Trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự (Tái bản): Phần 2
Số trang: 184
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.37 MB
Lượt xem: 30
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn "Trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự" đưa ra xu hướng phát triển của pháp luật hình sự nước ta về hai chế định này và những kiến nghị tiếp tục hoàn thiện các quy định tương ứng đó trước yêu cầu mới của đất nước theo hướng tuân thủ các nguyên tắc nhân đạo, phân hóa trách nhiệm hình sự và yêu cầu kiểm soát, phòng ngừa tội phạm. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự (Tái bản): Phần 2 Chương II LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ Chương II nghiên cứu vấn đề trách nhiệm hình sự trong trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự. Cụ thể: - Nếu chủ thể là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự trên cơ sở chung nếu có một trong những căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự do Bộ luật Hình sự quy định; - Nếu chủ thể là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình - sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng bị áp dụng biện pháp tư pháp - bắt buộc chữa bệnh trên cơ sở chung; - Nếu chủ thể là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình - sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng bị áp dụng biện pháp tư 237 pháp - bắt buộc chữa bệnh, sau khi khỏi bệnh có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 1. Khái niệm, ý nghĩa a) Khái niệm Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự đối với cá nhân như sau: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” (khoản 1 Điều 2). Như vậy, chỉ một người phạm một tội do Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự, đồng thời phải đáp ứng đầy đủ cơ sở và những điều kiện của trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy có một số hành vi tuy về hình thức có dấu hiệu của tội phạm nào đó trong Phần các tội phạm Bộ luật Hình sự (gây thiệt hại cho xã hội), nhưng về nội dung các hành vi đó lại chứa đựng một số tình tiết (yếu tố) làm loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Hay nói cách khác, do thiếu ít nhất một trong các dấu hiệu của tội phạm, nên hành vi ấy không bị coi là tội phạm và người thực hiện nó không phải chịu trách nhiệm hình sự (hay được loại trừ trách nhiệm hình sự). Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong luật hình sự Việt Nam đòi hỏi phải làm sáng tỏ ranh giới rõ ràng của các trường hợp đó. 238 Trước đây, trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự Việt Nam được áp dụng đối với cá nhân, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại phạm tội. Tuy nhiên, quy định về loại trừ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự nước ta chỉ áp dụng đối với riêng đối tượng là cá nhân (thể nhân). Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với lý luận (khoa học), lập pháp hình sự và thực tiễn xét xử. Trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 đã có một số văn bản đơn lẻ hướng dẫn chủ yếu về trường hợp phòng vệ chính đáng do tính phổ biến trong thực tiễn1, còn lại những trường hợp khác chưa được đề cập nhiều. Khoa học luật hình sự có nhiều cách gọi khác nhau về tên gọi, bản chất pháp lý hình sự của những trường hợp này, như: - Những trường hợp (tình tiết) loại trừ tính chất tội phạm của hành vi2; _______________ 1. Ví dụ: Luật số 103/SL/L.005 ngày 20/5/1957 và Bản tổng kết số 452/SL ngày 10/6/1970 bước đầu đề cập quyền tự do thân thể, trong đó cho phép người thi hành công vụ dùng vũ khí và việc giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng của Tòa án nhân dân tối cao; Nghị định số 301-TTg ngày 10/7/1957 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật số 103/SL/L005 ngày 20/5/1957 (đã nêu); Chỉ thị số 07-TANDTC/CT ngày 22/12/1983 của Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử các hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong khi thi hành công vụ. 2. Xem Lê Văn Cảm: Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005, tr.498. 239 - Các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi1; - Các căn cứ hợp pháp của hành vi gây thiệt hại2; - Các yếu tố loại trừ tính tội phạm của hành vi theo luật hình sự Việt Nam3; - Những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật của hành vi4; v.v.. Như vậy, việc chỉ ra ưu điểm, hạn chế của từng tên gọi không thuộc phạm vi nghiên cứu của cuốn sách này. Tuy nhiên, người viết cho rằng, nếu gọi theo cách gọi của Bộ luật Hình sự năm 2015 là “Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự” cơ bản là tạm ổn vì nó đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu, đồng thời để phân biệt ranh giới giữa trường hợp không phải là tội phạm, được loại trừ trách nhiệm hình sự với trường hợp bị coi là tội phạm, phải chịu trách nhiệm hình sự khi đánh giá hành vi do chủ thể nào đó thực hiện. Liên quan đến những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, một điểm mới cơ bản phản ánh chính sách hình _______________ 1. Xem Võ Khánh Vinh (Chủ biên): Luật hình sự Việt Nam Phần chung, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2014, tr.272. 2. Xem Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên): Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Tập I, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2011, tr.222. 3. Xem Giang Sơn: Các yếu tố loại trừ tính chất tội phạm của hành vi theo luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội, 2002, tr.3. 4. Xem Kiều Đình Thụ: Tìm hiểu luật hình sự Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1996, tr.132. 240 sự theo định hướng tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận, là việc Bộ luật Hình sự năm 2015 đã dành hẳn một chương - Chương IV với bảy điều quy định về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, ngay sau Chương III - Tội phạm, với bảy trường hợp cụ thể bao gồm: - Sự kiện bất ngờ (Điều 20); - Tình trạng không có năng lực trách nh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự (Tái bản): Phần 2 Chương II LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ Chương II nghiên cứu vấn đề trách nhiệm hình sự trong trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự. Cụ thể: - Nếu chủ thể là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự trên cơ sở chung nếu có một trong những căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự do Bộ luật Hình sự quy định; - Nếu chủ thể là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình - sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng bị áp dụng biện pháp tư pháp - bắt buộc chữa bệnh trên cơ sở chung; - Nếu chủ thể là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình - sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng bị áp dụng biện pháp tư 237 pháp - bắt buộc chữa bệnh, sau khi khỏi bệnh có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 1. Khái niệm, ý nghĩa a) Khái niệm Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự đối với cá nhân như sau: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” (khoản 1 Điều 2). Như vậy, chỉ một người phạm một tội do Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự, đồng thời phải đáp ứng đầy đủ cơ sở và những điều kiện của trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy có một số hành vi tuy về hình thức có dấu hiệu của tội phạm nào đó trong Phần các tội phạm Bộ luật Hình sự (gây thiệt hại cho xã hội), nhưng về nội dung các hành vi đó lại chứa đựng một số tình tiết (yếu tố) làm loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Hay nói cách khác, do thiếu ít nhất một trong các dấu hiệu của tội phạm, nên hành vi ấy không bị coi là tội phạm và người thực hiện nó không phải chịu trách nhiệm hình sự (hay được loại trừ trách nhiệm hình sự). Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong luật hình sự Việt Nam đòi hỏi phải làm sáng tỏ ranh giới rõ ràng của các trường hợp đó. 238 Trước đây, trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự Việt Nam được áp dụng đối với cá nhân, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại phạm tội. Tuy nhiên, quy định về loại trừ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự nước ta chỉ áp dụng đối với riêng đối tượng là cá nhân (thể nhân). Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với lý luận (khoa học), lập pháp hình sự và thực tiễn xét xử. Trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 đã có một số văn bản đơn lẻ hướng dẫn chủ yếu về trường hợp phòng vệ chính đáng do tính phổ biến trong thực tiễn1, còn lại những trường hợp khác chưa được đề cập nhiều. Khoa học luật hình sự có nhiều cách gọi khác nhau về tên gọi, bản chất pháp lý hình sự của những trường hợp này, như: - Những trường hợp (tình tiết) loại trừ tính chất tội phạm của hành vi2; _______________ 1. Ví dụ: Luật số 103/SL/L.005 ngày 20/5/1957 và Bản tổng kết số 452/SL ngày 10/6/1970 bước đầu đề cập quyền tự do thân thể, trong đó cho phép người thi hành công vụ dùng vũ khí và việc giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng của Tòa án nhân dân tối cao; Nghị định số 301-TTg ngày 10/7/1957 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật số 103/SL/L005 ngày 20/5/1957 (đã nêu); Chỉ thị số 07-TANDTC/CT ngày 22/12/1983 của Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử các hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong khi thi hành công vụ. 2. Xem Lê Văn Cảm: Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005, tr.498. 239 - Các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi1; - Các căn cứ hợp pháp của hành vi gây thiệt hại2; - Các yếu tố loại trừ tính tội phạm của hành vi theo luật hình sự Việt Nam3; - Những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật của hành vi4; v.v.. Như vậy, việc chỉ ra ưu điểm, hạn chế của từng tên gọi không thuộc phạm vi nghiên cứu của cuốn sách này. Tuy nhiên, người viết cho rằng, nếu gọi theo cách gọi của Bộ luật Hình sự năm 2015 là “Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự” cơ bản là tạm ổn vì nó đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu, đồng thời để phân biệt ranh giới giữa trường hợp không phải là tội phạm, được loại trừ trách nhiệm hình sự với trường hợp bị coi là tội phạm, phải chịu trách nhiệm hình sự khi đánh giá hành vi do chủ thể nào đó thực hiện. Liên quan đến những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, một điểm mới cơ bản phản ánh chính sách hình _______________ 1. Xem Võ Khánh Vinh (Chủ biên): Luật hình sự Việt Nam Phần chung, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2014, tr.272. 2. Xem Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên): Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Tập I, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2011, tr.222. 3. Xem Giang Sơn: Các yếu tố loại trừ tính chất tội phạm của hành vi theo luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội, 2002, tr.3. 4. Xem Kiều Đình Thụ: Tìm hiểu luật hình sự Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1996, tr.132. 240 sự theo định hướng tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận, là việc Bộ luật Hình sự năm 2015 đã dành hẳn một chương - Chương IV với bảy điều quy định về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, ngay sau Chương III - Tội phạm, với bảy trường hợp cụ thể bao gồm: - Sự kiện bất ngờ (Điều 20); - Tình trạng không có năng lực trách nh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trách nhiệm hình sự Loại trừ trách nhiệm hình sự Bộ luật Hình sự Phòng chống tội phạm Phân hóa trách nhiệm hình sự Kiểm soát tội phạmGợi ý tài liệu liên quan:
-
112 trang 369 0 0
-
62 trang 300 0 0
-
Hậu quả của việc áp dụng miễn trách nhiệm hình sự: Lý luận, thực tiễn và hướng hoàn thiện pháp luật
11 trang 178 0 0 -
11 trang 149 0 0
-
Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009
241 trang 131 0 0 -
Bàn về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện nay
4 trang 130 0 0 -
Những vấn đề chung về luật tố tụng hình sự
22 trang 122 0 0 -
Quyền sống trong luật hình sự Việt Nam
8 trang 117 0 0 -
Một số vấn đề đặt ra khi áp dụng biện pháp kê biên tài sản và biện pháp phong tỏa tài khoản
7 trang 113 1 0 -
Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10
155 trang 66 0 0