Thông tin tài liệu:
heo nhóm chuyên gia của tổ chức nông lương thế giới (FAO), “Quản lý dịch hại tổng hợp” là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng Quan Về Cây Lúa Và Quản Lý Sâu BệnhTổng Quan Về Cây Lúa Và Quản Lý Sâu Bệnh CHƯƠNG 1: CÂY LÚA VÀSỰ PHÁT TRIỂN 1 Bài 1: Cây lúaMột nhánh lúa là một chồi bao gồm có: rễ, thân, lá, có thể có hoặc không có bông. 2Rễ: rễ lúa là loại rễ chùm, rễ lúa có hai loại: a) rễ mầm mọc từ phôi hạt, có tác dụng hút nước và chất dinhdưỡng đến lúc cây có 3 lá và b) rễ đốt: mọc ra từ các đốt thân nằm dưới mặt đất, có tác dụng hút chất dinhdưỡng nuôi cây, trao đổi không khí, giữ cho cây lúa đứng vững. Thân: là loại thân thảo. Thời kỳ mạ và lúa non: thân lúa do các bẹ lá tạo thành. Sau khi làm đốt, thân lúa do các lóng và đốt tạo thành, bên ngoài có bẹ lá bao bọc.Số lóng trên mỗi thân phụ thuộc vào giống: giống dài ngày 7-8 lóng, giống trung ngày 6-7 lóng và giống ngắn ngày có 4-5 lóng. Lá: có lá mầm và lá thật. Lá mầm mọc trong quá trình ngâm ủ và thời gian đầu sau khi gieo. Lá thật là lá mọc trong quá trình sinh trưởng sinh dưỡng của cây lúa và tồn tại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa. Số 3lá trên cây phụ thuộc vào giống: giống dài ngày ≥ 20 lá, giống trung ngày 16-18 lá, giống ngắn ngày 12-15lá.Hoa và hạt lúa: - Hoa lúa: Do có nhiều hoa trên một bông lúa, quá trình trỗ lại không đồng thời nên hoa lúa nở theoquy luật từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Thời gian nở hoa phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết:nếu thuận lợi, nhiệt độ thích hợp, đủ nắng, trời quang mây, gió nhẹ hoa nở rộ vào 8-9 giờ sáng; nếu trời nắngnóng hoa lúa sẽ nở sớm vào lúc 7-8 giờ sáng; nếu trời âm u, thiếu ánh sáng hoặc gặp rét hoa lúa sẽ trỗ muộntừ 12-14 giờ trưa. Thời gian phơi màu, thụ tinh của hoa lúa từ khi nở vỏ trấu đến lúc khép lại khoảng 50-60phút - Hạt lúa: mỗi một hạt lúa được hình thành từ một hoa lúa. Các hạt lúa xếp xít và gối lên nha tạothành bông lúa. Tuỳ vào các giống lúa khác nhau mà độ dài bông, số lượng hạt cũng như mật độ xếp hạt củabông lúa khác nhau. 4 Bài 2: CÁC THỜI KỲ VÀ GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA Sơ đồ Phát triển: Nếu tính theo thời kỳ sinh trưởng thì cây lúa có 3 thời kỳ sinh trưởng chính:1. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: tính từ lúc hạt thóc nảy mầm đến khi bắt đầu vào giai đoạn phân hoá hoalúa (trên thực tế người ta tính từ khi gieo mạ, cấy lúa, cây lúa đẻ nhánh tới số nhánh tối đa)2. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: tính từ lúc bắt đầu phân hoá hoa lúa đến khi lúa trỗ bông và thụ tinh (baogồm từ: làm đòng - phân hoá đòng, đến trỗ bông - bông lúa thoát khỏi lá đòng, nở hoa, tung phấn, thụ tinh. 53. Thời kỳ chín: sau khi thụ tinh, bông lúa bước vào kỳ chín, kết thúc thời kỳ này là bông lúa chín hoàn toàn,sau đó tiến hành thu hoạch hạt thóc.Nếu tính theo giai đoạn sinh trưởng thì cây lúa có 10 giai đoạn sinh trưởng: 1. Giai đoạn trương hạt. 2. Giai đoạn hạt nảy mầm. 3. Giai đoạn đẻ nhánh. 4. Gian đoạn phát triển lóng thân. 5. Giai đoạn phân hoá hoa. 6. Giai đoạn trỗ bông. 7. Giai đoạn nở hoa thụ phấn, thụ tinh. 8. Giai đoạn hạt chín sữa. 9. Giai đoạn hạt chín sáp. 10. Giai đoạn hạt chín hoàn toàn. 6 Bài 3: SỰ KHÁC NHAU Ở CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚAMỗi một giống lúa có thời gian sinh trưởng nhất định. Dựa vào thời gian sinh trưởng của các giống lúa, ngườita chia thành các nhóm giống ngắn ngày, nhóm giống trung ngày và nhóm giống dài ngày.Thời gian sinh trưởng của một giống lúa được tính theo ngày. Số ngày sinh trưởng của giống lúa được tính từngày gieo mạ (hoặc sạ) đến ngày thu hoạch (hạt lúa chín hoàn toàn).Thời gian sinh trưởng của một giống lúa cũng thay đổi (nhưng không lớn) nếu gieo trồng ở các thời vụ khácnhau, trong những điều kiện thời tiết, khí hậu, chân đất khác nhau.Số ngày ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng thay đổi theo giống lúa (giống lúa ngắn ngày thì số ngày trong thờikỳ này rút ngắn và ngược lại). Số ngày ở các thời kỳ sinh trưởng sinh thực và thời kỳ chín được ổn định ít hoặcnhiều. Như vậy sự khác nhau trong suốt thời gian sinh trưởng được quyết định bởi số ngày ở kỳ sinh trưởngsinh dưỡng. 7 Bài 4: THỜI KỲ SINH TRƯỞNG SINH DƯỠNG CỦA CÂY LÚANếu tính theo thời gian sinh trưởng thì Thời kỳ sinh ...