung nghiên cứu các quy định của pháp luật trong quá trình chuyển đổiDNNN sang công ty TNHH một thành viên để từ đó đưa ra một số kiến nghị cho hoạt độngcủa DNNN sau khi chuyển đổi nhằm đem lại hiệu quả hơn cho hoạt động của các công ty.4- Phương pháp nghiên cứu:Trong quá trình nghiên cứu, luận văn có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu đó là:Phương pháp so sánh, đối chiếu giữa các văn bản pháp luật trước đây cũng như hiệnhành nhằm thấy được những ưu điểm cũng như hạn chế t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: