Danh mục

Trải nghiệm làng nghề nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 899.79 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

A central task of todays high school experiential activity is to provide a career-oriented basis for students. Each locality needs to promote its strengths to perform this task. Based on the determination of the potential of careeroriented support for high school students of the craft villages in the province, the article proposes a craft village experience activity to orient careers for students in high school in Phu Tho province.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trải nghiệm làng nghề nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ VJE Tạp chí Giáo dục, Số 486 (Kì 2 - 9/2020), tr 48-53 ISSN: 2354-0753 TRẢI NGHIỆM LÀNG NGHỀ NHẰM ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ Phan Thị Tình1,+, Hoàng Công Kiên1, Trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ; 1 Cao Huy Phương1, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ 2 Đặng Thị Phương Thanh1, + Tác giả liên hệ ● Email: tinhsanhvu@gmail.com Trần Đình Chiến1, Phùng Quốc Lập2 Article History ABSTRACT Received: 04/8/2020 A central task of todays high school experiential activity is to provide a Accepted: 20/8/2020 career-oriented basis for students. Each locality needs to promote its strengths Published: 20/9/2020 to perform this task. Based on the determination of the potential of career- oriented support for high school students of the craft villages in the province, Keywords the article proposes a craft village experience activity to orient careers for career orientation, career students in high school in Phu Tho province. The richness in production and experience, experience business fields of craft villages in Phu Tho province will create good activities, Phu Tho province, opportunities in career exploration, job selection, quality training to meet job high school. requirements for student of Phu Tho province.1. Mở đầu Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàndiện GD-ĐT đã xác định một trong những mục tiêu của giáo dục phổ thông là: “Phát triển trí tuệ, thể chất, hìnhthành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh”(Ban Chấp hành Trung ương, 2013). Theo đó, một trong những quan điểm xây dựng và phát triển chương trình giáodục phổ thông là bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học và liên thông với chương trình giáo dục nghềnghiệp (Bộ GD-ĐT, 2018a). Quan điểm này được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực, các hoạt động giáo dục. Đặcbiệt, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình là hoạt động giáo dục có tiềm năng lớn, tạo nên ở họcsinh sự thích ứng với môi trường và nghề nghiệp tương lai (Bộ GD-ĐT, 2018). Mục tiêu hoạt động trải nghiệm,hướng nghiệp cấp THPT được xác định: “Học sinh phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn đượcnghề nghiệp tương lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp” (Bộ GD-ĐT, 2018b, tr 5). Trải nghiệm những hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương là một trong những yêu cầu trongnội dung trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh THPT (Bộ GD-ĐT, 2018b, tr 35). Các lĩnh vực nghề nghiệp tạinhững làng nghề gắn với đặc thù địa phương nơi học sinh sinh sống là một kênh thông tin quan trọng cung cấp kiếnthức thực tiễn về một số lĩnh vực, hoạt động nghề. Trải nghiệm làng nghề sẽ mang lại cho học sinh cơ hội tìm hiểunghề nghiệp, tạo cơ sở để học sinh lựa chọn hướng nghề nghiệp và rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với địnhhướng nghề nghiệp.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Vấn đề định hướng nghề nghiệp qua trải nghiệm làng nghề Theo Từ điển tiếng Việt, “nghề nghiệp” là nghề làm để sinh sống và để phục vụ xã hội (Hoàng Phê, 2010, tr 676);Định hướng nghề nghiệp là một khái niệm giáo dục toàn diện và liên tục được thiết kế để cung cấp cho các cá nhânở cấp trung học các thông tin, kinh nghiệm chuẩn bị cho họ sống và làm việc trong một xã hội, môi trường cần thiết(Nguyễn Thị Kim Nhung và Lương Thị Thành Vinh, 2018). “Trải có nghĩa là đã từng qua, từng biết, từng chịu đựng; còn nghiệm có nghĩa là kinh qua thực tế nhận thấy điềunào đó là đúng (Hoàng Phê, 2003, tr 1020). Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa, là nơi quần cư đông người,sinh hoạt có tổ chức, kỉ cương, tập quán riêng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề, mà còn gồmnhững người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công việc. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, làng nghề còngiữ gìn bản sắc dân tộc và đặc điểm riêng của địa phương (Dương Đình Thắng, 2017). Từ các quan niệm trên, có thể 48 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 486 (Kì 2 - 9/2020), tr 48-53 ISSN: 2354-0753thấy rằng: Trải nghiệm làng nghề nhằm định hướng nghề nghiệp là trải qua, kinh qua, thâm nhập vào một nơi quầncư đông người cùng sống và cùng phát tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: