Triển khai CDIO phục vụ công tác đào tạo và kiểm định chương trình Công nghệ kỹ thuật ô tô
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 437.94 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Triển khai CDIO phục vụ công tác đào tạo và kiểm định chương trình Công nghệ kỹ thuật ô tô" tập trung chia sẻ việc xác định chiến lược và đề xuất một lộ trình triển khai mô hình chất lượng AUN-QA hoặc TT-04 tại chương trình với bốn nội dung: nhu cầu kiểm định AUN-QA/TT-04; nhu cầu triển khai CDIO; triển khai CDIO hỗ trợ trực tiếp kiểm định thành công AUN-QA/TT-04; chiến lược, lộ trình triển khai CDIO. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triển khai CDIO phục vụ công tác đào tạo và kiểm định chương trình Công nghệ kỹ thuật ô tô TRIỂN KHAI CDIO PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ KIỂM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ Phạm Tuấn Anh1, Nguyễn Văn Tấn1, Đinh Hải Lâm1, Bùi Thị Kim Dung2 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một. Email: anhpt195@tdmu.edu.vn 2. Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG Thành phố Hồ Chí MinhTÓM TẮT Trường Đại học Thủ Dầu Một (ĐH-TDM) trong thời gian qua đã và đang đầu tư nguồn lựclớn để triển khai nhiều mô hình chất lượng hướng tới xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bêntrong như thực hiện công tác đánh giá chất lượng chương trình đào tạo theo thông tư 04/2016/TT-BGDĐT (TT-04) của Bộ Giáo dục và đào tạo; theo mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á -Đảm bảo chất lượng (AUN-QA); theo hướng tiếp cận CDIO (Conceive - Design - Implement -Operate). Việc kiểm định thành công các mô hình chất lượng ở cấp nhà trường cùng với triển khaimạnh mẽ các mô hình chất lượng cấp chương trình đào tạo đã từng bước nâng vị thế của trườngĐH-TDM trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Hiểu rõ chủ trương chiến lược của nhàtrường, Chương trình Kỹ thuật Cơ điện tử và Ô tô thuộc Viện Kỹ thuật Công nghệ đã chủ độnghoạch định các định hướng quan trọng nhằm chuẩn bị cho công tác kiểm định cấp chương trìnhđào tạo vào năm 2025 và quan trọng hơn cả là hướng tới kiến tạo chất lượng kỹ sư. Trong khuônkhổ tham luận này, nhóm tác giả tập trung chia sẻ việc xác định chiến lược và đề xuất một lộ trìnhtriển khai mô hình chất lượng AUN-QA hoặc TT-04 tại chương trình với bốn nội dung: (i) nhu cầukiểm định AUN-QA/TT-04, (ii) nhu cầu triển khai CDIO, (iii) triển khai CDIO hỗ trợ trực tiếpkiểm định thành công AUN-QA/TT-04, (iv) chiến lược, lộ trình triển khai CDIO. Từ khóa: Đánh giá ngoài, Kiến tạo chất lượng kỹ sư, AUN-QA, TT-04, CDIO.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây các mô hình chất lượng được công nhận trên thế giới và trongkhu vực đã và đang được áp dụng nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi cơ bản của mô hình đàotạo đại học Việt nam theo xu thế chung trên thế giới: từ mô hình đào tạo theo nội dung (contentbased education) chuyển dần sang đào tạo theo định hướng năng lực (outcome based education- OBE). Cũng trong thời gian này, trường Đại học Thủ Dầu Một (ĐH-TDM) đã và đang đầu tưnguồn lực lớn để triển khai nhiều mô hình chất lượng như kiểm định chất lượng theo thông tư04/2016/BGDĐT (TT-04) [1-3]; theo mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á - Đảm bảochất lượng (AUN-QA) [4, 5] theo hướng tiếp cận CDIO (Conceive – Design – Implement –Operate) [6]. Việc kiểm định thành công các mô hình chất lượng ở cấp nhà trường cùng vớitriển khai sâu rộng các mô hình chất lượng cấp chương trình đào tạo (CTĐT) đã và đang từngbước nâng vị thế của trường ĐH-TDM trong hệ thống giáo dục đại học hiện nay tại Việt Nam.Được thành lập và chính thức vận hành các CTĐT từ năm 2019, Chương trình Kỹ thuật Cơđiện tử và Ô tô (KCDOT) thuộc Viện Kỹ thuật Công nghệ (KTCN) đã chủ động hoạch địnhcác định hướng quan trọng theo chủ trương lớn của nhà trường nhằm chuẩn bị cho công tác 136kiểm định cấp chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật (CNKT) Ô tô vào năm 2025 vàquan trọng hơn cả là xây dựng chiến lược trong hành trình kiến tạo chất lượng kỹ sư thông quamột nền giáo dục chuyên biệt nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, có sức cạnh tranh caođáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường lao động trong và ngoài nước. Tập thể cán bộ giảngviên chương trình luôn nêu cao tinh thần chấp hành, nghiên cứu, học tập với sự hỗ trợ của cácchương trình tập huấn do trường tổ chức để triển khai thực hiện các công tác đảm bảo chấtlượng bên trong cấp chương trình, đồng thời hướng tới vận hành một cách có hệ thống chươngtrình đào tạo dựa trên sự tham khảo của hai mô hình kiểm định chất lượng cấp CTĐT gồm TT-04 và AUN-QA. Trong khuôn khổ tham luận này, bốn nội dung chính gồm: 1. Nhu cầu kiểmđịnh AUN-QA/TT-04; 2. Nhu cầu triển khai CDIO; 3. Triển khai CDIO hỗ trợ trực tiếp kiểmđịnh thành công AUN-QA/TT-04); 4. Chiến lược và lộ trình triển khai CDIO; được tập thể cánbộ giảng viên KCDOT xác định là nhiệm vụ chiến lược trong giai đoạn năm 2022-2025 nhằmchuẩn bị lộ trình kiến tạo chất lượng kỹ sư và triển khai các hoạt động quan trọng hỗ trợ côngtác đánh giá ngoài chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ô tô vào năm 2025.2. NHU CẦU KIỂM ĐỊNH AUN-QA/TT-04 CHO CÁC CTĐT Nhu cầu kiểm định AUN-QA/TT-04 được xác định là nâng cao hơn nữa vị thế của kỹ sưtốt nghiệp thuộc chương trình của Viện KTCN, vị thế của trường ĐH-TDMU trong đào tạo cánbộ kỹ thuật cho phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế của nước ta. Nhu cầu này của nhàtrường và của chương trình KCDOT có xuất phát điểm từ chính sách chất lượng đã và lan tỏamạnh mẽ trong giáo dục đại học (ĐH) của nước ta trong những năm gần đây. Có thể thấy đượcnhững nét cơ bản của xu thế này như sau: Thứ nhất, việc công nhận, áp dụng và chú trọng quan tâm của các trường và CTĐT đến“chất lượng của đầu ra” hay năng lực của người học có được sau khi tốt nghiệp các chươngtrình đào tạo. Đây là một thay đổi lớn lao và căn bản so với mô hình giáo dục truyền thống,việc công nhận “chất lượng của đầu ra” hay năng lực của người học có được sau khi tốt nghiệplà cơ hội để các đơn vị giáo dục mới thành lập vươn mình bình đẳng với các đơn vị đã có bềdày lịch sử phát triển. Thứ hai, việc công nhận, áp dụng và kiểm định theo các mô hình chất lượng áp dụng chochương trình và cho cơ sở giáo dục nhằm bảo đảm “chất lượng của đầu ra” như mong muốn(của người sử dụng) và nhằm duy trì và cải tiến không ngừng “chất lượng của đầu ra” đáp yêucầu thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động. Cũng tương tự như mô hình chất lượng ISO-9001, các mô hình bảo đảm chất lượng trong giáo dục ĐH như AUN-QA hay ABET xác địnhnhững “phẩm chất” mà CTĐT ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triển khai CDIO phục vụ công tác đào tạo và kiểm định chương trình Công nghệ kỹ thuật ô tô TRIỂN KHAI CDIO PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ KIỂM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ Phạm Tuấn Anh1, Nguyễn Văn Tấn1, Đinh Hải Lâm1, Bùi Thị Kim Dung2 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một. Email: anhpt195@tdmu.edu.vn 2. Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG Thành phố Hồ Chí MinhTÓM TẮT Trường Đại học Thủ Dầu Một (ĐH-TDM) trong thời gian qua đã và đang đầu tư nguồn lựclớn để triển khai nhiều mô hình chất lượng hướng tới xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bêntrong như thực hiện công tác đánh giá chất lượng chương trình đào tạo theo thông tư 04/2016/TT-BGDĐT (TT-04) của Bộ Giáo dục và đào tạo; theo mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á -Đảm bảo chất lượng (AUN-QA); theo hướng tiếp cận CDIO (Conceive - Design - Implement -Operate). Việc kiểm định thành công các mô hình chất lượng ở cấp nhà trường cùng với triển khaimạnh mẽ các mô hình chất lượng cấp chương trình đào tạo đã từng bước nâng vị thế của trườngĐH-TDM trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Hiểu rõ chủ trương chiến lược của nhàtrường, Chương trình Kỹ thuật Cơ điện tử và Ô tô thuộc Viện Kỹ thuật Công nghệ đã chủ độnghoạch định các định hướng quan trọng nhằm chuẩn bị cho công tác kiểm định cấp chương trìnhđào tạo vào năm 2025 và quan trọng hơn cả là hướng tới kiến tạo chất lượng kỹ sư. Trong khuônkhổ tham luận này, nhóm tác giả tập trung chia sẻ việc xác định chiến lược và đề xuất một lộ trìnhtriển khai mô hình chất lượng AUN-QA hoặc TT-04 tại chương trình với bốn nội dung: (i) nhu cầukiểm định AUN-QA/TT-04, (ii) nhu cầu triển khai CDIO, (iii) triển khai CDIO hỗ trợ trực tiếpkiểm định thành công AUN-QA/TT-04, (iv) chiến lược, lộ trình triển khai CDIO. Từ khóa: Đánh giá ngoài, Kiến tạo chất lượng kỹ sư, AUN-QA, TT-04, CDIO.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây các mô hình chất lượng được công nhận trên thế giới và trongkhu vực đã và đang được áp dụng nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi cơ bản của mô hình đàotạo đại học Việt nam theo xu thế chung trên thế giới: từ mô hình đào tạo theo nội dung (contentbased education) chuyển dần sang đào tạo theo định hướng năng lực (outcome based education- OBE). Cũng trong thời gian này, trường Đại học Thủ Dầu Một (ĐH-TDM) đã và đang đầu tưnguồn lực lớn để triển khai nhiều mô hình chất lượng như kiểm định chất lượng theo thông tư04/2016/BGDĐT (TT-04) [1-3]; theo mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á - Đảm bảochất lượng (AUN-QA) [4, 5] theo hướng tiếp cận CDIO (Conceive – Design – Implement –Operate) [6]. Việc kiểm định thành công các mô hình chất lượng ở cấp nhà trường cùng vớitriển khai sâu rộng các mô hình chất lượng cấp chương trình đào tạo (CTĐT) đã và đang từngbước nâng vị thế của trường ĐH-TDM trong hệ thống giáo dục đại học hiện nay tại Việt Nam.Được thành lập và chính thức vận hành các CTĐT từ năm 2019, Chương trình Kỹ thuật Cơđiện tử và Ô tô (KCDOT) thuộc Viện Kỹ thuật Công nghệ (KTCN) đã chủ động hoạch địnhcác định hướng quan trọng theo chủ trương lớn của nhà trường nhằm chuẩn bị cho công tác 136kiểm định cấp chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật (CNKT) Ô tô vào năm 2025 vàquan trọng hơn cả là xây dựng chiến lược trong hành trình kiến tạo chất lượng kỹ sư thông quamột nền giáo dục chuyên biệt nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, có sức cạnh tranh caođáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường lao động trong và ngoài nước. Tập thể cán bộ giảngviên chương trình luôn nêu cao tinh thần chấp hành, nghiên cứu, học tập với sự hỗ trợ của cácchương trình tập huấn do trường tổ chức để triển khai thực hiện các công tác đảm bảo chấtlượng bên trong cấp chương trình, đồng thời hướng tới vận hành một cách có hệ thống chươngtrình đào tạo dựa trên sự tham khảo của hai mô hình kiểm định chất lượng cấp CTĐT gồm TT-04 và AUN-QA. Trong khuôn khổ tham luận này, bốn nội dung chính gồm: 1. Nhu cầu kiểmđịnh AUN-QA/TT-04; 2. Nhu cầu triển khai CDIO; 3. Triển khai CDIO hỗ trợ trực tiếp kiểmđịnh thành công AUN-QA/TT-04); 4. Chiến lược và lộ trình triển khai CDIO; được tập thể cánbộ giảng viên KCDOT xác định là nhiệm vụ chiến lược trong giai đoạn năm 2022-2025 nhằmchuẩn bị lộ trình kiến tạo chất lượng kỹ sư và triển khai các hoạt động quan trọng hỗ trợ côngtác đánh giá ngoài chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ô tô vào năm 2025.2. NHU CẦU KIỂM ĐỊNH AUN-QA/TT-04 CHO CÁC CTĐT Nhu cầu kiểm định AUN-QA/TT-04 được xác định là nâng cao hơn nữa vị thế của kỹ sưtốt nghiệp thuộc chương trình của Viện KTCN, vị thế của trường ĐH-TDMU trong đào tạo cánbộ kỹ thuật cho phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế của nước ta. Nhu cầu này của nhàtrường và của chương trình KCDOT có xuất phát điểm từ chính sách chất lượng đã và lan tỏamạnh mẽ trong giáo dục đại học (ĐH) của nước ta trong những năm gần đây. Có thể thấy đượcnhững nét cơ bản của xu thế này như sau: Thứ nhất, việc công nhận, áp dụng và chú trọng quan tâm của các trường và CTĐT đến“chất lượng của đầu ra” hay năng lực của người học có được sau khi tốt nghiệp các chươngtrình đào tạo. Đây là một thay đổi lớn lao và căn bản so với mô hình giáo dục truyền thống,việc công nhận “chất lượng của đầu ra” hay năng lực của người học có được sau khi tốt nghiệplà cơ hội để các đơn vị giáo dục mới thành lập vươn mình bình đẳng với các đơn vị đã có bềdày lịch sử phát triển. Thứ hai, việc công nhận, áp dụng và kiểm định theo các mô hình chất lượng áp dụng chochương trình và cho cơ sở giáo dục nhằm bảo đảm “chất lượng của đầu ra” như mong muốn(của người sử dụng) và nhằm duy trì và cải tiến không ngừng “chất lượng của đầu ra” đáp yêucầu thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động. Cũng tương tự như mô hình chất lượng ISO-9001, các mô hình bảo đảm chất lượng trong giáo dục ĐH như AUN-QA hay ABET xác địnhnhững “phẩm chất” mà CTĐT ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Công nghệ kỹ thuật ô tô Kiểm định chương trình Công nghệ kỹ thuật ô tô Đào tạo chương trình Công nghệ kỹ thuật ô tô Lộ trình triển khai CDIO Mô hình chất lượng AUN-QAGợi ý tài liệu liên quan:
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 318 0 0 -
197 trang 275 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 273 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 260 0 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 224 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 222 0 0 -
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 209 0 0 -
11 trang 205 0 0
-
Nghi thức chào hỏi trong văn hóa giao tiếp của người Nhật
13 trang 160 0 0 -
Một số ứng dụng của xác suất thống kê
5 trang 146 0 0