Trữ lạnh phôi Từ khi đứa bé đầu tiên ra đời vào năm 1983, trữ lạnh phôi hiện nay được xem là một trong những kỹ thuật thường quy của các trung tâm TTTON hiện đại. Thống kê cho thấy trên thế giới, chuyển phôi sau trữ lạnh chiếm khoảng 20% các chu kỳ chuyển phôi, với tỷ lệ thai lâm sàng dao động trong khoảng 7.9 – 27.9%. Phôi có thể được trữ ở giai đoạn tiền nhân, đang phân chia hay giai đoạn phôi nang. Nhiều nghiên cứu cho thấy một số yếu tố có thể ảnh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TRỮ LẠNH PHƠI V TRỨNG TRONG HỖ TRỢ SINH SẢN
TRỮ LẠNH PHƠI V TRỨNG TRONG
HỖ TRỢ SINH SẢN
Trữ lạnh phôi
Từ khi đứa bé đầu tiên ra đời vào năm 1983, trữ lạnh phôi hiện nay được xem là
một trong những kỹ thuật th ường quy của các trung tâm TTTON hiện đại. Thống
kê cho thấy trên thế giới, chuyển phôi sau trữ lạnh chiếm khoảng 20% các chu kỳ
chuyển phôi, với tỷ lệ thai lâm sàng dao động trong khoảng 7.9 – 27.9%. Phôi có
thể được trữ ở giai đoạn tiền nhân, đang phân chia hay giai đoạn phôi nang. Nhiều
nghiên cứu cho thấy một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của một
chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh như tuổi người vợ, chất lượng phôi và giai đoạn phát
triển của phôi trước trữ lạnh, khả năng phân chia của phôi sau khi rã đông 24
tiếng.
Tại bệnh viện Từ Dũ, trữ lạnh phôi đ ược triển khai từ 03/2002. Cho đến cuối năm
2004 đã có trên 900 chu kỳ trữ lạnh, với tổng số phôi được trữ là 4328 phôi. Tỷ lệ
bệnh nhân có phôi trữ chiếm khoảng 30% các chu kỳ chọc hút trứng. Phác đồ trữ
lạnh hiện được chúng tôi sử dụng là hạ nhiệt độ dần, với chất bảo quản đông lạnh
PROH và succrose. Chỉ những phôi nào có chất lượng khá-tốt mới được trữ (phôi
giai đoạn 4-6 tế bào, phôi bào đều, tỷ lệ fragment dưới 25%). Kết quả một nghiên
cứu được tiến hành tại bệnh viện trên 164 chu kỳ chuyển phôi trữ cho thấy tỷ lệ
phôi sống sau rã đông đạt 88.5%, với tỷ lệ thai lâm sàng sau chuyển phôi là 28%.
Nghiên cứu cũng cho thấy sau rã đông, nếu có sự hiện diện của ít nhất một phôi
với toàn bộ phôi bào còn nguyên vẹn thì tỷ lệ thai lâm sàng tăng gấp ba (35.5% so
với 11.1%).
Trữ lạnh trứng
Trữ trứng hiện là một kỹ thuật đang được quan tâm nhiều vì những ích lợi như (1)
cho phép người phụ nữ trì hoãn tuổi sinh đẻ, (2) tránh những rắc rối về mặt luật
pháp, tôn giáo của trữ lạnh phôi, đặc biệt ở những nước mà trữ phôi không được
phép thực hiện, (3) thành lập ngân hàng trứng, nâng cao tính thuận lợi và an toàn
của kỹ thuật và (4) giúp những phụ nữ có nguy cơ bị vô sinh do phải hóa trị, xạ trị
vì các bệnh lý ác tính duy trì khả năng sinh sản.
Đứa bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ trứng trữ lạnh được ghi nhận vào năm 1986.
Cho đến năm 2004, thống kê cho thấy trên thế giới có khoảng 40 bé trữ lạnh trứng
ra đời, và trên dưới 60 trường hợp thai đang tiến triển. Tỷ lệ thai lâm sàng từ các
chu kỳ trứng trữ lạnh hiện còn khá thấp và không ổn định. Người ta ước tính cần
phải rã đông khoảng 100 trứng thì mới có một trường hợp mang thai thành công.
Nguyên nhân của thành công thấp có thể là (1) cấu trúc di truyền đặc biệt của
trứng, khi các nhiễm sắc thể đang trong giai đoạn phân chia và xếp trên mặt phẳng
xích đạo, (2) tổn thương của các cấu trúc nội bào do quá trình trữ lạnh-rã đông và
(3) trứng người là một tế bào có kích thước lớn nhất cơ thể, với lượng nước bên
trong chiếm khá nhiều.
Để khắc phục những khó khăn trên, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành tại các
trung tâm lớn. Trứng có thể được trữ ở giai đoạn GV hay giai đoạn tr ưởng thành
(M II). Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống sau rã đông của trứng giai đoạn GV cao
hơn so với giai đoạn M II. Tuy nhiên, trứng được trữ ở giai đoạn GV, sau khi r ã
cần được nuôi cấy trong môi trường in vitro để có thể phát triển đến giai đoạn
trưởng thành (IVM). ICSI cũng được đề cập như một phương pháp thụ tinh
thường quy trong trữ lạnh trứng, nhằm khắc phục tỷ lệ thụ tinh thấp do những thay
đổi cấu trúc của màng zona. Ngoài ra, thay đổi nồng độ chất bảo quản đông lạnh,
thời gian tiếp xúc với môi trường hay trữ lạnh với sự hiện diện của các tế bào
quanh noãn… đang là những vấn đề còn gây tranh cãi. Nhìn chung, tỷ lệ trứng
sống sau rã đông dao động khoảng 50-70%, tỷ lệ thụ tinh vào khoảng trên dưới
50% và tỷ lệ phôi phân chia giảm thấp rõ rệt.
Tại bệnh viện Từ Dũ, chương trình trữ lạnh trứng được chính thức triển khai từ
tháng 08/2003. Đối tượng của chương trình là những cặp vợ chồng có chỉ định làm
TTTON, người chồng không lấy được tinh trùng vào ngày chọc hút trứng và
không có mẫu tinh trùng trữ trước đó. Tối đa 07 tiếng sau khi chọc hút trứng, nếu
người chồng vẫn không lấy được tinh trùng và không có tinh trùng trữ trước đó,
trữ lạnh trứng được tiến hành. Lớp tế bào quanh noãn được tách một phần bằng
phương pháp cơ học. Trứng sau khi tách sẽ đ ược cho tiếp xúc với các môi trường
trữ lạnh, với nồng độ PROH và succrose tăng dần trong khoảng thời gian thích
hợp. Quá trình hạ nhiệt độ được thực hiện bằng hơi nitơ lỏng, thông qua sự trợ
giúp của hệ thống hạ nhiệt độ đã cài đặt chương trình phù hợp. Khi nhiệt độ đạt
đến -150oC, mẫu trữ được đem bảo quản ở nhiệt độ -196oC.
Khi bệnh nhân có nhu cầu sử dụng trứng trữ, người vợ sẽ được chuẩn bị niêm mạc
tử cung bằng nội tiết ngoại sinh. Hai ngày trước khi dự định chuyển phôi, trứng
được lấy ra khỏi nitơ lỏng và quá trình rã đông bắt đầu. Sau khi làm tăng nhiệt độ
trong không khí và trong nước ấm 30oC, trứng sẽ được cho vào các môi trường rã
đông với nồn ...