Thông tin tài liệu:
Hầu hết các vắc xin đều có một số tác dụng phụ. Phần lớn các tác dụng phụ thường rất nhẹ và chỉ kéo dài vài ngày như sốt nhẹ hay đau ở vị trị tiêm chủng. Tuy nhiên, vắc xin cũng có thể gây nên các tác dụng phụ nặng nề như các phản ứng phản vệ. May mắn là tỷ lệ các biến chứng nặng này rất hiếm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TỔNG QUÁT VỀ CÁC TÁC DỤNG PHỤ CỦA MỘT SỐ VẮC XIN TỔNG QUÁT VỀ CÁC TÁC DỤNG PHỤ CỦA MỘT SỐ VẮC XINI/ Tổng quát về các tác dụng phụ của vắc xinHầu hết các vắc xin đều có một số tác dụng phụ. Phần lớn các tác dụng phụthường rất nhẹ và chỉ kéo dài vài ngày như sốt nhẹ hay đau ở vị trị tiêm chủng.Tuy nhiên, vắc xin cũng có thể gây nên các tác dụng phụ nặng nề nh ư các phảnứng phản vệ. May mắn là tỷ lệ các biến chứng nặng này rất hiếm.Các tác dụng phụ nhẹ và thường gặp: Sưng, đỏ, đau chỗ tiêm chích (tần suất 1/10 ở nam, 1/6 ở nữ). Đau cơ khớp (tần suất 1/5). Nhức đầu (tần suất 1/5). Mệt mỏi (tần suất 1/15 ở nam, 1/6 ở nữ). Sốt nhẹ (tần suất 1/20). Buồn nôn (tần suất 1/20). Các tác dụng phụ mức độ trung bình: Viêm rộng vị trí tiêm chủng (tần suất 1/20). Các tác dụng phụ mức độ nặng: thường rất hiếm Các phản ứng phản vệ (rất hiếm, tần suất < 1/1.000.000). Một số biến chứng khác tùy bản chất từng loại vắc xin. II/ Tác dụng phụ của các vắc xin:1/ Vắc xin ngừa Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà (DTaP)a/ Các tác dụng phụ nhẹ và thường gặp: Sốt nhẹ (tần suất 1/4). Sưng, đỏ chỗ tiêm chích (tần suất 1/4) Đau và tăng nhạy cảm ở vị trí tiêm chích (tần suất 1/4) Bứt rức, quấy khóc (tần suất 1/3) Chán ăn (tần suất 1/10) Nôn ói (tần suất 1/50) Các tác dụng phụ này thường xảy ra sau lần ti êm chủng DTaP thứ 4 hay thứ 5 hơnlần đầu tiên do đáp ứng tăng cường của hệ thống miễn dịch. Sốt, sưng, đau có thểkéo dài từ 1 đến 7 ngày trong khi quấy khóc, chán ăn, nôn ói có thể kéo dài từ 1dến 3 ngày. b/ Các tác dụng phụ mức độ trung bình: hiếm gặp hơn nhiều Co giật ngắn lành tính (tần suất 1/14.000) Khóc không ngừng, kéo dài hơn 3 giờ (tần suất 1/1000) Sốt cao > 105oF (tần suất 1/16.000) c/ Các tác dụng phụ mức độ nặng: rất hiếm gặp, tần suất < 1/1.000.000 Các phản ứng phản vệ nặng: rất hiếm gặp. Co giật kéo dài, giảm ý thức, hôn mê. Co giật có thể do sốt cao nên cần hạ sốt trong trường hợp sốt cao, nhất là cần chú ý khi tiền sử gia đình và bản thân trẻ có các cơn co giật. Có thể sử dụng Paracetamol để hạ sốt. Tổn thương não thật sự. 2/ Vắc xin ngừa viêm gan siêu vi Ba/ Các tác dụng phụ nhẹ và thường gặp: Sốt nhẹ (tần suất 1/11 ở trẻ nhỏ và thiếu niên và 1/4 ở người lớn) Tăng nhạy cảm ở vị trí tiêm chích, kéo dài 1-2 ngày (tần suất 1/14 ở trẻ nhỏ và thiếu niên và 1/100 ở người lớn)b/ Các tác dụng phụ mức độ nặng: Các phản ứng phản vệ nặng: rất hiếm gặp, tần suất < 1/1.000.000 3/ Vắc xin ngừa viêm gan siêu vi Aa/ Các tác dụng phụ nhẹ và thường gặp: Đỏ chỗ tiêm chích (tần suất 1/6 ở trẻ em và 1/2 ở người lớn). Nhức đầu (tần suất 1/25 ở trẻ em và 1/6 ở người lớn). Chán ăn (tần suất 1/6 ở trẻ em và ít gặp ở người lớn). Mệt mỏi (ít gặp ở trẻ em và tần suất 1/14 ở người lớn). Các tác dụng phụ này thường kéo dài 1-2 ngày.b/ Các tác dụng phụ mức độ nặng: Các phản ứng dị ứng nặng, xảy ra sớm sau vài phút đến vài giờ sau tiêm chủng.4/ Vắc xin ngừa sởi, quai bị và rubella (MMR)a/ Các tác dụng phụ nhẹ và thường gặp: Sốt nhẹ (tần suất 1/6) Phát ban (tần suất 1/20) Đau và nổi hạch cổ (rất hiếm) Các tác dụng phụ này kéo dài 7-12 ngày sau tiêm chủng. Từ lần thứ hai trở đi ítgăp các tác dụng phụ này hơn lần đầu.b/ Các tác dụng phụ mức độ trung bình: Co giật ngắn lành tính do sốt cao (tần suất 1/3.000) Đau và cứng khớp tạm thời, thường xảy ra ở thiếu niên và nữ trưởng thành (tần suất 1/4) Giảm bạch cầu, có thể gây rối rối loạn đông máu (tần suất 1/30.000) c/ Các tác dụng phụ mức độ nặng: rất hiếm gặp Các phản ứng phản vệ nặng: rất hiếm gặp, tần suất < 1/1.000.000 Các tác dụng phụ nghiêm trọng khác như: điếc, co giật kéo dài, giảm ý thức, hôn mê, tổn thương não. Tuy nhiên, chúng rất hiếm xảy ra và các chuyên gia vẫn chưa chắc chắn những tổn thương này có thật sự do MMR gây ra hay chỉ là tình cờ. Nhìn chung, tỷ lệ tử vong ở trẻ em có tiêm chủng MMR vẫn ít hơn nhiều so với không tiêm chủng MMR nên MMR vẫn được khuyến khích sử dụng.5/ Vắc xin ngừa bại liệt (IPV)Hầu như hiện nay khi sử dụng vắc xin ngừa bại liệt IPV không gặp tác dụng phụnào nghiêm trọng. Một số trường hợp có thể đau cơ sau chủng ngừa. Tuy nhiên,cũng như các vắc xin khác, trong một số rất ít trường hợp (tần suất < 1/1.000.000),có thế gặp các phản ứng phản vệ nặng. Vì vậy, IPV chống chỉ định sử dụng ởnhững người có tiề ...