Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử theo hướng chuyển đổi số tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Dung Quất

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 702.41 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài "Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử theo hướng chuyển đổi số tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Dung Quất" đánh giá thực trạng tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Dung Quất, đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử theo hướng chuyển đổi số tại Chi nhánh trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử theo hướng chuyển đổi số tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Dung Quất BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN LÊ QUỐC BẢO PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ THEO HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH DUNG QUẤT Ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Quảng Ngãi - Năm 2023 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Khâm Phản biện 1: TS. Tống Thiện Phước Phản biện 2: PGS. TS. Phạm Thị Bích Duyên Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Tài chính - Kế toán vào ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Trường Đại học Tài chính - Kế toán 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội, làm biến chuyển phương thức sản xuất của các ngành kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Các giao dịch trực tuyến và đặc biệt là ngân hàng điện tử đã trở thành xu thế phát triển tất yếu của các ngân hàng trên thế giới. Đến nay với nhiều cơ chế, chính sách được xây dựng và ban hành đồng bộ theo định hướng chuyển đổi số của Đảng, Chính phủ để thích ứng với tình hình mới như: Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/09/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN lần thứ tư; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với tầm nhìn đến năm 2030: Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; Tài chính - ngân hàng là 1 trong 8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số; Quyết định số 645/QĐ- TTg ngày 15/05/2020 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 đã xác định: Chuyển đổi số là động lực chính của tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh diễn biến phức tạo của đại dịch Covid 19,... Đây là những cơ sở để đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi 2 số nhằm đổi mới sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, khoa học công nghệ cao, tạo ra những sản phẩm dịch vụ mới để nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, phát triển kinh tế, xã hội theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Riêng lĩnh vực ngân hàng, với khuôn khổ pháp lý đang được hoàn thiện dần theo hướng thuận lợi nên tình hình chuyển đổi số hiện nay đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Theo số liệu khảo sát của NHNN, có 95% TCTD đã, đang và sẽ xây dựng chiến lược chuyển đổi số, có 39% TCTD phê duyệt chiến lược chuyển đổi số riêng biệt hoặc tích hợp trong chiến lược phát triển công nghệ thông tin, 42% các TCTD đang hoàn thiện chiến lược chyển đổi số, kỳ vọng sẽ có hơn 60% khách hàng sử dụng kênh giao dịch số, tỷ lệ tăng trưởng khách hàng đạt trên 50%,... [17]. Quyết định số 810/QĐ- NHNN ngày 11/05/2021 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam về phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã đặt ra mục tiêu cụ thể là: Ít nhất 50% các nghiệp vụ được thực hiện hoàn toàn trên môi trường số vào năm 2025 và đến năm 2030 là 70%; chỉ tiêu về số lượng giao dịch của khách hàng trên các kênh số đạt ít nhất 70% năm 2025 và 80% năm 2030 [2]. Ngoài ra, NHNN cũng đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình hành động, chỉ thị triển khai, đặc biệt là rà soát và chỉnh sửa hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho hoạt động hệ thống ngân hàng ứng dụng công nghệ và thúc đẩy chuyển đổi số như: Ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng hướng tới mục tiêu phát triển các mô hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích, trải nghiệm khách hàng và thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện; Xây dựng cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ 3 tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng,... Tuy nhiên, làm thế nào để dịch vụ ngân hàng số thực sự phát triển và mang lại hiệu quả cao là một bài toán không hề đơn giản, đang đặt ra những thách thức không nhỏ cần phải vượt qua như: Khoảng trống của chính sách đối với các dịch vụ tài chính được số hóa, thay đổi mô hình quản trị, cấu trúc quản lý, loại hình sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối sản phẩm, quản trị rủi ro, đảm bảo an ninh mạng, bảo mật thông tin khách hàng,…điều đó đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước và chính bản thân các ngân hàng. Nhận thức được vấn đề này, trong thời gian qua Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Dung Quất đã đẩy mạnh triển khai, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử theo hướng chuyển đổi số và đã gặt hái được nhiều thành công. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh sản phẩm dịch vụ này vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Những vấn đề này cần phải được giải quyết như thế nào để hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử thực sự trở thành một lợi thế cạnh tranh của BIDV - Chi nhánh Dung Quất - đó là vấn đề đặt ra với ngân hàng. Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử theo hướng chuyển đổi số tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Dung Quất” để làm đề tài nghiên cứu. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: