Tổng quan tài liệu Nho giáo và Nho học ở viện nghiên cứu Hán Nôm
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan tài liệu Nho giáo và Nho học ở viện nghiên cứu Hán Nôm Tổng quan tài liệu Nho giáo và Nho học ở viện nghiên cứu Hán Nôm 1. Mở đầu 1.1. Chúng ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về Nho giáo của các học giả danh tiếng, được xuất bản trong suốt thế kỷ XX, trong đó nhiều vấn đề của Nho giáo v à Nho học được nhìn nhận và đi vào xu hướng tổng kết. Tuy nhiên, có một thực tế rằng, tài liệu về Nho học và Nho giáo Việt Nam viết bằng chữ Hán Nôm chưa từng được thống kê, miêu tả và chưa từng được khai thác, dịch thuật một cách có hệ thống. Và do vậy dẫn đến chưa sử dụng một cách có hiệu quả kho sách này trong việc đánh giá các giá trị của Nho giáo và Nho học trong quá khứ cũng như những ảnh hưởng trong hiện tại. Trong các cứ liệu về Nho giáo và Nho học thì các tư liệu viết bằng chữ Hán Nôm là quan trọng bậc nhất, vì chúng được biên soạn ngay trong thời kỳ Nho giáo c òn thịnh, và là các cứ liệu trực tiếp nhất về Nho giáo và Nho học trong lịch sử. 1.2. Vấn đề biên soạn thư mục tổng hợp về Nho học và Nho giáo cũng đã từng được chú ý. Vào năm 1973, một bản thư mục như vậy đã được hoàn thành tại Thư viện Khoa học xã hội Hà Nội, dưới hình thức in rô-nê-ô. Trong thư mục này đề cập đến 4 mảng tài liệu: tài liệu tiếng Việt (53 tên tài liệu), tài liệu bằng tiếng Pháp (63 tên tài liệu), tài liệu bằng tiếng Nhật (14 tên tài liệu), tài liệu bằng chữ Hán Nôm (82 tên tài liệu). Đây chỉ là các tài liệu về Nho học và Nho giáo tại Thư viện Khoa học xã hội Hà Nội, và các tài liệu được lựa chọn thì theo một tiêu chí hẹp. Trong bộ sách Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu , Nxb. KHXH, H. 1993, phần Sách dẫn có mục Nho giáo, cho biết có 147 tên tài liệu về Nho giáo. Trong cuốn sách Bản sắc văn hóa Việt Nam xuất bản tại Hà Nội năm 1998, GS. Phan Ngọc cũng dựa trên những bảng tra cứu, sách dẫn trong bộ sách Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu , kết hợp với các thống kê mới do ông thực hiện, để bàn về vai trò của giới trí thức trong văn hóa Việt Nam. Kết quả là GS. Phan Ngọc, đã phân tích và cung cấp nhiều thông tin bổ ích và những tổng kết về di sản Hán Nôm nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Nhận thức được ý nghĩa của một bản thư mục Hán Nôm về Nho giáo và Nho học chúng tôi đã đề xuất với lãnh đạo Phòng Thông tin - Tư liệu - Thư viện của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, biên soạn một bản thư mục, đề xuất này đã được ủng hộ và tạo điều kiện để triển khai. Bài viết dựa trên bản thư mục nói trên(1), phạm vi tài liệu trong bài viết và thư mục của chúng tôi là chỉ đề cập đến các tài liệu ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã được miêu tả trong sách Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu và nêu lên những nhận xét bước đầu về vấn đề này. 2. Thống kê các tác phẩm về Nho giáo và Nho học tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện đang lưu trữ một khối lượng tài liệu Hán Nôm lớn nhất Việt Nam; trong đó, theo thống kê có thể là chưa đầy đủ của chúng tôi có 1.689 tên tài liệu về Nho giáo và Nho học. Chúng tôi chia các t ài liệu này thành 2 nhóm như sau: 2.1. Tài liệu kinh điển Nho gia, (81 tên tài liệu) Đây là tài liệu gốc và trực tiếp để nghiên cứu về Nho học và Nho giáo Việt Nam trong lịch sử. Sự xuất hiện của các tài liệu này tại Việt Nam là một vấn đề đáng được nghiên cứu, trong đó có một số gợi ý đi sâu như: Tác phẩm kinh điển Nho học vào Việt Nam đầu tiên là tác phẩm nào ? Tác phẩm kinh điển đến Việt Nam bằng con đường nào ? Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam thì thời gian nào, triều đại nào xuất hiện nhiều tác phẩm Nho giáo nhất và lý do vì sao ? Người xưa đã bàn về kinh điển hoặc tóm tắt kinh điển như thế nào ? Về kinh điển nho gia có 81 tên tài liệu, trong số này: - Về Tứ thư : 14 tên tài liệu; Về Ngũ kinh : 19 tên tài liệu, - Tóm tắt kinh điển (toát yếu, tiết yếu): 15 tên tài liệu, - Chú giải kinh điển: 15 tên tài liệu, - Bản dịch kinh điển sang quốc âm (chữ Nôm): 25 tên tài liệu, - Bình giải về kinh điển: 9 tên tài liệu, - Bàn về kinh điển dưới dạng văn sách: 150 tên tài liệu. Về mảng tài liệu này chúng ta thấy có các tác gia nổi tiếng trong thế kỷ XVIII nh ư Ngô Thì Nhậm (Xuân thu quản kiến), Lê Quý Đôn (Tứ thư ước giải), Phạm Nguyễn Du (Luận ngữ ngu án),... bàn luận rất sâu về tư tưởng Nho giáo và các khía cạnh có liên quan. 2.2. Tài liệu phản ánh ảnh hưởng của Nho giáo và Nho học tại Việt Nam Vấn đề này có đến 1.608 tên tài liệu, bao quát nhiều lĩnh vực trong đời sống quá khứ như: văn học, giáo dục, đạo đức, luật pháp, chế độ, sử học, lễ nghi. Dưới đây sẽ đề cập đến từng lĩnh vực nêu trên. - Văn học Nho giáo (1.246 tên tài liệu) Văn học Nho giáo là một nền văn học do các trí thức Nho giáo sáng tác, dựa trên tư tưởng và thẩm mỹ theo quan điểm của Nho giáo. Đây là các tác phẩm văn học được viết bằng nhiều thể loại khác nhau, trong số các tác giả có những t ên tuổi lớn được ghi nhận trong nền văn học Việt Nam như: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đoàn Thị Điểm, Lê Quý Đôn, Ngô Thì ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn hóa việt nam lịch sử việt nam sự phát triển của việt nam nguồn gốc nước việt nam hình thành nước việt namGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 380 0 0 -
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 275 1 0 -
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 196 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 147 0 0 -
Tiểu luận: Giới thiệu chung về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
10 trang 136 0 0 -
189 trang 131 0 0
-
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 1 - NXB ĐH Huế
99 trang 122 0 0 -
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 116 0 0 -
Tìm hiểu Việt Nam và Nhật Bản trong thế giới Đông Á: Phần 2
97 trang 109 0 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 108 0 0 -
Ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam đến chiến lược marrketing của doanh nghiệp
8 trang 98 2 0 -
69 trang 87 0 0
-
82 trang 80 0 0
-
24 trang 72 2 0
-
Giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài-Chương trình cơ sở: Phần 1
134 trang 71 0 0 -
Về xây dựng văn hóa lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam
8 trang 62 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 61 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 60 0 0 -
Tiểu luận: Lịch sử nghề gốm Việt Nam
7 trang 60 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 58 0 0