Danh mục

Tổng quan nghiên cứu về căng thẳng tâm lý và chiến lược đương đầu của các bà mẹ có con bị khuyết tật

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 345.00 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu những căng thẳng tâm lý và cách thức đương đầu với những căng thẳng của những bà mẹ có con bị khuyết tật. Nghiên cứu đã dựa trên việc phân tích các tài liệu khoa học về căng thẳng tâm lý của các bà mẹ có con bị khuyết tật và các chiến lược đương đầu của các bà mẹ với những căng thẳng này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan nghiên cứu về căng thẳng tâm lý và chiến lược đương đầu của các bà mẹ có con bị khuyết tật KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CĂNG THẲNG TÂM LÝ VÀ CHIẾN LƯỢC ĐƯƠNG ĐẦU CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON BỊ KHUYẾT TẬT Vũ Mộng Đóaa* Khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam * Tác giả liên hệ: Email: doavm@dlu.edu.vn | Điện thoại:0919195904 Tóm tắt Nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu những căng thẳng tâm lý và cách thức đương đầu với những căng thẳng của những bà mẹ có con bị khuyết tật. Nghiên cứu đã dựa trên việc phân tích các tài liệu khoa học về căng thẳng tâm lý của các bà mẹ có con bị khuyết tật và các chiến lược đương đầu của các bà mẹ với những căng thẳng này. Tác giả đã lựa chon 45 tài liệu và các bài báo để làm tổng quan tài liệu cho nghiên cứu. Các tài liệu cho thấy những nguồn gốc của sự căng thẳng bao gồm những yếu tố từ người mẹ, đặc điểm của trẻ và môi trường xã hội, trong đó nguồn gốc chủ yếu từ khía cạnh người mẹ. Nghiên cứu cũng cho thấy các chiến lược đương đầu của các bà mẹ đối với những căng thẳng do việc chăm sóc trẻ khuyết tật mang lại. Những chiến lược đương đầu mang tính tích cực như tự định hướng, ứng phó chủ động, tìm kiếm sự hỗ trợ cảm xúc, hỗ trợ bởi nhạc cụ, điều tiết tích cực, lập kế hoạch giải quyết vấn đề; còn có những nhóm trung tính bao gồm trút ra bên ngoài, chấp nhận, tìm đến tôn giáo, thể hiện sự hài hước; nhóm tiêu cực bao gồm sử dụng chất kích thích, phủ nhận thực tế, đổ lỗi cho bản thân. Từ khóa: trẻ khuyết tật, chiến lược đương đầu của bà mẹ, căng thẳng. 291 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018STRESS AND COPE STRAGIES OF MOTHERS OF CHILDREN WITH DISABILITY Vu Mong Doaa* a Faculty of Social Work, Dalat University, Lamdong, Vietnam * Corresponding author: Email: doavm@dlu.edu.vn | Tel:0919195904 Abstract Research aimed at understanding the psychological stress and how to cope with the stress of the mothers of children with disabilities. The study was based on the analysis of scientific literature on the psychological stress of mothers of disabled children and coping strategies of mothers with these stressors. The author selected 45 articles for a review of the literature for the study. The literature shows that the sources of stress include factors from the mother, characteristics of the child and the social environment in which the source is primarily from the mother perspective. The study also found that coping strategies of mothers towards the stress caused by the care of children with disabilities. Active coping strategies such as self- direction, active coping, emotional support, instrumental support, positive regulation, problem-solving planning; There are also neutral groups that include venting, accepting, seeking to religion, showing humor; Negative groups include the use of addictive substances, negative realities, blame themselves. Keywords: child with disability, cope strategies of mothers, stress 292 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 20181. ĐẶT VẤN ĐỀ Các nghiên cứu trước đây trên thế giới đã chỉ ra rằng việc có một người con khuyếttật tạo ra rất nhiều khó khăn cho bố mẹ nói riêng và cho gia đình của trẻ nói chung. Đó lànhững căng thẳng, thất vọng, buồn đau kéo dài trong suốt quá trình chăm sóc và giáo dụctrẻ, đặc biệt là đối với người mẹ, người thường gánh phần lớn trọng trách chăm sóc concái của mình. Do đó, họ có các nhu cầu đa dạng cần được hỗ trợ để có thể đương đầu vớicác khó khăn được đem đến từ việc có con bị khuyết tật. Hơn 5 triệu phụ nữ và nam giới Việt Nam là người khuyết tật, chiếm khoảng 6%dân số của cả nước. Số liệu thống kê gần đây từ Cuộc khảo sát mức sống hộ gia đìnhViệt Nam dựa trên Phân loại Quốc tế về Chức năng, Khuyết tật và Sức khỏe (ICF) chobiết con số người khuyết tật là 15.3%. Phần lớn người khuyết tật tại Việt Nam sống ở khuvực nông thôn và tham gia học tập với mức thấp hơn rất nhiều so với người không khuyếttật. Gần 37% người khuyết tật trưởng thành bị mù chữ so với tỷ lệ 10% của dân số khôngkhuyết tật . Tại Việt Nam, số trẻ em khuyết tật là 1.981.000, chiếm 28,3% tổng số ngườikhuyết tật cả nước (Số liệu thống kê đến tháng 6/2015, Bộ Lao động Thương binh và Xãhội). Theo Luật Người khuyết tật và Luật Bảo vệ, Chăm sóc, Giáo dục trẻ em, hiện đã cónhiều chương trình, dịch vụ được triển khai cho trẻ trong cả hệ thống cung cấp dịch vụcủa nhà nước và khu vực dân sự. Tuy thế trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, các chínhsách và dịch vụ hỗ trợ ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: