Danh mục

TRẦM HƯƠNG

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 340.08 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cây gỗ lớn thường xanh, tán thưa, cao 15-20(-30)m, đường kính đạt tới 4060cm hay hơn. Thân thường thẳng, đôi khi có rãnh dạng lòng máng; vỏ màu nâu xám, nứt dọc nhẹ, dễ bóc và tước ngược từ gốc lên. Cành mảnh, cong queo, màu nâu nhạt, có lông hoặc nhẵn. Lá đơn mọc so le; phiến lá hình trứng, bầu dục thuôn đều hoặc mác thuôn, kích thước 5-12x2,5-9 cm, mỏng như giấy hoặc dai như da, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới nhạt hơn và có lông mịn, đầu nhọn hay thuôn nhọn và tận cùng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TRẦM HƯƠNG TRẦM HƯƠNG Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte, 1914 Tên khác: Trầm, Dó bầu, Dó trầm H ọ: Trầm – Thymelaeaceae Tên thương phẩm: Agar wood, Agar-wood oil, Malayan eaglewoodHình thái Cây gỗ lớn thường xanh, tán thưa,cao 15-20(-30)m, đường kính đạt tới 40-60cm hay hơn. Thân thường thẳng, đôikhi có rãnh dạng lòng máng; vỏ màu nâuxám, nứt dọc nhẹ, dễ bóc và tước ngượctừ gốc lên. Cành mảnh, cong queo, màunâu nhạt, có lông hoặc nhẵn. Lá đơn mọcso le; phiến lá hình trứng, bầu dục thuônđều hoặc mác thuôn, kích thước 5-12x2,5-9cm, mỏng như giấy hoặc dai như da, mặttrên màu lục bóng, mặt dưới nhạt hơn vàcó lông mịn, đầu nhọn hay thuôn nhọn vàtận cùng có mũi ngắn; gốc thon nhọn dần,hình nêm; cuống lá ngắn, dài 4-6mm. Cụm hoa dạng tán hoặc chùm tán,mọc ở nách lá hoặc ở đầu cành; cuốngcụm hoa mảnh. Hoa nhỏ, đài hợp ở phầndưới, hình chuông, màu vàng lục, trắng Trầm hương - Aquilaria crassna Pierre ex Lecomtenhạt hoặc vàng xám, có 5 thùy, cánh hoa10, nhị 10; bầu hình trứng 2 ô, có lông 1- Cành mang lá và hoa; 2- Quảrậm, phía dưới có tuyến mật. Quả nang gần hình trứng ngược hay hình quả lê, dài 4cm, đường kính 2,5-3cm, có lôngmềm, ngắn, có mang đài tồn tại, khi khô nứt thành 2 mảnh. Mỗi quả thường 1-2 hạt.Các thông tin khác về thực vật Chi Trầm (Aquilaria) trong Hệ Thực vật Việt Nam đã biết có 4 loài: Trầm hương – A.crassna Pierre ex Lecomte; dó baillon – A. baillonii Pierre ex Lecomte, dó bana – A. banaensaePhamhoang. (Phạm Hoàng Hộ, 1992; 2003) và dó quả nhăn – A. rugosa L.C. Kiet & Krbler (LêCông Kiệt et al, 2005). Các loài dó baillon (A. baillon), dó bana (A. banaensae) và dó quả nhăn(A. rugosa) đều là đặc hữu. Hai loài dó baillon, dó bana đều mới gặp phân bố ở một vài nơithuộc Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và Quảng Nam. Còn loài dó quả nhăn (A. rugosa) mới đượcphát hiện tại Kon Tum. Theo dự đoán của nhiều nhà thực vật, ở Việt Nam có thể phát hiệnthêm 2 loài nữa thuộc chi Trầm hương. Đó là loài trầm hương trung quốc – A. chinensis (Lour.)Sprengel ở các tỉnh phía Bắc và loài trầm hương indonesia – A. malaccensis Lamk. ở các tỉnhphía Nam. Song đến nay, những nghiên cứu về các mặt sinh học (phân loại, sinh thái…), hoáhọc (tinh dầu và thành phần hoá học của tinh dầu…) cũng như quá trình sinh tổng hợp tạo khốitrầm trong cây… đối với các loài trong chi Trầm (Aquilaria) ở nước ta hiện còn quá ít. Nguồn trầm hương hiện có trên thị trường thế giới chủyếu vẫn chỉ được khai thác từ 3 loài Trầm: Aquilariamalaccensis Lamk (từ Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia,Myanma), Aquilaria crassna (từ Việt Nam, Lào, Campuchia)và Aquilaria sinensis (Lour.) Sprengel. (từ Trung Quốc). Cả 3loài đều có nhiều đặc điểm rất giống nhau.Phân bốViệt Nam: Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình,Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, ThừaThiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, ĐắkLắk, Đắk Nông, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hoà, An Giang,Kiên Giang. Ba khu vực nhiều trầm hương nhất là Hà Tĩnh,Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, An Giangvà Kiên Giang (đảo Phú Quốc). Hiện nay các cá thể trưởng thành của trầm hương cơbản bị tuyệt diệt trong tự nhiên. Nhưng diện tích rừng trồngngày một tăng, tới năm 2005 tổng diện tích rừng trồng trầmtrong cả nước đã vào khoảng 6.000 ha. Riêng tỉnh Hà Tĩnh là Phân bố của trầm hương2.732 ha và huyện Hương Khê 336 ha (Chi cục phát triển ở Việt NamLâm nghiệp Hà Tĩnh).Thể giới: Lào và Campuchia.Đặc điểm sinh học Trầm hương phân bố rải rác trong các loại hình rừng thường xanh, ẩm nhiệt đới, nguyênsinh hoặc thứ sinh, trên đỉnh núi, ở sườn núi hoặc trên đất bằng, có độ cao 50-1.000(-1.200)m(so với mặt biển). Chúng thường mọc ở các sườn núi có độ dốc nhỏ và thoát nước tốt. Trầmhương thường mọc cùng với các loài cây gỗ lớn như sao (Hopea spp.), huỳnh (Tarrietiajavanica), gụ mật (Sindora siamensis )… Đôi khi còn gặp trầm hương sinh trưởng trong rừngthứ sinh cùng với các loài như thanh thất (Ailanthus triphysa), mò lưng bạc (Cryptocaryametcalfiana), bưởi bung (Acronychia pedunculata), mít nài (Artocarpus spp.), ràng ràng(Ormosia spp.)… Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 20-280C với tổng lượng mưa từ1.500 đến 2.500mm/năm là rất phù hợp với sinh trưởng, phát triển của trầm hương. Cây ưa đất feralitic điển hình, đất feralitic trên núi phong hoá từ đá kết, đá phiến hay granit;với lớp đất mặt mỏng hoặc trung bình, hơi ẩm, chua hoặc gần trung tính (pH 4-6). Mùa hoa tháng 4-5, quả chín vào tháng 7-8. Trầm hương sinh trưởng, phát triển tương đối nhanh, các cá thể nhân giống từ hạt ở giaiđoạn 5-8 tuổi đã đạt chiều cao ...

Tài liệu được xem nhiều: