Danh mục

Trồng đậu nành thay lúa xuân hè ở đồng bằng sông Cửu Long

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 155.21 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đậu nành là cây thực phẩm có giá trị rất lớn về nhiều mặt, nhất là về giá trị dinh dưỡng. Đạm là chất quan trọng nhất trong thành phần hóa học của đậu nành. Đạm trong đậu nành chứa tới 18 loại acid amin cần thiết cho cơ thể với các tỷ lệ gần giống như ở đạm động vật , do đó có thể thay thế đạm động vật trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài đạm ra, đậu nành còn chứa một lượng chất béo rất cao, nhiều sinh tố và muối khoáng cần thiết cho cơ thể...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trồng đậu nành thay lúa xuân hè ở đồng bằng sông Cửu Long Trồng đậu nành thay lúa xuân hè ở đồng bằng sông Cửu Long Đậu nành là cây thực phẩm có giá trị rất lớn về nhiều mặt, nhất là về giá trị dinh dưỡng. Đạm là chất quan trọng nhất trong thành phần hóa học của đậu nành. Đạm trong đậu nành chứa tới 18 loại acid amin cần thiết cho cơ thể với các tỷ lệ gần giống như ở đạm động vật , do đó có thể thay thế đạm động vật trong bữaăn hàng ngày. Ngoài đạm ra, đậu nành còn chứa một lượng chất béo rất cao, nhiềusinh tố và muối khoáng cần thiết cho cơ thể con người. Theo kết quả phân tích củacác cơ quan y tế thì trong 100 g đậu nành có 37,6 g protein , 27 g đường , 16,5 gchất béo , 244 mg Ca , 6,8 mg Fe , 0,89 mg sinh tố B1 và sinh tố PP là 1,2 mg.Tập quán trồng đậu nành của bà con nông dân ở ĐBSCL đã có từ lâu đời , nhưngtrước đây chỉ giới hạn ở chân đất rẫy. Kỹ thuật trồng đậu n ành trên đất rẫy cũngkhác hẳn cách trồng trên đất trồng lúa . Một vài năm gần đây do hiệu quả kinh tếcủa việc trồng lúa vụ xuân hè không cao nên nhiều hộ gia đình đã thay thế vụ lúaxuân hè bằng một vụ đậu nành. Phần lớn diện tích trồng lúa ở các huyện Lấp Vò,Lai Vung (Đồng Tháp), Chợ Mới (An Giang), P.Phước Thới (Q.Ô Môn, Cần Thơ)được thay thế bằng cây đậu nành trong vụ xuân hè. Trong điều kiện thường xảy rathiếu nước vào mùa nắng và dịch bệnh trên lúa phát triển nhiều (rầy nâu, bệnhvàng lùn và lùn xoắn lá) thì việc chuyển đổi từ trồng lúa sang các loại cây màu làhoàn toàn hợp lý. Kinh nghiệm trồng đậu nành trên chân đất lúa của nông dân ởLấp Vò, Lai Vung, Chợ Mới, Phước Thới cũng thật là độc đáo, có thể tóm tắt nhưsau:Chuẩn bị đồng ruộng: Sau khi thu hoạch lúa đông xuân (khoảng tháng 2-3dương lịch), dọn sạch cỏ bờ bao và cắt gốc rạ theo hàng, bề ngang của hàng chỉcần 15-20 cm. Cứ 5m đào một rãnh sâu 30 cm, rộng 20 cm để giúp cho việc tướitràn và thoát nước khi mưa nhiều. Bơm nước lên ruộng cho ngập một ngày đủ đểđất mềm rồi rút hết nước đi.Gieo hạt: Sau khi rút hết nước không cần xới đất, rải hạt trên mặt đất (không chọclỗ), mỗi hốc 2-3 hạt, khoảng cách hàng là 40 cm, khoảng cách bụi là 10 cm, lượnggiống dùng từ 60-70 kg/ha. Sau khi gieo hạt dùng rơm phủ kín mặt ruộng. Việcphủ rơm không những giữ được đất ẩm lâu giảm được chi phí tưới nước mà cònkhống chế sự xì phèn từ lớp đất dưới lên, hạn chế được sự phát triển của cỏ dại ,giữ cho lớp đất mặt không bị nén sau khi tưới. Ngoài ra, sau vụ đậu nành lớp rơmrạ sẽ là nguồn phân hữu cơ quí giá cho vụ sau. Cũng có một số bà con nông dândùng phương pháp sạ lan như sạ lúa hoặc dùng máy sạ đậu theo hàng. Làm theophương pháp này thì cần phải phát hết gốc rạ trước khi sạ, sau đó phủ lại rơm.Trong trường hợp sạ lan thì mật độ cây thường phân bố không được đều, chămsóc, làm cỏ, bón phân cũng khó khăn hơnGiống: Hiện nông dân vùng này trồng chủ yếu là giống đậu MTĐ176, thời giansinh trưởng khoàng 70-75 ngày, thời gian trổ bông 28-30 ngày sau khi trồng, tỷ lệtrái cho 3 hạt cao, trọng lượng 100 hạt từ 16-17 g, năng suất hạt từ 2,8-3,0 tấn/ha.Tưới nước: Việc phủ rơm rạ đủ giữ được độ ẩm cho cây nảy mầm. Ở giai đoạnđầu cây còn nhỏ thì cần phải tưới bằng thùng hoặc tưới máy có gắn bông sen. Saukhi cây được 15-20 ngày tuổi là có thể tưới tràn. Khi tưới tràn người dân thườnglợi dụng con nước lớn cho nước vào ngập cả đám ruộng, mực nước trên ruộng từ2-3 cm. Sau khi cho nước ngập 1-2 giờ là phải rút hết nước ngay, cần phải khơicác rãnh thoát nước để nước rút hết ngay trong ngày. Để nước đọng sẽ làm câykém sinh trưởng hoặc sẽ chết. Chú ý đến giai đoạn gần thu hoạch th ường có mưanhiều cũng phải thường xuyên đi khơi nước, tránh để nước tồn đọng trong ruộngsẽ làm hư trái.Làm cỏ: Sau khi rải hạt giống, dùng thuốc trừ cỏ Dual 720 EC để phun diệt cỏsuốt vụ. Liều lượng sử dụng là 1,0-1,2 lít/ha (pha 50-60 ml thuốc cho bình 16 lít,phun 2 bình cho 1.000 m2). Sau khi phun thuốc thì phủ rơm kín lại. Đến giai đoạn10-15 ngày sau khi gieo, nếu có nhiều lúa rày (lúa mọc từ hạt rụng xuống đất khithu hoạch lúa đông xuân) thì dùng thuốc Onecide hoặc Nabu để diệt, các loạithuốc này diệt tốt các loài cỏ hòa thảo và lúa rày.Bón phân: công thức phân bón cho đậu nành thích hợp là 60:40:30 kg NPK/ha(tương đương 100-110 kg urea , 200 -250 kg sufer lân , 60 kg KCl). Phân lân đượcbón lót toàn bộ. Đạm được bón làm 3 lần: lần 1 lúc 7 ngày sau gieo 30 %, lần 2 lúc15 ngày sau gieo 50 % và lần cuối 20 % lúc 30 ngày sau gieo. Phân KCl được bónhai lần: lần một cùng với lần bón đạm thứ 2,bón 50 %; lần hai bón trước khi câytrổ bông 50 % phần còn lại. Ngoài các loại phân đa lượng chính trên nếu có điềukiện bón thêm vôi sẽ làm cho cây đậu tốt hơn, lượng dùng khoảng 300-350 k ...

Tài liệu được xem nhiều: