Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 408.60 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài "Hoàn thiện công tác xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng" trình bày hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động xử lý nợ có vấn đề tại NHTM; phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động XLNCVĐ tại Vietcombank Đà Nẵng; đề xuất các giải pháp khả thi, có cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện công tác XLNCVĐ tại Vietcombank Đà Nẵng trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG VÕ HẢI LAN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.34.20TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lâm Chí DũngPhản biện 1: TS. Hồ Hữu TiếnPhản biện 2: TS.Phạm LongLuận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốtnghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Đại học Đà Nẵng vàongày 28 tháng 09 năm 2014Có thể tìm hiểu luận văn tại:- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Với bất cứ quốc gia nào, vấn đề xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề củacác ngân hàng thương mại luôn khó khăn và phức tạp. Ở nước ta,trong những năm gần đây hệ thống các ngân hàng thương mại đangphải đối diện với khó khăn rất lớn do tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Theo sốliệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu toàn ngân hàngđến cuối năm 2013 khoảng 3,79% tổng dư nợ (Chánh văn phòngNHNN – Lê Đức Thọ), số liệu của các tổ chức đánh giá độc lập nhưMoody’s, World Bank… thì tỷ lệ nợ xấu ở nước ta cao hơn khánhiều. Mặc dù hầu hết các Ngân hàng thương mại đều đẩy mạnh việcsử dụng quỹ DPRR để xử lý nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu, tuy nhiên việclàm này không làm mất đi rủi ro trong việc thu hồi các khoản nợ xấu.Trong khi đó, việc thu hồi các khoản nợ xấu có ý nghĩa lớn đối vớikết quả hoạt động SXKD của các Ngân hàng thương mại, đẩy nhanhquá trình tái cấu trúc ngân hàng và góp phần thực hiện các chínhsách kinh tế vĩ mô ở nước ta. Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động xử lý nợ có vấn đề vàxuất phát từ thực tế công tác xử lý nợ có vấn đề của các Ngân hàngthương mại cũng như tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam– Chi nhánh Đà Nẵng chưa thực sự tối ưu, tôi thực hiện đề tàinghiên cứu “hoàn thiện công tác xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng” nhằm tìmra những giải pháp mới mang tính đột phá để giải quyết được tháchthức mà các Ngân hàng thương mại đang phải đối mặt. 22. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động xử lý nợ có vấn đềtại NHTM - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động XLNCVĐ tạiVietcombank Đà Nẵng - Đề xuất các giải pháp khả thi, có cơ sở khoa học nhằm hoànthiện công tác XLNCVĐ tại Vietcombank Đà Nẵng trong thời giantới.3. Câu hỏi nghiên cứu - Nợ có vấn đề là gì? Nội dung của việc xử lý nợ có vấn đề?Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác xử lý nợ có vấn đề? - Thực trạng công tác xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng từ năm 2011 đến nay?Các biện pháp xử lý nợ có vấn đề đang áp dụng? Những hạn chếtrong công tác xử lý nợ có vấn đề tại VCB Đà Nẵng và nguyên nhâncủa những hạn chế đó? - Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xử lý nợ có vấn đềtại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận liên quan đếncông tác XLNCVĐ tại NHTM và thực tiễn công tác XLNCVĐ tạiVietcombank Đà Nẵng. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Tập trung vào nội dung công tác xử lý nợ cóvấn đề gồm nợ xấu và nợ đã xử lý DPRR, không bao gồm các khoảnnợ chưa chuyển nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam – Chi nhánh Đà Nẵng. 3 + Về thời gian: Khảo sát thực trạng công tác xử lý nợ xấu, nợđã xử lý DPRR trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2013.5. Các phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa họctruyền thống như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp, v.v…kết hợp với cácphương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê.6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về xử lý nợ có vấn đề trong Ngânhàng thương mại. - Chương 2: Thực trạng công tác xử lý nợ có vấn đề tại Ngânhàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà nẵng. - Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác xử lý nợ có vấnđề tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh ĐàNẵng. 4 CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1. TỔNG QUAN VỀ NỢ CÓ VẤ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: