Tôn giáo và những hình thức tôn giáo trong đời sống hiện đại từ cách tiếp cận xã hội học - Hoàng Thu Hương
Số trang: 0
Loại file: pdf
Dung lượng: 133.69 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Tôn giáo và những hình thức tôn giáo trong đời sống hiện đại từ cách tiếp cận xã hội học" trình bày những hình thức tôn giáo trong đời sống xã hội hiện đại, vấn đề tôn giáo và những hình thức tôn giáo trong đời sống hiện đại từ cách tiếp cận xã hội học,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tôn giáo và những hình thức tôn giáo trong đời sống hiện đại từ cách tiếp cận xã hội học - Hoàng Thu Hương 102 Xã hội học, số 3(115), 2011 TÔN GIÁO VÀ NHỮNG HÌNH THỨC TÔN GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN ĐẠI TỪ CÁCH TIẾP CẬN XÃ HỘI HỌC HOÀNG THU HƯƠNG* Xã hội học tôn giáo xuất hiện khá sớm, có thể nói rằng nó xuất hiện ngay từ khi xã hội học mới hình thành.Xã hội học ra đời trong bối cảnh xã hội Châu Âu đang đứng trước những biến động sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống như kinh tế - xã hội, chính trị, tư tưởng.Những biến động trên bình diện xã hội và tư tưởng có ảnh hưởng rất lớn tới mối quan tâm của các nhà xã hội học đầu tiên. Trên bình diện xã hội, cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789) đã đặt dấu kết thúc cho xã hội phong kiến đã thống trị ở Châu Âu suốt thời Trung Cổ, đã giáng một cú đòn đối với truyền thống, quyền lực của nhà thờ và tư tưởng tôn giáo. Triết học Khai sáng đã thay vị trí của tôn giáo trong việc giải thích các vấn đề về con người và xã hội. Trong bối cảnh ra đời như vậy, các nhà xã hội học đầu tiên đều dành một mối quan tâm nhất định tới chủ đề tôn giáo.Trong công trình nghiên cứu nổi tiếng của mình “Những hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo” (1912), Durkheim quan tâm tới vai trò của tôn giáo với tư cách là chức năng góp phần vào sự tích hợp xã hội.Đây chính là nền tảng cho sự xuất hiện lý thuyết chức năng về tôn giáo. Trong khi đó, Weber lại quan tâm phân tích và so sánh những hình thức khác nhau của niềm tin tôn giáo và các tổ chức tôn giáo, đồng thời ông cũng quan tâm tới vai trò của yếu tố tôn giáo trong sự phát triển của tính duy lý và biến đổi xã hội. Một số tác giả khác lại xem xét khía cạnh tiêu cực của tôn giáo đã cản trở biến đổi xã hội, chẳng hạn như Marx cho rằng tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân (K.Marx và cộng sự, 1995, t1: 570), hoặc quan tâm tìm hiểu về nguồn gốc của tôn giáo và các giai đoạn phát triển của nó. Vào thế kỷ XX, các nhà xã hội học tôn giáo hiện đại dành nhiều mối quan tâm đến quá trình thế tục hóa diễn ra trong các xã hội Phương Tây, cũng như tìm hiểu về các tổ chức tôn giáo.Tiếp đó, trong nhữngnghiên cứu về các xã hội ngoài Châu Âu đương đại, những nghiên cứu so sánh về tôn giáo với tư cách là một thiết chế xã hội cơ bản trở thành một mối quan tâm chính trong các phân tích xã hội học. Trong xã hội học cho đến nay có khá nhiều định nghĩa khác nhau về tôn giáo, song các định nghĩa tôn giáo thường được chia thành hai nhóm: định nghĩa bản thể và định nghĩa chức năng. Định nghĩa chức năng về tôn giáo nhằm trả lời câu hỏi tôn giáo làm gì. Lenski (1963) định nghĩa tôn giáo “là một hệ thống tín ngưỡng về các thế lực của tự nhiên sắp đặt số phận của con người và các hoạt động liên quan tới điều đó, được chia sẻ bởi các thành viên trong nhóm” (trích theo Alan Aldridge, 2000:26). Theo Yinger (1970) “Tôn giáo là một hệ thống các niềm tin và thực hành thông qua các công cụ mà qua đó một nhóm người đấu tranh với những vấn đề cơ bản của cuộc sống con người” (trích theo Alan Aldridge, * TS, Khoa XHH Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Hoàng Thu Hương 103 2000: 26). Nhìn chung, cách định nghĩa theo chức năng đã xem xét tôn giáo có chức năng bộc lộ và tạo nên các giá trị và khế ước xã hội để duy trì xã hội. Do vậy, cách định nghĩa này bị phê phán vì quá rộng, vì với cách hiểu như vậy, bất cứ cái gì thể hiện chức năng này đều là tôn giáo và nó khiến cho tất cả mọi người đều có niềm tin tôn giáo, cho dù người ta có thừa nhận hay phản đối tôn giáo. Khác với định nghĩa chức năng về tôn giáo, định nghĩa bản thể lại xem xét theo khía cạnh tôn giáo là gì, chứ không phải tôn giáo làm gì. Sprio (1966) cho rằng tôn giáo là “Một thể chế gồm các tương tác theo khuôn mẫu văn hoá với bản chất siêu phàm được thừa nhận theo mô hình văn hoá” (trích theo Alan Aldridge, 2000: 26). Điểm chung của các định nghĩa bản thể là thường nhấn mạnh tới các yếu tố như siêu nhiên, siêu kinh nghiệm, siêu phàm. Nhóm định nghĩa này bị phê phán vì nhấn mạnh tới yếu tố niềm tin, ít đề cập đến khía cạnh thực hành và quá tập trung vào yếu tố siêu nhiên, siêu phàm.Những quan niệm về cái thiêng, đấng siêu nhiên thích hợp với nền văn hóa Phương Tây và không phải lúc nào cũng phù hợp với những nền văn hóa ngoài Phương Tây. Chẳng hạn như đạo Phật hay đạo Hindu, không tồn tại khái niệm về đấng sáng thế. Định nghĩa của E. Durkheim về tôn giáo đã thể hiện được sự kết hợp của hai lối định nghĩa này: Một tôn giáo là một hệ thống có tính chất gắn bó của những niềm tin và những thực hành liên quan đến những điều linh thiêng, nghĩa là được tách biệt, cấm đoán; những niềm tin và thực hành g ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tôn giáo và những hình thức tôn giáo trong đời sống hiện đại từ cách tiếp cận xã hội học - Hoàng Thu Hương 102 Xã hội học, số 3(115), 2011 TÔN GIÁO VÀ NHỮNG HÌNH THỨC TÔN GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN ĐẠI TỪ CÁCH TIẾP CẬN XÃ HỘI HỌC HOÀNG THU HƯƠNG* Xã hội học tôn giáo xuất hiện khá sớm, có thể nói rằng nó xuất hiện ngay từ khi xã hội học mới hình thành.Xã hội học ra đời trong bối cảnh xã hội Châu Âu đang đứng trước những biến động sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống như kinh tế - xã hội, chính trị, tư tưởng.Những biến động trên bình diện xã hội và tư tưởng có ảnh hưởng rất lớn tới mối quan tâm của các nhà xã hội học đầu tiên. Trên bình diện xã hội, cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789) đã đặt dấu kết thúc cho xã hội phong kiến đã thống trị ở Châu Âu suốt thời Trung Cổ, đã giáng một cú đòn đối với truyền thống, quyền lực của nhà thờ và tư tưởng tôn giáo. Triết học Khai sáng đã thay vị trí của tôn giáo trong việc giải thích các vấn đề về con người và xã hội. Trong bối cảnh ra đời như vậy, các nhà xã hội học đầu tiên đều dành một mối quan tâm nhất định tới chủ đề tôn giáo.Trong công trình nghiên cứu nổi tiếng của mình “Những hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo” (1912), Durkheim quan tâm tới vai trò của tôn giáo với tư cách là chức năng góp phần vào sự tích hợp xã hội.Đây chính là nền tảng cho sự xuất hiện lý thuyết chức năng về tôn giáo. Trong khi đó, Weber lại quan tâm phân tích và so sánh những hình thức khác nhau của niềm tin tôn giáo và các tổ chức tôn giáo, đồng thời ông cũng quan tâm tới vai trò của yếu tố tôn giáo trong sự phát triển của tính duy lý và biến đổi xã hội. Một số tác giả khác lại xem xét khía cạnh tiêu cực của tôn giáo đã cản trở biến đổi xã hội, chẳng hạn như Marx cho rằng tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân (K.Marx và cộng sự, 1995, t1: 570), hoặc quan tâm tìm hiểu về nguồn gốc của tôn giáo và các giai đoạn phát triển của nó. Vào thế kỷ XX, các nhà xã hội học tôn giáo hiện đại dành nhiều mối quan tâm đến quá trình thế tục hóa diễn ra trong các xã hội Phương Tây, cũng như tìm hiểu về các tổ chức tôn giáo.Tiếp đó, trong nhữngnghiên cứu về các xã hội ngoài Châu Âu đương đại, những nghiên cứu so sánh về tôn giáo với tư cách là một thiết chế xã hội cơ bản trở thành một mối quan tâm chính trong các phân tích xã hội học. Trong xã hội học cho đến nay có khá nhiều định nghĩa khác nhau về tôn giáo, song các định nghĩa tôn giáo thường được chia thành hai nhóm: định nghĩa bản thể và định nghĩa chức năng. Định nghĩa chức năng về tôn giáo nhằm trả lời câu hỏi tôn giáo làm gì. Lenski (1963) định nghĩa tôn giáo “là một hệ thống tín ngưỡng về các thế lực của tự nhiên sắp đặt số phận của con người và các hoạt động liên quan tới điều đó, được chia sẻ bởi các thành viên trong nhóm” (trích theo Alan Aldridge, 2000:26). Theo Yinger (1970) “Tôn giáo là một hệ thống các niềm tin và thực hành thông qua các công cụ mà qua đó một nhóm người đấu tranh với những vấn đề cơ bản của cuộc sống con người” (trích theo Alan Aldridge, * TS, Khoa XHH Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Hoàng Thu Hương 103 2000: 26). Nhìn chung, cách định nghĩa theo chức năng đã xem xét tôn giáo có chức năng bộc lộ và tạo nên các giá trị và khế ước xã hội để duy trì xã hội. Do vậy, cách định nghĩa này bị phê phán vì quá rộng, vì với cách hiểu như vậy, bất cứ cái gì thể hiện chức năng này đều là tôn giáo và nó khiến cho tất cả mọi người đều có niềm tin tôn giáo, cho dù người ta có thừa nhận hay phản đối tôn giáo. Khác với định nghĩa chức năng về tôn giáo, định nghĩa bản thể lại xem xét theo khía cạnh tôn giáo là gì, chứ không phải tôn giáo làm gì. Sprio (1966) cho rằng tôn giáo là “Một thể chế gồm các tương tác theo khuôn mẫu văn hoá với bản chất siêu phàm được thừa nhận theo mô hình văn hoá” (trích theo Alan Aldridge, 2000: 26). Điểm chung của các định nghĩa bản thể là thường nhấn mạnh tới các yếu tố như siêu nhiên, siêu kinh nghiệm, siêu phàm. Nhóm định nghĩa này bị phê phán vì nhấn mạnh tới yếu tố niềm tin, ít đề cập đến khía cạnh thực hành và quá tập trung vào yếu tố siêu nhiên, siêu phàm.Những quan niệm về cái thiêng, đấng siêu nhiên thích hợp với nền văn hóa Phương Tây và không phải lúc nào cũng phù hợp với những nền văn hóa ngoài Phương Tây. Chẳng hạn như đạo Phật hay đạo Hindu, không tồn tại khái niệm về đấng sáng thế. Định nghĩa của E. Durkheim về tôn giáo đã thể hiện được sự kết hợp của hai lối định nghĩa này: Một tôn giáo là một hệ thống có tính chất gắn bó của những niềm tin và những thực hành liên quan đến những điều linh thiêng, nghĩa là được tách biệt, cấm đoán; những niềm tin và thực hành g ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xã hội học Vấn đề tôn giáo Hình thức tôn giáo Đời sống xã hội học Cách tiếp cận xã hội học Tiếp cận xã hội họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 1 - Phạm Văn Quyết
123 trang 444 11 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 246 0 0 -
Tiểu luận 'Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội'
20 trang 167 0 0 -
Giới thiệu lý thuyết xã hội học Curriculum - Nguyễn Khánh Trung
0 trang 153 0 0 -
Giáo trình Nhập môn xã hội học: Phần 1 - TS. Trần Thị Kim Xuyến
137 trang 147 1 0 -
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 113 0 0 -
Tiểu luận: Giới thiệu khái quát về điều tra xã hội học
42 trang 106 0 0 -
195 trang 98 0 0
-
Một số đặc điểm của Giáo phận Thái Bình
17 trang 93 0 0 -
0 trang 74 0 0