Trách nhiệm về quyền con người của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 379.46 KB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Trách nhiệm về quyền con người của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam" nhằm mục đích tìm hiểu pháp luật Việt Nam quy định doanh nghiệp có trách nhiệm đối với quyền con người như thế nào, việc vi phạm trách nhiệm về quyền con người của doanh nghiệp sẽ bị xử lý như thế nào. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trách nhiệm về quyền con người của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam TRÁCH NHIỆM VỀ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Huỳnh Thị Lệ Kha1 1. Khoa Khoa học Quản lý. Email: huynhthilekha@gmail.com TÓM TẮT Bài viết nhằm mục đích tìm hiểu pháp luật Việt Nam quy định doanh nghiệp có trách nhiệm đối với quyền con người như thế nào, việc vi phạm trách nhiệm về quyền con người của doanh nghiệp sẽ bị xử lý như thế nào. Từ đó xem xét sự phù hợp với chuẩn mực quốc tế về doanh nghiệp và quyền con người của những quy định này, đánh giá những trở ngại của những quy định pháp luật trong việc thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với quyền con người để đề xuất hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao vai trò của doanh nghiệp đối với quyền con người tại Việt Nam. Từ khóa: Kinh doanh và quyền con người, Trách nhiệm của doanh nghiệp, Quyền con người 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Ở Việt Nam, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn được tôn trọng và bảo đảm. Quyền con người thường xuyên được thảo luận trên các chính trường. Ví dụ: Các chính trị gia bàn luận cách cân bằng trong bảo vệ an ninh quốc gia với quyền riêng tư, hoặc làm cách nào để cân bằng quyền lợi về sức khỏe và quyền làm việc như chúng ta đã thấy các Chính phủ đã làm trong đại dịch Covid 19…Đó là lý do tại sao chúng ta thường hay nghĩ đến khía cạnh Chính trị khi nghe đến thuật ngữ quyền con người. Nhưng khi đề cập đến vấn đề quyền con người trong bối cảnh các hoạt động kinh doanh, thì lại có ý nghĩa khác. Thay vào đó vấn đề này đề cập đến trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tôn trọng quyền của những người bị ảnh hưởng dưới sự tác động của doanh nghiệp – cụ thể là trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, khái quát lịch sử, phân tích logic quy phạm để đánh giá sơ bộ khung pháp lý của Việt Nam đối với trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực quyền con người, nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu là quy định pháp luật Việt Nam về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với quyền con người có những hạn chế và thách thức gì trong giai đoạn hiện nay. 315 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Chuẩn mực quốc tế về doanh nghiệp và quyền con người Doanh nghiệp và quyền con người là một chủ đề khá mới trong các tổ chức, diễn đàn quốc tế cũng như với các doanh nghiệp. Trong pháp luật quốc tế về quyền con người, trách nhiệm quyền con người của doanh nghiệp vẫn là một nội dung đang trong quá trình xây dựng chuẩn mực. Cũng như nhiều chủ để nhân quyền khác, Liên hợp quốc đóng vai trò chủ đạo trong việc nghiên cứu, xây dựng các chuẩn mực về trách nhiệm của doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, tổ chức này đã có một số sáng kiến nhằm xây dựng chuẩn mực quốc tế về doanh nghiệp và quyền con người. Ngoài các quy định và cơ chế bảo vệ quyền con người nói chung, Liên hợp quốc đã xây dựng, thông qua được một số văn kiện và cơ chế liên quan đến vấn đề nhân quyền và doanh nghiệp sau: Thỏa ước toàn cầu (2000) (Global Compact) Thỏa ước toàn cầu là một thỏa thuận quốc tế được thông qua năm 2000 theo sáng kiến của Tổng thư ký Liên hợp quốc nhằm mục đích kêu gọi lãnh đạo các công ty, các cơ quan Liên hợp quốc, tổ chức xã hội dân sự cùng ủng hộ 10 nguyên tác cơ bản về 3 lĩnh vực là: quyền con người, lao động và bảo vệ môi trường nhằm hỗ trợ việc thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Hai nguyên tắc đầu tiên trong Thỏa ước này đề cập trực tiếp về quyền con người: - Doanh nghiệp cần hỗ trợ và tôn trọng các quyền con người đã được quốc tế ghi nhận; - Doanh nghiệp cần đảm bảo không gây ra vi phạm quyền con người. Các nguyên tắc hướng dẫn về doanh nghiệp và quyền con người. Nguyên tắc này do Đại diện đặc biệt về vấn đề quyền con người, tập đoàn xuyên quốc gia và các doanh nghiệp khác soạn thảo, sau đó được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua theo nghị quyết 17/4 ngày 16/6/2011. Các Nguyên tắc hướng dẫn gồm 3 chương với 31 nguyên tắc xác định vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, doanh nghiệp trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người trong bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo để các cá nhân, nhóm bị ảnh hưởng có thể tiếp cận được với các biện pháp khác phục hậu quả dựa trên khuôn khổ “bảo vệ, tôn trọng và khắc phục” của Liên hợp quốc. Các nguyên tắc hướng dẫn này là văn bản mang tính chuẩn mực quốc tế đầu tiên đưa ra các hướng dẫn cụ thể để quốc gia và doanh nghiệp có thể xây dựng chính sách, pháp luật, thủ tục, quy trình nhằm ngăn ngừa à giải quyết những rủi ro, tác động về quyền con người khi các tập đoàn, doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh. Có thể coi các Nguyên tắc này là một cương lĩnh hành động dựa trên chuẩn mực quốc tế cho quốc gia và doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình về quyền con người. Nguyên tắc nêu rõ trách nhiệm của doanh nghiệp là phải “tôn trọng” quyền con người. Trách nhiệm tôn trọng quyền con người được hiểu là trách nhiệm kiềm chế và kiểm soát các hoạt động của mình để không gây ra hoặc góp phần gây ra vi phạm quyền con người và trong trường hợp có vi phạm xảy ra, cần có biện pháp khắc phục tác động tiêu cực đến nhân quyền do mình gây ra. Tiếp đó, doanh nghiệp cần chủ động để ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến nhân quyền có liên quan đến hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ, các mối quan hệ kinh doanh của doanh nghiệp, kể cả khi doanh nghiệp không trực tiếp gây nên các tác động đó. 316 Trách nhiệm tôn trọng quyền con người là một chuẩn mực toàn cầu, đòi hỏi mọi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trách nhiệm về quyền con người của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam TRÁCH NHIỆM VỀ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Huỳnh Thị Lệ Kha1 1. Khoa Khoa học Quản lý. Email: huynhthilekha@gmail.com TÓM TẮT Bài viết nhằm mục đích tìm hiểu pháp luật Việt Nam quy định doanh nghiệp có trách nhiệm đối với quyền con người như thế nào, việc vi phạm trách nhiệm về quyền con người của doanh nghiệp sẽ bị xử lý như thế nào. Từ đó xem xét sự phù hợp với chuẩn mực quốc tế về doanh nghiệp và quyền con người của những quy định này, đánh giá những trở ngại của những quy định pháp luật trong việc thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với quyền con người để đề xuất hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao vai trò của doanh nghiệp đối với quyền con người tại Việt Nam. Từ khóa: Kinh doanh và quyền con người, Trách nhiệm của doanh nghiệp, Quyền con người 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Ở Việt Nam, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn được tôn trọng và bảo đảm. Quyền con người thường xuyên được thảo luận trên các chính trường. Ví dụ: Các chính trị gia bàn luận cách cân bằng trong bảo vệ an ninh quốc gia với quyền riêng tư, hoặc làm cách nào để cân bằng quyền lợi về sức khỏe và quyền làm việc như chúng ta đã thấy các Chính phủ đã làm trong đại dịch Covid 19…Đó là lý do tại sao chúng ta thường hay nghĩ đến khía cạnh Chính trị khi nghe đến thuật ngữ quyền con người. Nhưng khi đề cập đến vấn đề quyền con người trong bối cảnh các hoạt động kinh doanh, thì lại có ý nghĩa khác. Thay vào đó vấn đề này đề cập đến trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tôn trọng quyền của những người bị ảnh hưởng dưới sự tác động của doanh nghiệp – cụ thể là trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, khái quát lịch sử, phân tích logic quy phạm để đánh giá sơ bộ khung pháp lý của Việt Nam đối với trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực quyền con người, nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu là quy định pháp luật Việt Nam về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với quyền con người có những hạn chế và thách thức gì trong giai đoạn hiện nay. 315 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Chuẩn mực quốc tế về doanh nghiệp và quyền con người Doanh nghiệp và quyền con người là một chủ đề khá mới trong các tổ chức, diễn đàn quốc tế cũng như với các doanh nghiệp. Trong pháp luật quốc tế về quyền con người, trách nhiệm quyền con người của doanh nghiệp vẫn là một nội dung đang trong quá trình xây dựng chuẩn mực. Cũng như nhiều chủ để nhân quyền khác, Liên hợp quốc đóng vai trò chủ đạo trong việc nghiên cứu, xây dựng các chuẩn mực về trách nhiệm của doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, tổ chức này đã có một số sáng kiến nhằm xây dựng chuẩn mực quốc tế về doanh nghiệp và quyền con người. Ngoài các quy định và cơ chế bảo vệ quyền con người nói chung, Liên hợp quốc đã xây dựng, thông qua được một số văn kiện và cơ chế liên quan đến vấn đề nhân quyền và doanh nghiệp sau: Thỏa ước toàn cầu (2000) (Global Compact) Thỏa ước toàn cầu là một thỏa thuận quốc tế được thông qua năm 2000 theo sáng kiến của Tổng thư ký Liên hợp quốc nhằm mục đích kêu gọi lãnh đạo các công ty, các cơ quan Liên hợp quốc, tổ chức xã hội dân sự cùng ủng hộ 10 nguyên tác cơ bản về 3 lĩnh vực là: quyền con người, lao động và bảo vệ môi trường nhằm hỗ trợ việc thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Hai nguyên tắc đầu tiên trong Thỏa ước này đề cập trực tiếp về quyền con người: - Doanh nghiệp cần hỗ trợ và tôn trọng các quyền con người đã được quốc tế ghi nhận; - Doanh nghiệp cần đảm bảo không gây ra vi phạm quyền con người. Các nguyên tắc hướng dẫn về doanh nghiệp và quyền con người. Nguyên tắc này do Đại diện đặc biệt về vấn đề quyền con người, tập đoàn xuyên quốc gia và các doanh nghiệp khác soạn thảo, sau đó được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua theo nghị quyết 17/4 ngày 16/6/2011. Các Nguyên tắc hướng dẫn gồm 3 chương với 31 nguyên tắc xác định vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, doanh nghiệp trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người trong bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo để các cá nhân, nhóm bị ảnh hưởng có thể tiếp cận được với các biện pháp khác phục hậu quả dựa trên khuôn khổ “bảo vệ, tôn trọng và khắc phục” của Liên hợp quốc. Các nguyên tắc hướng dẫn này là văn bản mang tính chuẩn mực quốc tế đầu tiên đưa ra các hướng dẫn cụ thể để quốc gia và doanh nghiệp có thể xây dựng chính sách, pháp luật, thủ tục, quy trình nhằm ngăn ngừa à giải quyết những rủi ro, tác động về quyền con người khi các tập đoàn, doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh. Có thể coi các Nguyên tắc này là một cương lĩnh hành động dựa trên chuẩn mực quốc tế cho quốc gia và doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình về quyền con người. Nguyên tắc nêu rõ trách nhiệm của doanh nghiệp là phải “tôn trọng” quyền con người. Trách nhiệm tôn trọng quyền con người được hiểu là trách nhiệm kiềm chế và kiểm soát các hoạt động của mình để không gây ra hoặc góp phần gây ra vi phạm quyền con người và trong trường hợp có vi phạm xảy ra, cần có biện pháp khắc phục tác động tiêu cực đến nhân quyền do mình gây ra. Tiếp đó, doanh nghiệp cần chủ động để ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến nhân quyền có liên quan đến hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ, các mối quan hệ kinh doanh của doanh nghiệp, kể cả khi doanh nghiệp không trực tiếp gây nên các tác động đó. 316 Trách nhiệm tôn trọng quyền con người là một chuẩn mực toàn cầu, đòi hỏi mọi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Trách nhiệm về quyền con người Pháp luật Việt Nam Vi phạm trách nhiệm về quyền con người Kinh doanh và quyền con người Trách nhiệm của doanh nghiệpTài liệu liên quan:
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 320 0 0 -
62 trang 302 0 0
-
197 trang 275 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 274 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 262 0 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 225 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 223 0 0 -
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 210 0 0 -
11 trang 205 0 0
-
THÔNG TƯ Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn
11 trang 193 0 0