Tổng quan Tê nhức chân tay Bảo Nguyên
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan Tê nhức chân tay Bảo NguyênTổng quan Tê nhức chân tay Bảo Nguyên1. Hoạt động sinh lý tay chânTrong cuộc sống hàng ngày, những thao tác vận động như đi, đứng, cầm,nắm đều chịu sự chi phối hệ thần kinh – cơ – xương khớp. Bộ não đưa ra“lệnh vận động” và các sợi dây thần kinh dẫn truyền thông tin đến hệ cơxương khớp của tay – chân. Đặc điểm của các dây thần kinh thường kéo dàivà phân bố khắp cơ thể.Cơ - Xương - Khớp - Dây thần kinh giúp duy trì hoạt động sinh lý của tay chânCơ bám vào xương, dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh, cơ co và làm xươngcử động theo ý muốn. Trong các bắp cơ có nhiều mạch máu và dây thầnkinh, chia thành nhiều nhánh nhỏ đến từng sợi cơ, nhờ thế mà cơ thể tiếpnhận được chất dinh dưỡng và kích thích. Khi dây thần kinh và mạch máu nuôi dưỡng bị chèn ép, các tế bào cơ không nhận được nguồn năng lượng cho hoạt động và gây nên hiện tượng tê nhức, đau mỏi chân tay.2. 2. Triệu chứng tê nhức chân tay Tê nhức chân tay có biểu hiện khác nhau từng người do tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép. Nhiều người bị tê nhức ở tay, nhưng có người bị tê ở chân. Có người tê đồng thời cả 2 phía, nhưng nhiều người chỉ tê đơn thuần một phía. Tê đầu ngón tay cảm giác như châm chích, khó chịu Ban đầu tê chân tay thường xuất hiện từ đầu ngón ở các chi với cảm giác tê rần như bị châm chích. Sau đó cảm giác tê sẽ tăng dần và lan dần đến bàn chân, bàn tay, cổ chân, cổ tay và gây lên hiện tượng tê bì gót chân, mỏi cánh tay, mỏi bắp chân. Tê tay thường xuất hiện khi cử động bàn ngón tay như: cầm nắm dụng cụ lao động lâu; lái xe máy đi xa, có khi đang đi xe phải dừng lại và vẩy tay mấy cái cho đỡ tê rồi mới đi tiếp được; có khi tê tay xuất hiện trong lúc nghỉngơi như khi đang ngủ bị thức giấc vì tê và đau các ngón tay, người bệnhphải dậy đi lại và vẩy tay một lúc cho đỡ tê mới ngủ tiếp. Tê nhức bàn chân gây ảnh hưởng đến vận độngTê chân thường đau dọc theo dây thần kinh tọa (dây thần kinh chi phối hoạtđộng của chân). Tê nhức bắt đầu từ thắt lưng sau đó đau dọc ra phía saumông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân, ngónchân. Nhưng cũng có người đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài độngmạch cẳng chân tới tận ngón chân út. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồinhiều, nằm nhiều trong một ngày, thì mức độ tê nhức lại nặng hơn.Nếu không được khắc phục sớm có thể dẫn đến mất cảm giác ở tay chân, teocơ và ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng vận động của chân tay.Đặc biệt, mùa đông, thời tiết lạnh, ẩm, gió hoặc thời tiết thay đổi khiếntình trạng tê nhức, tê buốt chân tay nặng hơn, khó chịu và ảnh hưởngnhiều đến chất lượng cuộc sống.3. Nguyên nhânCó nhiều nguyên nhân dẫn đến Tê nhức chân tay, nhưng nguyên nhân chínhlà do hệ thần kinh và mạch máu bị chèn ép, khiến khí huyết khó lưu thông.Các bệnh lý thường gây chèn ép dây thần kinh và mạch máu đến chân taynhư : thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống, hội chứng ống cổ tay… Thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh tay+ Đối với thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, hay thoái hóa đốt sống cổ thườngdẫn đến chèn ép dây thần kinh mạch máu ở cánh tay dẫn đến tê nhức tay. Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh tọa+ Đối với thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng hay thoái hóa đốt sống thắtlưng thường chèn ép dây thần kinh chi phối hoạt động của chân hay còn gọiđau dây thần kinh tọa. Hội chứng ống cổ tay chèn ép dây thần kinh cổ tay+ Hội chứng ống cổ tay bắt nguồn từ việc dây thần kinh giữa của lòng bàntay bị chèn ép tại ống cổ tay. Đôi khi các gân cơ tay bị viêm hoặc các vếtsưng khác có thể làm hẹp ống cổ tay và làm cho dây thần kinh giữa bị chènép.+ Ngoài ra, một số bệnh lý khác tuy không gây chèn ép dây thần kinh nhưnglại làm tổn thương dây thần kinh như viêm dây thần kinh ngoại biên, bệnh lýtiểu đường, cao huyết áp… +Cũng có thể tê chân tay là kết quả của tác dụng phụ khi dùng thuốc chứamột trong các thành phần: lithium, nitrofurantoin, cisplatin, hydralazine,amitriptyline, sulfonamides, amiodarone, dapsone, disulfiram,chlaramphenicol. +Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ (thiếu vitamin và khoáng chất) hay sựlão hóa tự nhiên của cơ thể cũng là nguyên nhân khiến gia tăng tê nhức chântay ở người cao tuổi. + Hiên nay, tê nhức chân tay đang có xu hướng trẻ hóa. Sự chuyên nghiệphóa trong công việc giúp tăng hiệu quả lao động nhưng lại là nguyên nhânkhiến cơ thể ít hoạt động, máu lưu thông kém, hoặc làm việc trong môitrường điều hòa lạnh. 4. Chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể dụcNgười bị tê nhức chân tay cần chú ý đến chế độ ăn và cần được bổ sung đầyđủ vi khoáng chất B1, B12, acid folic thường có trong những thực phầmnhư: đậu tương, đậu xanh, lạc vừng, rau diếp, lòng đỏ trứng. Tập thể dục giúp cải thiện tình trạng tê nhức chân tayThường xuyên tập thể dục đặc biệt là các động tác ở tay và chân giúp lưuthông máu tốt hơn. Tránh ngồi lâu hoặc nằm lâu ít vận động, đi giày dép quáchật.Người bị tê nhức chân tay nên hạn chế làm việc trong môi trường lạnh, ẩm,gió. Giữ ấm bàn tay, bàn chân và ngâm tay, chân trong nước ấm có pha muốigiúp máu lưu thông thông tốt và đỡ tê hơn. Tăng hoạt động chân tay khi taychân cảm thấy quá lạnh.5. Điều trị tê nhức chân tayHiện nay phương pháp điều trị tê nhức chân tay đã có nhiều tiến bộ và cónhiều lựa chọn. Điều trị tê nhức chân tay cần chú ý dựa theo nguyên nhân.Một số thuốc được sử dụng làm giảm các triệu chứng tê nhức như : thuốcgiảm đau, khàng viêm như nhóm NSAIDs, corticoid, thuốc chống trầm cảm,thuốc chống co giật … Thuốc giảm đau giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm đau, tê nhức+ Thuốc kháng viêm non-steroid giúp giảm đau như Ibuprofen (Motrin,Advil, Nuprin, NeoProfen) ; Ketoprofen (Actron, Orudis, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bí kíp đề phòng tê nhức phòng ngừa tê nhức kiến thức y học y học cơ sở y học thường thức kinh nghiệm y họcTài liệu cùng danh mục:
-
Nghiên cứu Tỳ vị luận (Quyển trung)
65 trang 325 1 0 -
8 trang 297 0 0
-
500 bài thuốc đông y gia truyền trị bách bệnh: phần 2
241 trang 273 1 0 -
Bài giảng HSE – Sức khỏe, an toàn và môi trường công nghiệp
42 trang 253 2 0 -
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 253 0 0 -
9 trang 240 1 0
-
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 223 0 0 -
6 trang 199 0 0
-
Khảo sát hài lòng người bệnh nội trú tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
9 trang 198 0 0 -
Ebook Sổ tay an toàn thực phẩm (dành cho các cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm): Phần 1
95 trang 194 3 0
Tài liệu mới:
-
133 trang 0 0 0
-
4 trang 1 0 0
-
Trả lời câu hỏi cuộc thi viết Tìm hiểu hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam -
24 trang 0 0 0 -
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
20 trang 0 0 0 -
106 trang 0 0 0
-
Đề cương ôn tập môn gia đình - dòng họ - làng xã Việt Nam
11 trang 1 0 0 -
4 trang 1 0 0
-
87 trang 0 0 0
-
Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh X quang và cắt lớp vi tính cột sống trong chấn thương cột sống cổ
8 trang 0 0 0 -
Nghiên cứu sự bộc lộ một số dấu ấn miễn dịch để chẩn đoán bệnh lý nghi ngờ u lymphô ác tính
6 trang 0 0 0