Danh mục

Trong cách mạng công nghệ 4.0 mô hình giáo dục đại học tất yếu là mô hình giáo dục khai phóng

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 566.99 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khác với các cuộc CMCN trước đây, CMCN 4.0 không gắn với sự ra đời của một công nghệ nào cụ thể mà là kết quả hội tụ của nhiều công nghệ khác nhau, trong đó trọng tâm là công nghệ nano, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin - truyền thông. Bài viết trình bày tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 với giáo dục; Mô hình giáo dục khai phóng; Đại học Việt Nam với mô hình giáo dục khai phóng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trong cách mạng công nghệ 4.0 mô hình giáo dục đại học tất yếu là mô hình giáo dục khai phóngKỶ YẾU HỘI THẢO “PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CNTT TRONG THỜI KỲ CMCN 4.0”TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 MÔ HÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TẤT YẾU LÀ MÔ HÌNH GIÁO DỤC KHAI PHÓNG Nguyễn Đức Thuần BM Hệ thống Thông tin thuan.inf@ntu.edu.vn I. TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VỚI GIÁO DỤC Khác với các cuộc CMCN trước đây, CMCN 4.0 không gắn với sự ra đời của một công nghệ nào cụ thể mà là kết quả hội tụ của nhiều công nghệ khác nhau, trong đó trọng tâm là công nghệ nano, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin - truyền thông. Bản chất của CMCN 4.0 là sự hình thành của thế giới số, vốn dĩ là sự phản ánh sinh động, tồn tại song song với thế giới vật lý. Sự kết nối giữa hai thế giới vật lý và thế giới số tạo ra những tác động “mang tính cách mạng” trên mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của loài người. Trong thời đại của CMCN 4.0, toàn cầu hóa trở nên sâu sắc hơn, sự thay đổi diễn ra với phạm vi, cường độ và tốc độ lớn hơn và khó dự báo hơn; các ngành công nghiệp được định hình lại xoay quanh các nhu cầu của con người, vì lợi ích và vì mục tiêu tối thượng là hạnh phúc của con người. Đặc biệt, “tiêu chuẩn hóa” sẽ được thay thế bằng “cá nhân hóa” trong thời đại của CMCN 4.0. Cách mạng Công nghiệp 4.0 kéo theo những thay đổi tất yếu của hầu hết các lĩnh vực, trong đó có Giáo dục. Giáo dục trong cách mạng 4.0 đòi hỏi phải có một mô hình giáo dục thông minh, liên kết chủ yếu giữa các yếu tố nhà trường - nhà quản lý - nhà doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc đổi mới, sáng tạo và năng suất lao động trong xã hội tri thức. Bảng 1: So sánh đặc điểm của các nền giáo dụcTRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Trang 53KỶ YẾU HỘI THẢO “PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CNTT TRONG THỜI KỲ CMCN 4.0” Mô hình này cũng thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của giảng viên, sinh viên; tạo điều kiện cho hợp tác giữa giáo dục đại học và sản xuất công nghiệp; gắn kết cùng các nỗ lực phát triển kinh tế khu vực và địa phương… Mô hình Giáo dục này giúp hoạt động dạy và học diễn ra mọi lúc và mọi nơi, giúp người học có thể cá nhân hóa, hoàn toàn quyết định việc học tập theo nhu cầu của bản thân. Bên cạnh đó, mô hình giáo dục mới này sẽ giúp thay đổi tư duy và cách tiếp cận về mô hình đại học. Trường đại học không chỉ là nơi đào tạo, nghiên cứu mà còn là trung tâm đổi mới sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn, mang giá trị cho xã hội. Trường không chỉ đóng khung trong các bức tường của giảng đường, lớp học hay phòng thí nghiệm, mà phải mở rộng kết hợp với các doanh nghiệp, với thị trường lao động để trở thành một hệ sinh thái giáo dục.II. MÔ HÌNH GIÁO DỤC KHAI PHÓNG Trước tiên chúng ta hãy làm rõ nghĩa của khái niệm môn học khai phóng và giáo dục khai phóng (Liberal Arts Education) Các môn học khai phóng, theo truyền thống, đều nhằm phát triển những năng lực trí tuệ của con người, những năng lực trí tuệ và trí tưởng tượng mà không có chúng thì ta không thể hoàn tất được một công việc trí tuệ nào. Giáo dục khai phóng Giáo dục Khai phóng là một triết lý mà nhiều nền giáo dục trên thế giới đang theo đuổi. Đây là xu thế tất yếu, khắc phục được những nhược điểm của quá trình đào tạo đại học phiến diện, vốn dĩ đang làm hạn chế khả năng tích hợp giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, khiến đội ngũ trí thức chậm kết nối với những chuyển động xã hội. Trong bối cảnh đó, người thầy cần phát huy tối đa khả năng sáng tạo, trở thành cánh chim đầu đàn trong nghiên cứu khoa học và dẫn dắt sinh viên tiến bộ. Khi sự tự do của môi trường giáo dục Đại học được mở ra, người thầy phải tạo mọi điều kiện, đảm bảo khả năng khám phá tri thức của sinh viên là không giới hạn. Người thầy còn có nhiệm vụ giúp sinh viên hội nhập quốc tế, bám sát những thành tựu khoa học, những xu hướng học thuật mới đang diễn ra trên thế giới. Theo truyền thống khai phóng, các môn khoa học, kiểu như toán và vật lý, được coi như có tính khai phóng như nhau, nghĩa là, đều có khả năng phát triển năng lực trí tuệ như nhau. Truyền thống khai phóng có từ chương trình giảng dạy thời Trung Cổ. Nó bao gồm hai phần. Phần đầu, tam khoa, bao gồm Ngữ pháp, thuật Hùng biện, và Luận lý. Nó dạy nghệ thuật đọc và viết, nghệ thuật nghe và nói, và nghệ thuật tư duy hợp lý. Phần còn lại, cao đẳng tứ khoa, bao gồm Số học, Hình học, Thiên văn học, và âm nhạc (không phải loại âm nhạc có thể nghe được rõ ràng, mà là nhạc học được hình dung như một môn toán học). Nó dạy nghệ thuật quan sát, tính toán, và đo lường làm thế nào để hiểu khía cạnh định lượng của mọi vật. Dĩ nhiên là ngày nay chúng ta sẽ thêm vào nhiều bộ môn khoa học tự nhiên và xã hội nữa. Đấy là những gì đã được thực hiện qua nhiều nỗ lực hiện đại khác nhau nhằm cách tân nền giáo dục khai phóng. Nền giáo dục khai phóng, bao gồm tất cả các môn học truyền thống cũng như những ngành khoa học mới hơn, là rất quan yếu cho việc phát triển những nhà khoa học hàng đầu. Không có nó, chúng ta chỉ có thể đào tạo những nhà kỹ thuật, những người không thể hiểu những nguyên lý cơ bản đằng sau những vận động mà họ thực hiện. Chúng ta hầu như không thể mong chờ những người máy tinh xảo như thế tạo ra những phát kiến quan trọng mới mẻ nào.TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Trang 54KỶ YẾU HỘI THẢO “PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CNTT TRONG THỜI KỲ CMCN 4.0” Một chương trình chỉ đơn thuần huấn luyện kỹ thuật có lẽ sẽ kết thúc bằng sự sụp đổ đối với ngành khoa học cơ bản. Mối quan hệ giữa nền giáo dục khai phóng với sự sáng tạo trong khoa học không chỉ là sự võ đoán. Lịch sử đã chứng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: