Danh mục

Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi rút gây hoại tử thần kinh và tạo kháng nguyên tái tổ hợp làm nguyên liệu sản xuất vắc-xin phòng bệnh cho cá mú (Epinephelus spp.)

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.16 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận án nhằm xác định được vi rút gây hoại tử thần kinh trên cá mú tại Việt Nam và một số đặc tính sinh học của vi rút gây bệnh. Tạo được kháng nguyên tái tổ hợp và đánh giá khả năng sinh kích thích miễn dịch của kháng nguyên để làm nguyên liệu phục vụ sản xuất vắc-xin phòng bệnh hoại tử thần kinh cho cá mú
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi rút gây hoại tử thần kinh và tạo kháng nguyên tái tổ hợp làm nguyên liệu sản xuất vắc-xin phòng bệnh cho cá mú (Epinephelus spp.)BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM --------------- NGUYỄN THỊ THANH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA VI RÚT GÂYHOẠI TỬ THẦN KINH VÀ TẠO KHÁNG NGUYÊN TÁI TỔ HỢP LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT VẮC-XIN PHÒNG BỆNH CHO CÁ MÚ (Epinephelus spp) TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Hà Nội, năm 2018 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Công Hoạt 2. PGS.TS. Lê Văn Năm Phản biện 1: .......................................................................... Phản biện 2: ........................................................................... Phản biện 3: ............................................................................Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp ViệnHọp tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt NamVào hồi........ giờ .........ngày ..... tháng.... năm 2018.Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư Viện Quốc gia 2. Thư Viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 3. Thư Viện Viện Di truyền Nông nghiệp MỞ ĐẦU Ngành thủy sản trong những năm gần đây đã và đang phát triển nhanh chóng vàtrở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Nghề nuôi cá biểnđược đánh giá là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao và cá mú được xem là mộttrong số những đối tượng chủ lực. Cá mú (Epinephelus spp.) có giá trị kinh tế rất cao dogiàu hàm lượng dinh dưỡng, thịt cá thơm ngon cho nên cá mú được thị trường trong vàngoài nước ưa chuộng. Tuy nhiên, khi nghề nuôi cá mú phát triển thì người nuôi cũnggặp không ít khó khăn bởi dịch bệnh gây ra trên cá. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhữngtác nhân gây bệnh chủ yếu trên cá mú thường là vi rút, nấm và vi khuẩn trong đó nguyhiểm nhất là bệnh hoại tử thần kinh (Viral Nervous Necrocis - VNN) hay bệnh não vàvõng mạc (Viral Encephalopathy and Retinopathy - VER) do Betanodavirus gây ra. Virút có thể tấn công và gây bệnh trên cá mú ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá từ ấutrùng, cá giống đến cá thương phẩm. Khi bị bệnh cá có biểu hiện rối loạn thần kinh nhưbơi mất thăng bằng, bơi xoay tròn, đầu chúc xuống dưới hoặc treo trên mặt nước haynằm dưới đáy bể, đáy lồng. Cá bệnh có thể chết sau 3-5 ngày với tỷ lệ chết cao từ 80-100% (Đỗ Thị Hoà và cs, 2004) [2]. Tình hình dịch bệnh hoại tử thần kinh trên cá mú đang ngày càng gia tăng đòi hỏicần có các biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Cá mú có khả năng sinh đáp ứng miễn dịchkhá tốt khi tiếp xúc với kháng nguyên, do đó việc nghiên cứu tạo nguyên liệu để sản xuấtvắc-xin phòng bệnh cho cá đang ngày càng trở nên cấp thiết. Xuất phát từ nhu cầu thựctiễn chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của virút gây hoại tử thần kinh và tạo kháng nguyên tái tổ hợp làm nguyên liệu sản xuấtvắc-xin phòng bệnh cho cá mú (Epinephelus spp.)”. Mục tiêu của đề tài luận án: - Xác định được vi rút gây hoại tử thần kinh trên cá mú tại Việt Nam và một số đặctính sinh học của vi rút gây bệnh. - Tạo được kháng nguyên tái tổ hợp và đánh giá khả năng sinh kích thích miễndịch của kháng nguyên để làm nguyên liệu phục vụ sản xuất vắc-xin phòng bệnh hoại tửthần kinh cho cá mú.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: - Tính khoa học: Luận án đã xác định được vi rút gây bệnh và một số đặc tínhsinh học của chúng. Đồng thời luận án đã sản xuất kháng nguyên tái tổ hợp protein T4của vi rút gây bệnh, đánh giá tính sinh đáp ứng miễn dịch để làm cơ sở cho việc sản xuấtvắc-xin phòng bệnh cho cá mú. Dữ liệu khoa học của luận án sẽ cung cấp thêm tư liệugiảng dạy và nghiên cứu về bệnh và định hướng sản xuất vắc- xin phòng bệnh cho cá múnuôi hiện nay. - Tính thực tiễn: Đề tài đã tạo được kháng nguyên tái tổ hợp protein T4 và đánhgiá được khả năng kích thích sinh đáp ứng miễn dịch của kháng nguyên tái tổ hợp làmnguồn nguyên liệu sản xuất vắc- xin phòng bệnh cho cá mú góp phần hạn chế dịch bệnh,tăng sản lượng cá nuôi và phát triển bền vững nghề nuôi cá mú. Đóng góp mới của đề tài luận án: - Lần đầu tiên tại Việt Nam đã nghiên cứu một cách toàn diện về vi rút gây bệnhhoại tử thần kinh trên cá mú, đã xác định được 26 chủng vi rút và một số đặc tính sinhhọc của vi rút gây bệnh. - Luận án là công trình đầu tiên tại Việt Nam đã tạo được kháng nguyên proteinT4 tái tổ hợp, kháng nguyên có khả năng sinh đáp ứng miễn dịch bảo hộ cho cá mú kéo 1dài cho đến ngày thứ 90 sau khi tiêm. Đây là cơ sở khoa học để sử dụng kháng nguy ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: