Danh mục

Triển khai sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 223.47 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu Triển khai sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) được tiến hành tại quận Ngô Quyền, huyện Tiên Lãng và huyện Cát Hải, (Hải Phòng),huyện Tiền Hải (Thái Bình), huyện Giao Thủy (Nam Định) trong giai đoạn từ năm 2013 - 2014.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triển khai sinh kế thích ứng biến đổi khí hậuTriển khai sinh kế thích ứng biến đổi khí hậuHoàng Thị Ngọc HàTrương Quang HọcĐại học Quốc gia Hà NộiNghiên cứu Triển khai sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) đượctiến hành tại quận Ngô Quyền, huyện Tiên Lãng và huyện Cát Hải, (HảiPhòng),huyện Tiền Hải (Thái Bình), huyện Giao Thủy (Nam Định) trong giaiđoạn từ năm 2013 - 2014. Qua gần 1 năm triển khai, nghiên cứu đã đạt một sốkết quả như: Đào tạo được hơn 100 tập huấn viên nòng cốt về Giảm nhẹ rủi rothiên tai, thích ứng BĐKH và đánh giá tính dễ bị tổn thương, năng lực ứng phóthảm họa; Các tập huấn viên nòng cốt đã đánh giá được tính dễ bị tổn thươngdo BĐKH và năng lực ứng phó với thảm họa của địa phương; Xây dựng kếhoạch hành động quản lý rủi ro thiên tai và ứng phó BĐKH; Đề xuất mô hìnhsinh kế thích ứng với BĐKH cho mỗi địa bàn nghiên cứu.MỘT SỐ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI SINH KẾ THÍCH ỨNG VỚI BĐKHBĐKH đang tác động nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực của tự nhiên và kinhtế - xã hội trên phạm vi toàn cầu. Với các nước đang phát triển, trong đó có ViệtNam, nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ở các vùng ven biển sẽ chịu tác độngnặng nề nhất.Trong giai đoạn từ năm 2013 - 2014, Nhóm Phát triển cộng đồng sinh thái(ECODE) Khoa Sau đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội đã thực hiện một số hoạtđộng nghiên cứu, phát triển trong khuôn khổ các dự án “TP. Hải Phòng tăng cườngnăng lực chống chịu với BĐKH và rủi ro thiên tai (RRTT) (HRCD) của Tầm nhìnthế giới (World Vision) tại Việt Nam và dự án Tăng cường năng lực đối tác nhằmcải thiện năng lực chống chịu với BĐKH (PRC) của Trung tâm Bảo tồn sinh vậtbiển và Phát triển cộng đồng (MCD), với mục tiêu chính là nâng cao năng lực chocộng đồng ven biển khu vực đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) về giảm nhẹ rủi rothiên tai, ứng phó BĐKH và nghiên cứu - triển khai các giải pháp sinh kế thíchứng.Trong khuôn khổ 2 Dự án PRC và HRCD, nhóm ECODE tổng hợp và phát triểnthành sơ đồ sau:Sơ đồ quy trình xây dựng năng lực ứng phó BĐKHVới nhiều cách tiếp cận (Hệ thống - liên ngành, kết hợp tiếp cận từ dưới lên và từtrên xuống, tham khảo khung sinh kế bền vững và các phương pháp R&D phùhợp), Dự án đã thu được các kết quả chính:XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NÒNG CỐT VỀ ĐÁNH GIÁ RRTT VÀTHÍCH ỨNG VỚI BĐKHĐể thực hiện các hoạt động R&D tại các địa bàn dự án của World Vision, nhómECODE đã triển khai 3 khóa tập huấn chia thành nhiều đợt khác nhau cho gần 100cán bộ nòng cốt cấp huyện (20%) và cấp xã (80%) (trung bình 30 người/quận,huyện). Nội dung bao gồm: Kiến thức và kỹ năng cơ bản về tập huấn (TOT); Kiếnthức chung về BĐKH và RRTT; Phương pháp lập kế hoạch hành động cộng đồnggiảm nhẹ RRTT và ứng phó BĐKH; Phương pháp thực hiện HVCA - đánh giáhiểm họa, tính dễ tổn thương và khả năng ứng phó của cộng đồng; Quy trình đánhgiá sinh kế và phát triển các giải pháp sinh kế thích ứng (SKTƯ).Kết thúc khóa tập huấn về TOT, các tập huấn viên (THV) địa phương đã xâydựng được kế hoạch tập huấn cụ thể cho cộng đồng, chủ động việc biên soạn nộidung và thực hành giảng thử tại các xã trước khi tổ chức các lớp tập huấn chínhthức cho người dân.Với khóa tập huấn về đánh giá HVCA và đánh giá sinh kế, các tập huấn viên đãnắm rõ phương pháp PRA và thực hiện thành thạo 9 công cụ thảo luận, bao gồm:Phỏng vấn sâu có định hướng, quan sát trực tiếp, bản đồ hiểm họa, lịch mùavụ/sinh kế, hồ sơ lịch sử thiên tai, phân tích SWOT, sơ đồ Venn và ma trận tổnghợp, xếp hạng tổn thương.Đồng thời, THV được trang bị các kỹ năng tổ chức và thực hiện các cuộc thamvấn lãnh đạo các cấp huyện, xã để tìm hiểu, cập nhật các chủ trương, chính sách,quy hoạch, kế hoạch của chính quyền. Đây là nỗ lực kết hợp hai phương pháp tiếpcận từ dưới lên (dựa vào cộng đồng) và từ trên xuống (chính sách, thể chế) nhằmđạt hiệu quả cao trong việc xây dựng các kế hoạch ứng phó BĐKH, phát triểnSKTƯ.ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC ỨNG PHÓ BĐKHCỦA CÁC XÃ, THỊ TRẤN VEN BIỂNỨng dụng các phương pháp và công cụ khác nhau, với sự hỗ trợ nhóm nghiêncứu - triển khai đã tiến hành đánh giá tác động của BĐKH và năng lực ứng phó củacộng đồng tại 8 xã/phường của cả khu vực nông thôn và đô thị tại 3 quận/huyệnCát Hải, Tiên Lãng và Ngô Quyền (Hải Phòng). Tại đây, cán bộ và người dân địaphương có thể tự đánh giá về địa bàn mình, xác định được tính nhạy cảm và nhữngnguy cơ bị tổn thương về con người, sinh kế, tài sản, môi trường khi bị tác độngbởi BĐKH, đồng thời xác định năng lực hiện có trong việc ứng phó lâu dài. Kếtquả cho thấy, điểm chung của 3 địa bàn nghiên cứu đều có nguy cơ rủi ro cao dotác động của BĐKH. Các xã/phường đều nằm ven biển, có vị trí thấp so với mựcnước biển, dân số đông và sinh kế phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Các vùng nàychịu ảnh hưởng lớn từ hiện tượng nước biển dâng gây xâm nhập mặn và thu hẹpdiện tích đất sản xuất; bị tác động thường xuyên bởi bão, ngâp lụt, hạn hán…Trongkhi đó, năng lực ứng phó của người dân và chính quyền còn hạn chế, người dânv ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: