Thuở nhỏ, những dịp hầu trà các bậc thúc bá trong gia đình, tôi vẫn thường nghe các cụ bảo: “Trà là một nghệ thuật lớn”. Khởi từ đất trồng, địa hình, khí núi, nắng mưa, sương gió tưới tắm, ươm bật thành lộc non, lá nõn cho đến khi thu hái, sao chế, để có được một ấm trà ngon ngồi pha mà nhâm nhi thưởng thức, đó là cả một hành trình dằng dặc mà mỗi chặng, mỗi nhịp đều phải đạt đến được cái chân nghệ thuật thì cái đích cuối cùng: một ly trà ngon mới...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trà và nghệ thuật uống tràTrà và nghệ thuật uống tràThuở nhỏ, những dịp hầu trà các bậc thúc bá trong gia đình, tôi vẫn thường nghe các cụbảo: “Trà là một nghệ thuật lớn”. Khởi từ đất trồng, địa hình, khí núi, nắng mưa, sươnggió tưới tắm, ươm bật thành lộc non, lá nõn cho đến khi thu hái, sao chế, để có đượcmột ấm trà ngon ngồi pha mà nhâm nhi thưởng thức, đó là cả một hành trình dằng dặcmà mỗi chặng, mỗi nhịp đều phải đạt đến được cái chân nghệ thuật thì cái đích cuốicùng: một ly trà ngon mới thật là viên mãn.Không phải ngẫu nhiên mà trong tất cả các thức uống của cõi nhân sinh này, trà đượcxem là nghệ thuật tinh vi nhất. Này nhé, cũng một đồi trà, nhưng trà hướng Đông (Đôngpha) bao giờ cũng ngon hơn trà hướng Tây (Tây pha). Bởi cây trà hướng Đông đónnhận những tia nắng mặt trời buổi sớm nên phản ứng sinh trưởng khác với cây tràhướng Tây. Lại nữa, cũng một vườn trà nhưng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông là bốn mùatrà với bốn mùa hương vị. Tuyệt hảo nhất là trà “Xuân 1″ hay còn gọi là trà “Tiền minh”(trước tiết Thanh minh). Khi cái giá rét của mùa đông vừa qua đi, những tia nắng ấmđầu tiên của mùa xuân vừa ló rạng thì những đọt non cũng bừng nhú trên những cànhchè khẳng khiu. Thứ đọt non ấy nếu hái lúc sớm tinh mơ, khi cả đồi chè còn chìm trongsương rồi đem về “sao suốt” trên chảo gang thì hương thơm ngào ngạt như chõ xôi nếpcái, hậu vị ngọt bền vấn vít mãi trong cổ họng như ngậm đường phèn. Các cụ bảo:“Uống một tách trà, đi xa vạn dặm” là vậy. Loại trà ấy, thời xưa, chuyên dùng để tiếnvua. Những thiếu nữ đồng trinh với đôi tay mềm mại dùng móng tay dài khẽ khàng bấmtừng đọt non trên cùng của búp trà. Da thịt không được chạm vào bởi họ sợ dường nhưsức nóng của cơ thể, mùi của thịt da sẽ làm lệch lạc đi hương vị của trà. Khi búp tràđược sao khô trên chảo gang dưới bàn tay chai dày của những nghệ nhân nức tiếng sẽcong như lưỡi con chim sẻ nên còn gọi là trà “Tước thiệt” (lưỡi con chim sẻ). Tôi đọcsách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi thấy ghi danh trà hảo hạng này được sản xuất ởvùng Châu Sa Bôi, tức Quảng Trị ngày nay. Rất tiếc, nghệ thuật sao chế trà Tước thiệtnay đã bị thất truyền. Vả lại, dẫu bây giờ, ai đó có kỳ công làm được loại trà tiến vua ấythì không hiểu giá tiền một ki-lô-gam sẽ là bao nhiêu? Và khách ẩm thuỷ thời Lipton,Dimah có đủ trình độ mà thưởng thức?Nói đến sự công phu, tinh vi của nghệ thuật trà, tôi vẫn kính nể nhất “anh” Trung Quốc.Vẻ màu mỡ, tốt tươi của hàng ngàn dãy núi điệp trùng bảng lảng khói sương, xanhmướt nương chè cùng những bí quyết sao tẩm “chém cột nhà thề bất khả truyền” củahàng vạn nghệ nhân trà Trung Quốc đã sản sinh ra không biết bao nhiêu danh trà nứctiếng. Những Long Tỉnh trà, Ô long trà, Đại Hồng Bào, Thiết Quan Âm, La Hán… mà bấtcứ ai, dẫu chỉ một lần ghé môi cũng “phải lòng” mê mẩn. Đặc biệt, người Trung Quốc lạikhéo léo phủ lên các danh trà ấy những lớp lang huyền thoại để rồi tạo nên một dòng tràtruyền kỳ “độc nhất vô nhị” trên cõi thế. Nào Trảm mã trà, Vân vũ trà, Nhạn đăng trà,Thiên trụ trà…, trong đó, với tôi, trác tuyệt nhất là trà Trinh nữ. Chuyện rằng: ở ngọn núiVũ Di (tỉnh Phúc Kiến) vời vợi cao bốn mùa sương phủ, nơi con suối Hổ Báo tuyềnchùng chình vắt qua như một dải lụa mềm có một cánh rừng trà cổ thụ chừng mấy chụcnghìn cây. Vào mùa xuân, khi hoa mai nở trắng ngần bên ngôi chùa cổ, cũng là lúcnhững đọt non trà bừng nhú. Những thiếu nữ đồng trinh đẹp dịu dàng như những bônghoa trà khẽ khàng bấm từng búp trà non mởn ấy sao cho không bị dập, bị nát để hươngtrà không bị ôi oai. Trà sau khi xấy khô được bọc trong những túi lụa mỏng rồi đặt vào…“chỗ kín” của thiếu nữ đồng trinh một đêm để “tẩm” hương. Khi thưởng thức, chính tốnữ ấy sẽ ngậm ngụm trà trong miệng rồi… mớm cho khách ẩm thuỷ trong tư thế…không mảnh vải che thân mà không được giao hoan. Người Trung Quốc bảo rằng: Đó làphép luyện trường sinh bất lão.Người Việt ta dường như mở mắt chào đời đã thấy trà, uống trà trọn đời và đến khi vềcõi thiên cổ, vẫn được tẩm liệm với trà. Có điều, trong suốt lịch sử uống trà hàng ngànnăm, Việt Nam không có một truyền kỳ nào về trà. Điều này cũng dễ lý giải bởi tâm hồnngười Việt bình dị, chân chất. Song điều đó không có nghĩa là chúng ta xuề xoà, thôvụng trong nghệ thuật chế biến, sao tẩm trà. Các ông Tây, bà Tàu đã không ít lần nứcnỏm, xuýt xoa trước nghệ thuật ướp trà sen cầu kỳ, tinh tế của những nghệ nhân HàNội. Cần phải nói ngay rằng, trong nghệ thuật ướp trà sen, trà mạn hảo được ưachuộng nhất. Đó là trà Tuyết Shan cổ thụ vùng mạn ngược Hà Giang mọc tự nhiên trênnhững dãy núi cao từ 800 - 1300 m quanh năm sương phủ. Để chống chọi với khí hậukhắc nghiệt, những búp trà phải gồng sức vươn lên đón nhận từng giọt nắng mặt trời.Chính cuộc chống trả quyết liệt cho sự sinh tồn ấy đã tạo cho trà Tuyết Shan một hươngvị đặc biệt, khiến những người sành trà luôn săn tìm, yêu thích. Các nghệ nhân trà HàNội trân trọng, nâng niu như một báu vật. Họ chọn lựa những búp trà non, nh ...