Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 286.61 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài "Nâng cao chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế" hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội; phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Huế giai đoạn 2019-2021...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN  NGUYỄN MẠNH THANH QUANGNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Quảng Ngãi – Năm 2023 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁNNgười hướng dẫn khoa học: TS. Trần Tùng LâmPhản biện 1: PGS.TS. Lâm Chí DũngPhản biện 2: TS. Lê Văn KhâmLuận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệpthạc sĩ Tài Chính – Ngân hàng họp tại Trường Đại học Tài chính -Kế toán vào ngày 24 tháng 3 năm 2023Có thể tìm hiểu luận văn tại:Thư viện Trường Đại học Tài chính - Kế toán 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới, nền kinh tếnước ta tăng trưởng nhanh, đại bộ phận đời sống nhân dân đã đượcnâng lên một cách rõ rệt. Song một bộ phận không nhỏ dân cư ởvùng cao, vùng sâu vùng xa đang chịu cảnh đói nghèo, chưa đảm bảođược những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Chính vì lẽ đóChương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là một trongnhững giải pháp quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển kinhtế xã hội nước ta. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo tạiChi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế cònchưa cao. Cụ thể: Quy mô tín dụng đối với hộ nghèo ngày càng thuhẹp; nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn tăng qua các năm; tỷ lệ thu lãiđạt thấp và lãi tồn đọng tăng; sử dụng vốn chưa đúng mục đích; tỷ lệhộ thoát nghèo sau khi vay vốn còn thấp; công tác kiểm tra, giám sátcòn hạn chế…Một bộ phận người dân khi vay vốn tín dụng chínhsách chưa nhận thức được có vay, có trả, dẫn đến không chịu khótính toán, làm ăn hoặc thiếu ý thức trả nợ. Công tác đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát, hướng dẫnngười vay sử dụng vốn vay có nhiều hạn chế. Nhiều trường hợp hộvay vốn đã thoát nghèo, có khả năng trả nợ nhưng thiếu ý thức trả nợcũng góp phần làm tăng NQH, giảm chất lượng tín dụng. Công tác phối hợp giữa các hoạt động khuyến nông, khuyếnlâm, khuyến ngư, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiêu thụsản phẩm của các tổ chức Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanhnghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội với hoạt động tín dụng chính 2sách chưa được gắn kết, dẫn đến một bộ phận người nghèo sử dụngvốn vay chưa hiệu quả, chưa thoát nghèo bền vững. Chất lượng tín dụng chính sách chưa đồng đều, tại một sốđịa phương tỷ lệ NQH, nợ khoanh và lãi tồn đọng còn cao so với mặtbằng chung của toàn tỉnh. Chính vì những lý do đó, tác giả là nhân viên tín dụng củangân hàng này đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng đốivới cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xãhội tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng đối vớicho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội. - Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối vớicho vay hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnhThừa Huế giai đoạn 2019-2021. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tíndụng đối với cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sáchxã hội tỉnh Thừa Huế giai đoạn 2022- 2024. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: chất lượng tín dụng đối với cho vayhộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh ThừaThiên Huế. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về chất lượng hoạt độngcho vay hộ nghèo. Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng hoạtđộng tín dụng đối với hộ nghèo, từ đó đưa ra một số giải pháp thíchhợp trong thời gian tới. + Về không gian: Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội 3tỉnh Thừa Thiên Huế. + Về Thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng trong phạmvi từ năm 2019 – 2021 và đề xuất các giải pháp cho giai đoạn 2022 -2024. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là: - Kế thừa các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã đượccông bố để khái quát và làm rõ cơ sở lý luận về: Nguồn vốn cho vayưu đãi và hiệu quả công tác quản lý nguồn vốn ưu đãi. - Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu qua điều tra khảo sátthực tiễn và được công bố chính thức của Chi nhánh NHCSXH tỉnhThừa Thiên Huế, các sở ngành và trên các phương tiện thông tin,truyền thông từ đó có những phân tích, đánh giá về kết quả đạt ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: