Danh mục

Triết lí giáo dục khai phóng trong phát triển chương trình đào tạo đại học: Kinh nghiệm một trường cao đẳng hoa kì và gợi ý cho các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 318.46 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến sự trỗi dậy và tính cấp thiết của giáo dục khai phóng trong bối cảnh toàn cầu và đưa ra các định nghĩa về giáo dục khai phóng và đặc điểm của nó. Thứ hai, bài viết khẳng định và phân tích về việc mọi sinh viên đều phù hợp để tiếp nhận nền giáo dục khai phóng. Thứ ba, bài viết thuật lại kinh nghiệm về phát triển giáo dục khai phóng của trường cao đẳng Hiram ở Hoa Kì.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triết lí giáo dục khai phóng trong phát triển chương trình đào tạo đại học: Kinh nghiệm một trường cao đẳng hoa kì và gợi ý cho các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam 76 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRIẾT LÍ GIÁO DỤC KHAI PHÓNG TRONG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC: KINH NGHIỆM MỘT TRƯỜNG CAO ĐẲNG HOA KÌ VÀ GỢI Ý CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Ở VIỆT NAM Nguyễn Thế Cường1, Nguyễn Đăng Trung2, Nguyễn Quang Hòa3 1 Đại học Nam Queensland - Úc, 2Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, 3 Trung tâm xử lí dữ liệu Công ty BKAV Tóm tắt: Bài tham luận này trình bày về triết lí của giáo dục khai phóng trong phát triển chương trình đào tạo đại học. Mở đầu, bài viết đề cập đến sự trỗi dậy và tính cấp thiết của giáo dục khai phóng trong bối cảnh toàn cầu và đưa ra các định nghĩa về giáo dục khai phóng và đặc điểm của nó. Thứ hai, bài viết khẳng định và phân tích về việc mọi sinh viên đều phù hợp để tiếp nhận nền giáo dục khai phóng. Thứ ba, bài viết thuật lại kinh nghiệm về phát triển giáo dục khai phóng của trường cao đẳng Hiram ở Hoa Kì. Tiếp đó, bài viết lí giải vì sao giáo dục khai phóng lại phù hợp với các nước đang phát triển, cũng như phân tích những trở ngại mà giáo dục khai phóng đang gặp phải. Cuối cùng, bài viết đưa ra một số gợi ý cho việc áp dụng triết lí của giáo dục khai phóng vào chương trình đào tạo đại học của các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Triết lí giáo dục, Giáo dục khai phóng, chương trình đào tạo đại học. Nhận bài ngày 12.5.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.6.2020 Liên hệ tác giả: Nguyễn Đăng Trung; Email: ndtrung@daihocthudo.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, giáo dục khai phóng bắt đầu trỗi dậy như một nền giáo dục với sự nhận thức rộng rãi nhằm tạo ra những sinh viên tốt nghiệp được giáo dục tốt, có nhiều kiến thức trong các lĩnh vực khác nhau và có khả năng suy nghĩ độc lập. Giáo dục khai phóng không chuẩn bị cho sinh viên tham gia một công việc hoặc một nghề nghiệp cụ thể, mà xây dựng năng lực của sinh viên cho phù hợp với một loạt các khả năng để thực hiện nhiều công việc trong các ngành nghề đa dạng, để làm gia tăng tính thực tiễn trong nền kinh tế tri thức ở thế kỉ XXI (Altbach, 2014). Theo Altbach (2014), có hai lí do để thiết lập sự định hướng mới cho giáo dục khai phóng ở bậc đại học. Thứ nhất, các nền giáo dục đại học ở một số nước châu Á (ví dụ: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,...) đã thừa nhận về sự cần thiết phải có tư duy phê phán và tư duy độc lập cao hơn ở những sinh viên tốt TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 41/2020 77 nghiệp đại học; và người ta cho rằng có một cách tiếp cận đa dạng hơn về kiến thức, kết hợp với phong cách sư phạm nhấn mạnh vào việc thảo luận và phân tích sẽ kích thích phát triển những tư duy như vậy. Thứ hai, sự chuyên môn hóa hẹp cho một con đường sự nghiệp duy nhất được coi là không còn phù hợp với nền kinh tế tri thức toàn cầu của thế kỉ XXI, nơi mà các công việc có thể không còn tồn tại vĩnh viễn và sự linh hoạt trong chuyển đổi nghề nghiệp sẽ diễn ra là điều tất yếu. Hơn nữa, kiến thức luôn thay đổi nhanh chóng; vì vậy việc phát triển tư duy kiến thức liên ngành là một giá trị cốt lõi. Giáo dục đại học truyền thống theo chuyên ngành đã dần dần trở nên không còn phù hợp với những thực tế mới này. Cách tiếp cận giáo dục khai phóng là sự kết hợp của cách tiếp cận mới trong chương trình giảng dạy, nhấn mạnh sự hiểu biết rộng về các lĩnh vực kiến thức chính và định hướng sư phạm mới, đặt trọng tâm vào việc thảo luận, phân tích và làm việc độc lập. Cách tiếp cận kết hợp này tuy không chắc chắn sẽ trở thành một chuẩn mực toàn cầu, nhưng cũng không nghi ngờ gì khi cho rằng giáo dục khai phóng là một ý tưởng giáo dục có nguồn gốc lịch sử lâu dài và đáng quan tâm cẩn thận trong thế kỉ XXI (Altbach, 2014). 2. NỘI DUNG 2.1. Định nghĩa của Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Hoa Kì (2020) Giáo dục khai phóng là “một phương pháp học tập bằng cách trao quyền cho các cá nhân để đối phó với những sự phức tạp, đa dạng và thay đổi. Phương pháp này cung cấp cho sinh viên kiến thức rộng về một thế giới rộng mở hơn (ví dụ: Khoa học, văn hóa và xã hội), cũng như nghiên cứu chuyên sâu trong một lĩnh vực quan tâm cụ thể. Giáo dục khai phóng giúp sinh viên phát triển ý thức về trách nhiệm xã hội cũng như các kĩ năng thực tế, mang tính trí tuệ mạnh mẽ, có thể chuyển giao được như các kĩ năng giao tiếp, phân tích và giải quyết vấn đề và khả năng thể hiện để áp dụng kiến thức và kĩ năng trong môi trường thực tế.” Bảng 1. So sánh về bản chất thay đổi của giáo dục khai phóng ở Hoa Kì G ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: