[Triết Học] Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học - GS,TS. Đỗ Nguyên Phương phần 2
Số trang: 18
Loại file: pdf
Dung lượng: 407.44 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tương tự với Môrely, lý thuyết về quyền bình đẳng tự nhiên của G. Mably (1709-1785) được coi là cơ sở trong các luận điểm xã hội - chính trị của ông. 3. Chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán đầu thế kỷ XIX
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
[Triết Học] Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học - GS,TS. Đỗ Nguyên Phương phần 2 Với Môrely, người mà cho đến nay giới sử học vẫn còn chưa biết rõ về tiểu sử của ông, tác giả của Bộ luật của tự nhiên. Trong đó ông đã trình bày một hệ thống những quan điểm có tính chất xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa không tưởng trên cơ sở cho rằng quyền bình đẳng là tự nhiên, vốn có của con người, như đã từng diễn ra trong thời kỳ công xã nguyên thuỷ và vẫn tồn tại trong một số bộ lạc thời kỳ đó, chế độ tư hữu ra đời đã làm tiêu tan cái quyền bình đẳng tự nhiên ấy. Tương tự với Môrely, lý thuyết về quyền bình đẳng tự nhiên của G. Mably (1709-1785) được coi là cơ sở trong các luận điểm xã hội - chính trị của ông. 3. Chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán đầu thế kỷ XIX a) Hoàn cảnh lịch sử Cuối thế kỷ XVIII được coi là thời kỳ bão táp của cách mạng tư sản. Trên lĩnh vực kinh tế, sự ra đời của nền sản xuất công nghiệp đã diễn ra nhanh chóng ở nước Anh, một phần châu Âu lục địa và Bắc Mỹ. Sản xuất công nghiệp đã nhanh chóng làm biến đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của thế giới mà theo đánh giá của Các Mác và Phriđrích Ăngghen: chỉ sau hơn hai thế kỷ tồn tại, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một khối lượng của cải vật chất nhiều hơn tất cả các thời đại trước gộp lại. Lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng kéo theo sự biến đổi và ngày càng hoàn thiện quan hệ sản xuất chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Cùng với quá trình ấy, sự ra đời và hình thành ngày càng rõ nét hai lực lượng xã hội đối lập nhau: giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. Giai cấp tư sản đã củng cố từng bước vững chắc địa vị thống trị của mình và cũng bắt đầu bộc lộ những bản chất cố hữu của nó: bóc lột, áp bức nhân dân lao động vì quyền lợi của giai cấp mình. Trong khi đó, giai cấp công nhân xuất hiện, từng bước lớn mạnh, trở thành một lực lượng xã hội quan trọng trong lĩnh vực sản xuất, trong nền kinh tế. Trong lĩnh vực xã hội - chính trị, họ cũng như các giai cấp và tầng lớp lao động khác, bị áp bức, bóc lột thậm tệ. Tình trạng bất công xã hội, bất bình đẳng và nghèo khó đè nặng lên vai họ. Trong điều kiện ấy, những phản kháng đầu tiên của giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động ngày càng tăng lên. Nhận thức được sự phản kháng ấy, một bộ phận trí thức tư sản và tiểu tư sản có tư tưởng cấp tiến đã phản ánh những lợi ích, khát vọng của giai cấp công nhân và của quần chúng lao động bị áp bức chống lại sự bất công xã hội. Một giai đoạn mới trong tiến trình phát triển của tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã bắt đầu với tên tuổi của 3 nhà tư tưởng vĩ đại: Hăngri Đơ Xanh Ximông, Sáclơ Phuriê và Rôbớt Ôoen. 18 b) Các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng - phê phán tiêu biểu - Cơlôđơ Hăngri Đơ Xanh Ximông (1769 - 1825) Ông là người viết nhiều tác phẩm đề cập nhiều nội dung có tính chất xã hội chủ nghĩa. Trước hết, ông có công lao đề cập, luận giải cho lý thuyết về giai cấp và xung đột giai cấp. Mặc dù ông chưa thể phân định chính xác về nguồn gốc cũng như bản chất kinh tế - xã hội của các giai cấp nhưng đây là một đóng góp mới của ông đối với kho tàng tri thức nhân loại về xã hội nói chung, về tư tưởng xã hội chủ nghĩa nói riêng. Ông tự tuyên bố là người phát ngôn của giai cấp cần lao và giải phóng giai cấp ấy là mục đích cuối cùng của những nỗ lực mà ông thực hiện trong cuộc đời. Ông cũng chỉ ra tính chất nửa vời, thiếu triệt để và không vì lợi ích của nhân dân lao động, của cuộc Cách mạng tư sản Pháp 1789, nên theo ông cần có một cuộc cách mạng mới, một cuộc tổng cách mạng. Để thực hiện cuộc cách mạng mới đó, ông chủ trương phải bằng con đường bình yên chung, mặc dù thời trẻ ông từng cống hiến sức lực của mình trong cuộc kháng chiến chống xâm lược của những người anh em ở Bắc Mỹ. Quan niệm của ông về chế độ sở hữu của xã hội tương lai chứa đựng mâu thuẫn. Một mặt, ông cho rằng, trong xã hội ấy, chế độ sở hữu phải được tổ chức sao cho có lợi nhất cho toàn xã hội. Nhưng mặt khác, ông lại không chủ trương xoá bỏ chế độ tư hữu, mà chỉ cố gắng xoá bỏ sự phân hoá giàu nghèo một cách quá đáng, thông qua và bằng cách thực hiện chế độ tư hữu một cách phổ biến. - Sáclơ Phuriê (1772 - 1837) Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thương gia không mấy suôn sẻ trong việc buôn bán, S. Phuriê sớm được tiếp xúc với thương trường của xã hội tư bản phát triển. Là một người không được học hành đến nơi đến chốn, nhưng bù lại ông có một trí thông minh tuyệt vời. Tinh tế trong quan sát, sắc sảo trong nhận xét đánh giá, ông nắm rất vững phép biện chứng trong quan sát, phát hiện và phân tích vấn đề, sử dụng tài tình nguyên tắc antinomi trong trình bày các quan niệm về xã hội... Đó là những đặc thù trong nhân cách của S. Phuriê. Ngay từ khi chủ nghĩa tư bản đang ở trong buổi bình minh của tự do cạnh tranh, S.Phuriê đã phát hiện ra tình trạng vô chính phủ của nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Trong nền kinh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
[Triết Học] Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học - GS,TS. Đỗ Nguyên Phương phần 2 Với Môrely, người mà cho đến nay giới sử học vẫn còn chưa biết rõ về tiểu sử của ông, tác giả của Bộ luật của tự nhiên. Trong đó ông đã trình bày một hệ thống những quan điểm có tính chất xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa không tưởng trên cơ sở cho rằng quyền bình đẳng là tự nhiên, vốn có của con người, như đã từng diễn ra trong thời kỳ công xã nguyên thuỷ và vẫn tồn tại trong một số bộ lạc thời kỳ đó, chế độ tư hữu ra đời đã làm tiêu tan cái quyền bình đẳng tự nhiên ấy. Tương tự với Môrely, lý thuyết về quyền bình đẳng tự nhiên của G. Mably (1709-1785) được coi là cơ sở trong các luận điểm xã hội - chính trị của ông. 3. Chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán đầu thế kỷ XIX a) Hoàn cảnh lịch sử Cuối thế kỷ XVIII được coi là thời kỳ bão táp của cách mạng tư sản. Trên lĩnh vực kinh tế, sự ra đời của nền sản xuất công nghiệp đã diễn ra nhanh chóng ở nước Anh, một phần châu Âu lục địa và Bắc Mỹ. Sản xuất công nghiệp đã nhanh chóng làm biến đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của thế giới mà theo đánh giá của Các Mác và Phriđrích Ăngghen: chỉ sau hơn hai thế kỷ tồn tại, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một khối lượng của cải vật chất nhiều hơn tất cả các thời đại trước gộp lại. Lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng kéo theo sự biến đổi và ngày càng hoàn thiện quan hệ sản xuất chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Cùng với quá trình ấy, sự ra đời và hình thành ngày càng rõ nét hai lực lượng xã hội đối lập nhau: giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. Giai cấp tư sản đã củng cố từng bước vững chắc địa vị thống trị của mình và cũng bắt đầu bộc lộ những bản chất cố hữu của nó: bóc lột, áp bức nhân dân lao động vì quyền lợi của giai cấp mình. Trong khi đó, giai cấp công nhân xuất hiện, từng bước lớn mạnh, trở thành một lực lượng xã hội quan trọng trong lĩnh vực sản xuất, trong nền kinh tế. Trong lĩnh vực xã hội - chính trị, họ cũng như các giai cấp và tầng lớp lao động khác, bị áp bức, bóc lột thậm tệ. Tình trạng bất công xã hội, bất bình đẳng và nghèo khó đè nặng lên vai họ. Trong điều kiện ấy, những phản kháng đầu tiên của giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động ngày càng tăng lên. Nhận thức được sự phản kháng ấy, một bộ phận trí thức tư sản và tiểu tư sản có tư tưởng cấp tiến đã phản ánh những lợi ích, khát vọng của giai cấp công nhân và của quần chúng lao động bị áp bức chống lại sự bất công xã hội. Một giai đoạn mới trong tiến trình phát triển của tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã bắt đầu với tên tuổi của 3 nhà tư tưởng vĩ đại: Hăngri Đơ Xanh Ximông, Sáclơ Phuriê và Rôbớt Ôoen. 18 b) Các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng - phê phán tiêu biểu - Cơlôđơ Hăngri Đơ Xanh Ximông (1769 - 1825) Ông là người viết nhiều tác phẩm đề cập nhiều nội dung có tính chất xã hội chủ nghĩa. Trước hết, ông có công lao đề cập, luận giải cho lý thuyết về giai cấp và xung đột giai cấp. Mặc dù ông chưa thể phân định chính xác về nguồn gốc cũng như bản chất kinh tế - xã hội của các giai cấp nhưng đây là một đóng góp mới của ông đối với kho tàng tri thức nhân loại về xã hội nói chung, về tư tưởng xã hội chủ nghĩa nói riêng. Ông tự tuyên bố là người phát ngôn của giai cấp cần lao và giải phóng giai cấp ấy là mục đích cuối cùng của những nỗ lực mà ông thực hiện trong cuộc đời. Ông cũng chỉ ra tính chất nửa vời, thiếu triệt để và không vì lợi ích của nhân dân lao động, của cuộc Cách mạng tư sản Pháp 1789, nên theo ông cần có một cuộc cách mạng mới, một cuộc tổng cách mạng. Để thực hiện cuộc cách mạng mới đó, ông chủ trương phải bằng con đường bình yên chung, mặc dù thời trẻ ông từng cống hiến sức lực của mình trong cuộc kháng chiến chống xâm lược của những người anh em ở Bắc Mỹ. Quan niệm của ông về chế độ sở hữu của xã hội tương lai chứa đựng mâu thuẫn. Một mặt, ông cho rằng, trong xã hội ấy, chế độ sở hữu phải được tổ chức sao cho có lợi nhất cho toàn xã hội. Nhưng mặt khác, ông lại không chủ trương xoá bỏ chế độ tư hữu, mà chỉ cố gắng xoá bỏ sự phân hoá giàu nghèo một cách quá đáng, thông qua và bằng cách thực hiện chế độ tư hữu một cách phổ biến. - Sáclơ Phuriê (1772 - 1837) Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thương gia không mấy suôn sẻ trong việc buôn bán, S. Phuriê sớm được tiếp xúc với thương trường của xã hội tư bản phát triển. Là một người không được học hành đến nơi đến chốn, nhưng bù lại ông có một trí thông minh tuyệt vời. Tinh tế trong quan sát, sắc sảo trong nhận xét đánh giá, ông nắm rất vững phép biện chứng trong quan sát, phát hiện và phân tích vấn đề, sử dụng tài tình nguyên tắc antinomi trong trình bày các quan niệm về xã hội... Đó là những đặc thù trong nhân cách của S. Phuriê. Ngay từ khi chủ nghĩa tư bản đang ở trong buổi bình minh của tự do cạnh tranh, S.Phuriê đã phát hiện ra tình trạng vô chính phủ của nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Trong nền kinh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài liệu triết học Chính trị học Xã hội học Tư tưởng xã hội Tư tưởng lãnh đạoGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 1 - Phạm Văn Quyết
123 trang 445 11 0 -
Giáo trình Chính trị (Trình độ: Trung cấp nghề) - Trường Trung cấp nghề Củ Chi
84 trang 302 1 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 246 0 0 -
Giáo trình Chính trị học: Phần 1
173 trang 226 0 0 -
Tiểu luận 'Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội'
20 trang 167 0 0 -
Giới thiệu lý thuyết xã hội học Curriculum - Nguyễn Khánh Trung
0 trang 155 0 0 -
Giáo trình Nhập môn xã hội học: Phần 1 - TS. Trần Thị Kim Xuyến
137 trang 148 1 0 -
90 trang 130 2 0
-
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 113 0 0 -
Tiểu luận: Giới thiệu khái quát về điều tra xã hội học
42 trang 106 0 0