Trao đổi và tương tác xã hội trong đời sống nông thôn -
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trao đổi và tương tác xã hội trong đời sống nông thôn -đổi và tương tác xã hội...TRIẾT - LUẬT - TÂM LÝ - XÃ HỘITraoHỌCTrao đổi và tương tác xã hội trong đời sống nông thônĐặng Thị Việt Phương *Bế Quỳnh Nga **Tóm tắt: Trao đổi và tương tác xã hội là một trong những chủ đề quan trọng trongnghiên cứu khoa học xã hội, nhưng lại ít nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứutrong nước. Bài viết xem xét các hình thức trao đổi và tương tác xã hội của cư dânnông thôn Việt Nam trên cơ sở dữ liệu khảo sát ở các xã thuộc tỉnh Nam Định và AnGiang. Những trao đổi, tương tác hàng ngày giữa các nhóm họ hàng, hàng xóm haybạn bè là cách để người dân tham gia và/ hoặc duy trì các liên hệ xã hội tại địaphương. Tư cách thành viên của một tổ chức xã hội hay việc tham gia các hoạt độngcộng đồng cũng là cách để họ tích hợp vào đời sống xã hội của làng và mở rộng mạnglưới xã hội vượt qua các nhóm sơ cấp như gia đình và họ hàng; những đặc trưng trongcác khuôn mẫu trao đổi xã hội khác nhau trong cư dân nông thôn.Từ khóa: Tương tác xã hội; trao đổi; nông thôn.1. Mở đầuXã hội học nghiên cứu trao đổi xã hội từgóc độ mối quan hệ qua lại giữa các chủ thểxã hội. Nhân học coi trao đổi xã hội là cáchmà các cá nhân/ nhóm thực hiện nghĩa vụ/bổn phận của mình đối với người/ nhóm kia.Những trao đổi giữa các cá nhân/nhóm nhưthế tạo thành các mạng lưới trao đổi xã hội.Bài viết này xem xét các dạng thức traođổi và tương tác xã hội trong đời sống nôngthôn; những đặc trưng trong cách thức cưdân nông thôn huy động các liên hệ xã hộivào trong quá trình trao đổi nhằm tối đa hóanhững lợi ích mà mối liên hệ đó mang lại.Việc xem xét các dạng thức trao đổi xã hộikhác nhau, cũng như cách thức các cá nhânđặt mình vào trong những trao đổi cụ thể,có thể giúp chúng ta nhìn sâu hơn mộtchiều cạnh của biến đổi xã hội trong nôngthôn Việt Nam hiện nay. Bài viết sử dụngcơ sở dữ liệu từ kết quả khảo sát 800 hộ giađình tại bốn xã: Giao Tân, Hải Vân (tỉnhNam Định), Mỹ An và Hòa Bình (tỉnh AnGiang) vào năm 2014.(*)2. Trao đổi và tương tác xã hội thôngqua các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp2.1. Trao đổi và tương tác xã hội trongnhóm họ hàngHọ hàng vốn vẫn được xem là một mạnglưới xã hội, cấu thành một dạng vốn xã hộiquan trọng đối với người dân nông thôn.Việc có hoặc không có họ hàng, bà con ởgần cũng quyết định các dạng thức trao đổixã hội trong đời sống hàng ngày. Kết quảkhảo sát tại Nam Định và An Giang choThạc sĩ, Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa họcxã hội Việt Nam. ĐT: 0912289693.Email: dangvietphuong@yahoo.com. Nghiên cứu nàyđược tài trợ bởi Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệquốc gia (Nafosted) trong đề tài mã số I3.3-2012.01.(**)Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hộiViệt Nam. ĐT: 0912385446.Email: ngabq@yahoo.com.(*)65Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10(95) - 2015thấy, về cơ bản, người trả lời (NTL) đã sinhsống tại địa phương từ khi lập hộ và hầu hếtđều sống gần tất cả bà con họ hàng củamình. NTL từ nơi khác chuyển đến cũngđồng thời là những người có ít bà con họhàng sống xung quanh. Việc có họ hàngcùng cư trú tại địa phương thuận lợi cho cáctrao đổi giữa các thành viên trong nhóm sơcấp, khi khoảng cách địa lí không phải làmột trở ngại trong tương tác giữa các thànhviên. Ở cả hai tỉnh, đa số NTL là dân bảnđịa đều cho biết họ gặp gỡ họ hàng hàngtuần. Nhóm làm nông/ lâm/ ngư nghiệp cótần suất thăm hỏi bà con, họ hàng thườngxuyên hơn nhóm thương mại dịch vụ vànhóm nghề khác. Không có sự khác biệt có ýnghĩa thống kê giữa điều kiện kinh tế của hộ,giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân của NTL,vai trò trong gia đình của NTL (NTL là chủhộ hay không) với tần suất thăm hỏi bà con,họ hàng của NTL. Tựu trung lại, có thể thấynhững tương tác giữa NTL với bà con họhàng là phổ biến trong hoạt động sốngthường nhật của cư dân nông thôn hai tỉnh.Ngoài việc xác nhận gặp gỡ bà con họhàng hàng tuần, dữ liệu không cho phépxem xét tính đa dạng của những trao đổi xãhội phát sinh từ các mối quan hệ họ hàngthân thuộc này, ngoài việc xem đó như làkênh trao đổi thông tin. Chẳng hạn, trongtrường hợp có những tương tác thườngxuyên, bà con họ hàng và các thành viên giađình có thể trở thành một kênh thông tin đểmọi người chia sẻ với nhau tin tức. Nhưngtrong nghiên cứu này, chỉ có chưa đầy 10%số NTL cho biết họ nhận được các tin tứcđịa phương từ bà con họ hàng và các thànhviên trong gia đình. Tỷ lệ này ở An Giangthấp hơn so với Nam Định (7,8% so với12,0%), nhưng tương đồng nhau ở tất cả66các nhóm, dù là có họ hàng sống tại xã haykhông. Có vẻ như giữa các liên minh họhàng tồn tại các dạng trao đổi xã hội kháchơn là trao đổi thông tin. Tham khảo thêmkết quả điều tra nông dân 2009 - 2010(1) cóthể giúp giải thích phần nào về các quan hệhọ hàng ở nông thôn hai vùng đồng bằngsông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.Đa số NTL (91,7%) ở cả hai vùng đồngbằng đều ghi nhận sự hỗ trợ của họ hàngkhi gia đình có những việc lớn như cướixin, giỗ ...
Tìm kiếm tài liệu theo từ khóa liên quan:
Tương tác xã hội Trao đổi xã hội Đời sống nông thôn Tương tác xã hội trong nhóm hàng xóm Tương tác xã hội trong nhóm họ hàng Tương tác xã hội trong nhóm bạn bèTài liệu liên quan:
-
Mô hình phân tích xã hội theo lý thuyết xã hội học vi mô
10 trang 59 0 0 -
Mô hình phân tích xã hội theo lý thuyết xã hội học vi mô (8tr)
8 trang 43 0 0 -
Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 1 - Võ Tá Tri, Vũ Văn Hùng (Đồng chủ biên)
94 trang 31 0 0 -
Nghiên cứu nền tảng Xã hội học: Phần 1
381 trang 31 0 0 -
12 trang 25 0 0
-
Đánh giá 10 năm xây dựng nông thôn mới tỉnh Kiên Giang và những tồn tại, thách thức
5 trang 24 0 0 -
Thực trạng lựa chọn phương pháp điều trị của phụ huynh cho con có rối loạn phổ tự kỉ
8 trang 22 0 0 -
Bài giảng Xã hội học đại cương - Tập thể tác giả biên soạn
157 trang 21 0 0 -
102 trang 20 0 0
-
Giáo trình Nhập môn xã hội học: Phần 1 - ThS. Nguyễn Thị Như Thúy, ThS, Đặng Thị Minh Tuấn
94 trang 20 0 0 -
Trao đổi và tương tác xã hội trong đời sống nông thôn
10 trang 18 0 0 -
27 trang 17 0 0
-
Bài giảng Xã hội học đại cương
65 trang 17 0 0 -
Bài giảng Xã hội học đại cương - Trần Thị Phụng Hà
187 trang 17 0 0 -
Lý thuyết giá trị và mô hình biến đổi giá trị trong nghiên cứu xã hội học
11 trang 16 0 0 -
82 trang 15 0 0
-
Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 1 - NXB ĐHQG Hà Nội
81 trang 15 0 0 -
Báo cáo khoa học: Bản chất tương tác xã hội của giá trị
5 trang 15 0 0 -
5 trang 15 0 0
-
Thuyết trao đổi xã hội và quyền lực của Peter Blau và văn hóa quản lý
12 trang 14 0 0