Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh Đà Nẵng

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 299.41 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn không nghiên cứu toàn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng, mà chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động cho vay đối với KHCN kinh doanh. KHCN kinh doanh là các chủ thể không phải là pháp nhân vay vốn để sản xuất kinh doanh bao gồm cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh Đà Nẵng ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNGHOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦNBƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 60.34.02.01 Đà Nẵng - 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn KH: TS. HỒ HỮU TIẾN Phản biện 1: TS. Đặng Hữu Mẫn Phản biện 2: TS. Nguyễn Phú TháiLuận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệpThạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đạihọc Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 3 năm 2019Có thể tìm hiểu luận văn tại:- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thốngngân hàng Việt Nam cũng như NHTM nói riêng đã có những bướcphát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực cho công cuộc đổi mới và tạođòn bẩy cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đốivới mỗi ngân hàng để tồn tại và phát triển thì bắt buộc ngân hàngphải tìm ra hướng đi mới, tạo ra những sản phẩm mới để phục vụkhách hàng một cách tốt nhất trong đó việc bán chéo sản phẩm làmột hoạt động marketing bán hàng nhằm giới thiệu, bán các sảnphẩm hoặc các dịch vụ phụ trợ cho các khách hàng đã, đang và sẽ sửdụng dịch vụ của ngân hàng. Thông thường, sản phẩm bán chéo làsản phẩm bổ sung hoặc dịch vụ bổ sung cho khách hàng hiện tại vàthường liên quan đến sản phẩm mà khách hàng đã mua. Vì vậy, việcphát triển bán chéo sản phẩm giúp ngân hàng tạo ra hiểu quả tối ưutrong kinh doanh hiện nay được các ngân hàng áp dụng triệt để. Đối với các NHTM, cho vay là hoạt động chính mang lại thunhập cho ngân hàng bên cạnh đó để đạt được mục tiêu lợi nhuận đòihỏi NHTM phát triển các dịch vụ kèm theo. Ngoài ra, phần nhiều cácNHTM Việt Nam đều định hướng chiến lược kinh doanh bán lẻ, nêncá nhân luôn là đối tượng khách hàng cực kỳ quan trọng đối vớingân hàng. Hoạt động cho vay KHCNKD thường là hoạt động khởitạo; giúp ngân hàng giới thiệu, quảng bá và bán nhiều dịch vụ kháccho đối tượng khách hàng này; qua đó vừa đạt được mục tiêu kinhdoanh vừa phát triển quan hệ với KHCNKD. Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Chi Nhánh Đà Nẵnglà một trong những chi nhánh ngân hàng thương mại với định hướngdịch vụ bán lẻ là lựa chọn ưu tiên hàng đầu, trong đó hoạt động cho 2vay đối với KHCN kinh doanh luôn được chú trọng. Bước đầu, Chinhánh đã đạt được những thành tựu nhất định, dư nợ tăng trưởng quacác năm, nợ xấu giảm, lượng khách hàng vay tăng lên. Tuy nhiên,trong hoạt động cho vay KHCN kinh doanh tại chi nhánh vẫn cònnhiều hạn chế, việc mở rộng thị phần, khắc phục tình trạng nợ xấucủa chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn. Thực trạng này đang đặtra một số vấn đề cần nghiên cứu giải quyết, làm sao để tiếp tục tăngtrưởng quy mô cho vay, tăng lượng khách hàng giao dịch nhưng vẫnđảm bảo được chất lượng cho vay KHCN kinh doanh v.v.... đang làcác vấn đề được Ban giám đốc của LPB Đà Nẵng đặc biệt quan tâm. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả đãchọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinhdoanh tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh ĐàNẵng” làm đề tài nghiên cứu luận văn . 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Luận văn nghiên cứu nhằm đề xuất khuyến nghị hoàn thiện hoạt độngcho vay KHCN kinh doanh của Chi nhánh LPB Đà Nẵng. Nhiệm vụ nghiên cứu - Góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về hoạt động cho vayđối với KHCN kinh doanh của NHTM. - Trên cơ sở nền tảng lý luận về cho vay KHCN kinh doanh;phân tích, đánh giá thực trạng cho vay đối với KHCN kinh doanh tạiChi nhánh LPB Đà Nẵng, xác định những thành công, tồn tại cùngnguyên nhân trong hoạt động cho vay KHCN kinh doanh. - Đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vayđối với KHCN kinh doanh tại Chi nhánh LPB Đà Nẵng. 3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, nội dung của luận văn phải giảiquyết được các câu hỏi nghiên cứu sau: - Hoạt động cho vay đối với KHCN kinh doanh của NHTMbao gồm những vấn đề gì? Tiêu chí nào phản ánh kết quả hoạt độngcho vay đối với KHCN kinh doanh của NHTM? Các nhân tố nào ảnhhưởng kết quả hoạt động cho vay đối với KHCN kinh doanh củaNHTM ? - Thực trạng hoạt động cho vay đối với KHCN kinh doanh tạiChi nhánh LPB Đà Nẵng như thế nào? Những thành công đạt đượcvà hạn chế còn tồn tại cùng nguyên nhân trong hoạt động cho vayđối với KHCN kinh doanh tại Chi nhánh LPB Đà Nẵng? - Chi nhánh LPB Đà Nẵng và các chủ thể liên quan cần làm gìđể hoàn thiện hoạt động cho vay đối với KHCN kinh doanh của Chinhánh? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực tiễn hoạt động chovay đối với KHCN kinh doanh của Chi nhánh LPB Đà Nẵng. Đối tượng khảo sát của luận văn là Phó Giám Đốc phụ tráchmảng kinh doanh, Phó phòng khách hàng phụ trách mảng cho vayđối với các khách hàng cá nhân, Chuyên viên tín dụng cá nhân,… b. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Luận văn không nghiêncứu toàn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng, mà chỉ tập trungnghiên cứu hoạt động cho vay đối với KHCN kinh doanh. KHCNkinh doanh là các chủ thể không phải là pháp nhân vay vốn để sảnxuất kinh doanh bao gồm cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: