Danh mục

Trí tuệ giả tạo: Internet đã làm gì bộ não của chúng ta - Phần 2

Số trang: 152      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.65 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Máy tính và Internet khiến chúng ta cảm thấy mình thông minh hơn. Chúng ta có thể tìm kiếm thông tin mình cần bất cứ lúc nào, tốc độ nhanh chóng và dữ liệu khổng lồ. Nhưng có thật là chúng ta đang trở nên thông minh hơn? Những tri thức mà chúng ta có thể có liệu có phải là tri thức mà bộ não của chúng ta sở hữu? Cuốn sách "Trí tuệ giả tạo: Internet đã làm gì chúng ta?" sẽ đem đến một câu trả lời mở, đây chính là một phần của cuộc tranh luận không có hồi kết về sức mạnh lẫn mối họa của Internet, của công nghệ tới cuộc sống con người. Mời các bạn cùng đón đọc phần 2 cuốn sách sau đây để biết thêm nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trí tuệ giả tạo: Internet đã làm gì bộ não của chúng ta - Phần 2 Chương 7 Bộ não của người tung hứngT hỉnh thoảng chúng ta mới lại nhìn thấy ngôi thứ nhất số ít trong cuốn sách này. Có vẻ đây là một khoảng thời gian thích hợp chotôi, người chép thuê, được tái xuất hiện thật nhanh. Tôi nhận ra rằngmình đã lấy của độc giả rất nhiều thời gian và không gian trong nhữngchương vừa qua và tôi lấy làm cảm kích vì sự kiên nhẫn của các bạn.Cuộc hành trình bạn đang trải qua cũng giống cuộc hành trình củatôi để tìm hiểu những thứ đang diễn ra trong đầu. Càng tìm hiểusâu hơn ngành thần kinh học và tiến bộ của công nghệ trí tuệ thì tôicàng thấy rõ rằng chỉ có thể đánh giá ý nghĩa và tầm ảnh hưởng củaInternet khi xem xét trong hoàn cảnh đầy đủ của lịch sử trí tuệ. Tốtnhất nên hiểu Internet, dù có thể rất mang tính cách mạng, như côngcụ mới nhất trong chuỗi công cụ giúp hình thành trí óc của loài người. Giờ đến câu hỏi quan trọng: Khoa học có thể cho ta biết những gìvề ảnh hưởng của việc sử dụng Internet lên cách trí óc của chúng tahoạt động? Chẳng có gì nghi ngờ rằng câu hỏi này sẽ là chủ đề củarất nhiều nghiên cứu trong những năm tới, dù chúng ta đã biết hoặccó thể phỏng đoán được nhiều thứ. Trên thực tế tin tức nhận đượcthậm chí còn khó chịu hơn tôi nghĩ. Hàng tá nghiên cứu của các nhàtâm lý học, các nhà sinh học thần kinh, các nhà giáo dục và các kỹ sư1 3 6 - t r í t u ệ g i ả tạ othiết kế Web đều đi đến một kết luận chung: khi lên mạng, chúng tabước vào một môi trường khuyến khích đọc bằng con trỏ chuột, tưduy nhanh chóng, phân tâm và học tập hời hợt. Vẫn có thể vừa lướtWeb vừa suy nghĩ sâu sắc, cũng giống như vừa đọc sách vừa suy nghĩhời hợt, tuy nhiên đó không phải kiểu tư duy mà công nghệ khuyếnkhích và tưởng thưởng. Có một điều chắc chắn: nếu, khi biết được những kiến thức ngàynay về bộ não, bạn lên kế hoạch phát minh một phương tiện có thểchỉnh lại các dây thần kinh càng nhanh và cẩn thận càng tốt, thì cólẽ cuối cùng bạn cũng sẽ thiết kế một thứ trông giống và hoạt độnggiống Internet. Không phải chúng ta có xu hướng thường xuyên dùng,thậm chí bị ám ảnh với Internet, mà là Internet mang tới chính xácloại tác nhân kích thích cảm giác và nhận thức – lặp lại, cường độ cao,tương tác, gây nghiện – được chứng minh là mang lại thay đổi nhanhvà mạnh trong các mạch và chức năng của bộ não. Ngoài ngoại lệ vớibảng chữ cái và hệ thống số đếm, Internet có lẽ là công nghệ thay đổitrí óc mạnh nhất từng được đưa vào sử dụng phổ cập. Ít nhất, kể từkhi xuất hiện sách thì đó cũng là công nghệ mạnh nhất. Ban ngày, phần lớn những người có truy cập Internet trong chúngta đều dành ít nhất vài giờ trực tuyến – đôi khi nhiều hơn – và trongkhoảng thời gian đó, chúng ta thường lặp lại nhiều lần các hoạt độnggiống hoặc tương tự nhau, thường với tốc độ cao và phản ứng lạinhững tín hiệu do màn hình hoặc loa mang tới. Một vài hành độngmang tính vật chất. Chúng ta gõ vào các phím trên bàn phím máytính. Chúng ta di chuyển chuột, nhấp vào các nút phải và trái và lănnút cuộn. Chúng ta di chuyển đầu ngón tay trên bàn cảm ứng. Chúngta dùng ngón cái để tạo văn bản bằng bàn phím thật hoặc mô phỏngtrên chiếc BlackBerry hoặc điện thoại di động. Chúng ta xoay nhữngchiếc iPhone, iPod và iPad để thay đổi các chế độ “ngang” và “dọc”khi đang sử dụng các biểu tượng trên màn hình cảm ứng. Bộ não của người tung hứng - 137 Khi chúng ta thực hiện những chuyển động này, Internet mang tớimột dòng ổn định các tín hiệu cho vỏ não thính giác, cảm giác và thịgiác của chúng ta. Có những cảm giác đến trực tiếp nhờ tay và ngóntay khi chúng ta nhấp chuột, cuộn, gõ và chạm. Có rất nhiều tín hiệuđến qua tai, chẳng hạn như tiếng chuông báo có email hoặc tin nhắnchat mới và rất nhiều kiểu chuông điện thoại di động báo các sự kiệnkhác nhau. Và, đương nhiên, có vô số tín hiệu thị giác xuất hiện trênvõng mạc khi chúng ta dạo chơi trong thế giới trực tuyến: không chỉnhững dòng văn bản, hình ảnh và phim thường xuyên thay đổi màcòn là những siêu liên kết đặc trưng bởi dòng chữ có màu hoặc gạchchân, con trỏ màn hình thay đổi hình dáng tùy thuộc vào chức năng,tiêu đề email mới được in đậm, những nút ảo mong chờ cú nhấpchuột, những biểu tượng và nhiều thành phần khác trên màn hìnhđang trông đợi được kéo và thả, nhiều khuôn mẫu đang yêu cầu đượcđiền đầy đủ, các quảng cáo pop-up và cửa sổ cần được đọc và đónglại. Internet cùng một lúc thu hút mọi giác quan của chúng ta – ngoạitrừ vị giác và khứu giác. Internet cũng mang tới một hệ thống tốc độ cao nhằm cung cấpcác phản ứng và phần thưởng – “sự củng cố tích cực” theo thuậtngữ tâm lý học – khuyến khích lặp lại cả hành động vật chất và tinhthần. Khi nhấp vào một đường liên kết, chúng ta lại có một thứ mớiđể xem và đánh giá. Khi tìm một từ khóa trên Google, chỉ trong nháymắt, chúng ta nhận được một danh sách dài các thông tin thú vị đểcân nhắc. Khi gửi một văn bản, tin nhắn chat hoặc email, chúng tathường nhận được câu trả lời chỉ sau vài giây hoặc vài phút. Khi dùngFacebook, chúng ta có thêm nhiều bạn bè mới và thân thiết hơn vớibạn bè cũ. Khi gửi một tweet qua Twitter, chúng ta có thêm ngườitheo dõi. Khi viết một bài blog, chúng ta nhận được bình luận từđộc giả hoặc đường liên kết từ các blogger khác. Tính tương tác củaInternet mang tới cho chúng ta những công cụ mạnh mẽ mới để tìm1 3 8 - t r í t u ệ g i ả tạ okiếm thông tin, thể hiện bản thân và trò chuyện với người khác. Nócũng biến chúng ta thành những con chuột bạch liên tục nhấn đònbẩy để nhận được một chút phát triển xã hội hoặc trí tuệ. Internet yêu cầu sự chú tâm của chúng ta trong một thời gian liêntục hơn truyền hình, đài hay báo buổi sáng. Hãy quan sát một đứatrẻ đang nhắn tin cho bạn bè, một sinh viên đang xem qua các tinnhắn và yêu cầu mới trên trang Facebook hay một doanh nhân đangkiểm tra email trên chiếc Bla ...

Tài liệu được xem nhiều: