Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh qua 'Bài nói chuyện tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội'
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 153.60 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ngày 21-10-1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tổng thống Mali Môđibô Câyta đến thăm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Người đã nói chuyện với các thầy cô giáo, sinh viên và cán bộ, công nhân viên của trường. Bài viết nêu một số kiến giải bước đầu về triết lý giáo dục Hồ Chí Minh từ “Bài nói chuyện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội” của Người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh qua “Bài nói chuyện tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội” Kỷ yếu hội thảo khoa học: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH MỘT TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VỀ GIÁO DỤC VÀ SƯ PHẠM. pp. 90-99 TRIẾT LÝ GIÁO DỤC HỒ CHÍ MINH QUA “BÀI NÓI CHUYỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI” Nguyễn Bá Cường Khoa Giáo dục Chính trị - Trường Đại học Sự phạm Hà Nội Ngày 21-10-1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tổng thống Mali Môđibô Câyta đến thăm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Người đã nói chuyện với các thầy cô giáo, sinh viên và cán bộ, công nhân viên của trường. Bài viết nêu một số kiến giải bước đầu về triết lý giáo dục Hồ Chí Minh từ “Bài nói chuyện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội” của Người [4;329-332]. 1. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phải là “trường mô phạm của cả nước” Trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm rất lớn đối với sự nghiệp phát triển giáo dục nước nhà. Đặc biệt, đối với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Người đã có chỉ đạo mang tầm nhìn chiến lược về vai trò đầu ngành của Nhà trường. Quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được bắt đầu từ một sự kiện quan trọng diễn ra vào ngày 10 tháng 10 năm 1945 (chỉ hơn một tháng sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 45 thành lập Ban Đại học Văn khoa tại Hà Nội. Trong đó, Chủ tịch Chính phủ xác định tầm nhìn chiến lược: “Xét rằng việc đào tạo giáo sư văn khoa ban trung học rất nên cần thiết; Xét rằng cần phải nâng cao nền văn học Việt Nam cho xứng danh với một nước độc lập và để theo kịp bước các nước tiên tiến trên hoàn cầu” đồng thời đặt nhiệm vụ đầu tiên là đào tạo giáo viên Văn khoa Trung học. Giáo sư Đặng Thai Mai được cử làm Giám đốc và sau này trở thành Hiệu trưởng Nhà trường. Một năm sau, ngày 08 tháng 10 năm 1946, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sắc lệnh số 194 thành lập ngành học Sư phạm được Chính phủ ban hành nhằm “mục đích đào tạo những nam nữ giáo viên cho các bậc học cơ bản, trung học phổ thông, trung học chuyên khoa, thực nghiệm và chuyên nghiệp trong toàn quốc” [6;11]. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm 2 lần (năm 1960 và năm 1964), trong đó đặc biệt là lần thăm trường năm 1964 90 Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh qua “bài nói chuyện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội” có sự tham dự của Tổng thống Môđibô Câyta và phu nhân cùng đoàn đại biểu Nhà nước Cộng hòa Mali. Điều này chứng tỏ sự quan tâm và sự tin tưởng đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Qua sự kiện này cũng khẳng định được vị thế của Nhà trường nói riêng và của ngành sư phạm nói chung trong đường lối, chính sách (không chỉ về giáo dục mà còn về quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế) của Đảng và Nhà nước ta. Quan tâm là vậy nhưng lời đầu tiên khi phát biểu, Người vẫn nghiêm khắc tự phê bình: “Vì bận nhiều việc, Bác ít đến thăm nhà trường. Bác tự phê bình trước các cô giáo, thầy giáo, các cháu học sinh, các đồng chí cán bộ, công nhân viên” [4;329]. Theo chúng tôi, việc “Bác tự phê bình” vừa nói lên phong cách Hồ Chí Minh vừa thể hiện trách nhiệm cần thiết phải quan tâm hơn nữa tới Nhà trường, không phải chỉ ở việc đến thăm mà còn phải lo giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để trường phát triển. Cũng trong bài nói chuyện, sau khi lấy những ví dụ cụ thể về các thầy giáo, cô giáo là thanh niên “xung phong đi miền núi, để đưa cái hiểu biết văn hóa lên cho đồng bào miền rẻo cao”, Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi nhận vai trò cống hiến của Nhà trường: “Những kết quả tốt đó đều là công lao của nhà trường, của các cô giáo, thầy giáo. Vì vậy Bác có thể nói Bác đối với nhà trường, đối với nền giáo dục của ta, tuy chưa phải là trăm phần trăm mãn nguyện, nhưng càng ngày Bác càng bằng lòng hơn: năm nay bằng lòng hơn năm ngoái và sang năm chắc sẽ bằng lòng hơn năm nay” [4;330]. Sự quan tâm và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được thể hiện ở những lời động viên khích lệ và giao nhiệm vụ cho đảng viên và đoàn viên của Nhà trường cần phải xung phong gương mẫu trong việc học tập cũng như trong mọi việc. Đặc biệt Người nêu rõ sứ mệnh cao cả của toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên của trường cần phải thực hiện là “làm thế nào để nhà trường này chẳng những là trường sư phạm mà còn là trường mô phạm của cả nước” [4;332]. Từ “mô phạm” được hiểu là khuôn phép, mẫu mực, chuẩn mực để người khác tôn trọng và dựa vào đó mà noi theo. Theo đó, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “trường mô phạm” là nói đến con người (chủ thể) trong Nhà trường - đó chính là cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh, sinh viên. Điều đó có nghĩa là Người đòi hỏi ở những chủ thể của Nhà trường phải (và phải phấn đấu để đạt được) là khuôn mẫu, chuẩn mực về cả đạo đức, tác phong, trình độ chuyên môn, tinh thần sáng tạo, tiên phong gương mẫu về mọi mặt. Đây l ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh qua “Bài nói chuyện tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội” Kỷ yếu hội thảo khoa học: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH MỘT TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VỀ GIÁO DỤC VÀ SƯ PHẠM. pp. 90-99 TRIẾT LÝ GIÁO DỤC HỒ CHÍ MINH QUA “BÀI NÓI CHUYỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI” Nguyễn Bá Cường Khoa Giáo dục Chính trị - Trường Đại học Sự phạm Hà Nội Ngày 21-10-1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tổng thống Mali Môđibô Câyta đến thăm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Người đã nói chuyện với các thầy cô giáo, sinh viên và cán bộ, công nhân viên của trường. Bài viết nêu một số kiến giải bước đầu về triết lý giáo dục Hồ Chí Minh từ “Bài nói chuyện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội” của Người [4;329-332]. 1. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phải là “trường mô phạm của cả nước” Trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm rất lớn đối với sự nghiệp phát triển giáo dục nước nhà. Đặc biệt, đối với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Người đã có chỉ đạo mang tầm nhìn chiến lược về vai trò đầu ngành của Nhà trường. Quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được bắt đầu từ một sự kiện quan trọng diễn ra vào ngày 10 tháng 10 năm 1945 (chỉ hơn một tháng sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 45 thành lập Ban Đại học Văn khoa tại Hà Nội. Trong đó, Chủ tịch Chính phủ xác định tầm nhìn chiến lược: “Xét rằng việc đào tạo giáo sư văn khoa ban trung học rất nên cần thiết; Xét rằng cần phải nâng cao nền văn học Việt Nam cho xứng danh với một nước độc lập và để theo kịp bước các nước tiên tiến trên hoàn cầu” đồng thời đặt nhiệm vụ đầu tiên là đào tạo giáo viên Văn khoa Trung học. Giáo sư Đặng Thai Mai được cử làm Giám đốc và sau này trở thành Hiệu trưởng Nhà trường. Một năm sau, ngày 08 tháng 10 năm 1946, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sắc lệnh số 194 thành lập ngành học Sư phạm được Chính phủ ban hành nhằm “mục đích đào tạo những nam nữ giáo viên cho các bậc học cơ bản, trung học phổ thông, trung học chuyên khoa, thực nghiệm và chuyên nghiệp trong toàn quốc” [6;11]. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm 2 lần (năm 1960 và năm 1964), trong đó đặc biệt là lần thăm trường năm 1964 90 Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh qua “bài nói chuyện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội” có sự tham dự của Tổng thống Môđibô Câyta và phu nhân cùng đoàn đại biểu Nhà nước Cộng hòa Mali. Điều này chứng tỏ sự quan tâm và sự tin tưởng đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Qua sự kiện này cũng khẳng định được vị thế của Nhà trường nói riêng và của ngành sư phạm nói chung trong đường lối, chính sách (không chỉ về giáo dục mà còn về quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế) của Đảng và Nhà nước ta. Quan tâm là vậy nhưng lời đầu tiên khi phát biểu, Người vẫn nghiêm khắc tự phê bình: “Vì bận nhiều việc, Bác ít đến thăm nhà trường. Bác tự phê bình trước các cô giáo, thầy giáo, các cháu học sinh, các đồng chí cán bộ, công nhân viên” [4;329]. Theo chúng tôi, việc “Bác tự phê bình” vừa nói lên phong cách Hồ Chí Minh vừa thể hiện trách nhiệm cần thiết phải quan tâm hơn nữa tới Nhà trường, không phải chỉ ở việc đến thăm mà còn phải lo giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để trường phát triển. Cũng trong bài nói chuyện, sau khi lấy những ví dụ cụ thể về các thầy giáo, cô giáo là thanh niên “xung phong đi miền núi, để đưa cái hiểu biết văn hóa lên cho đồng bào miền rẻo cao”, Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi nhận vai trò cống hiến của Nhà trường: “Những kết quả tốt đó đều là công lao của nhà trường, của các cô giáo, thầy giáo. Vì vậy Bác có thể nói Bác đối với nhà trường, đối với nền giáo dục của ta, tuy chưa phải là trăm phần trăm mãn nguyện, nhưng càng ngày Bác càng bằng lòng hơn: năm nay bằng lòng hơn năm ngoái và sang năm chắc sẽ bằng lòng hơn năm nay” [4;330]. Sự quan tâm và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được thể hiện ở những lời động viên khích lệ và giao nhiệm vụ cho đảng viên và đoàn viên của Nhà trường cần phải xung phong gương mẫu trong việc học tập cũng như trong mọi việc. Đặc biệt Người nêu rõ sứ mệnh cao cả của toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên của trường cần phải thực hiện là “làm thế nào để nhà trường này chẳng những là trường sư phạm mà còn là trường mô phạm của cả nước” [4;332]. Từ “mô phạm” được hiểu là khuôn phép, mẫu mực, chuẩn mực để người khác tôn trọng và dựa vào đó mà noi theo. Theo đó, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “trường mô phạm” là nói đến con người (chủ thể) trong Nhà trường - đó chính là cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh, sinh viên. Điều đó có nghĩa là Người đòi hỏi ở những chủ thể của Nhà trường phải (và phải phấn đấu để đạt được) là khuôn mẫu, chuẩn mực về cả đạo đức, tác phong, trình độ chuyên môn, tinh thần sáng tạo, tiên phong gương mẫu về mọi mặt. Đây l ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Bài viết nghiên cứu khoa học Chủ tịch Hồ Chí Minh Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh Triết lý giáo dục Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTài liệu liên quan:
-
Tình cảm quốc tế của Bác Hồ: Phần 1
84 trang 346 0 0 -
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 320 0 0 -
197 trang 275 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 274 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 262 0 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 225 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 223 0 0 -
6 trang 216 0 0
-
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 210 0 0 -
11 trang 205 0 0