Danh mục

Tự chủ tài chính và đổi mới đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 697.74 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Tự chủ tài chính và đổi mới đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học tập trung phân tích xu hướng chính sách, khung pháp lý về đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học của các nước trên thế giới, so sánh với thực trạng cơ chế đầu tư tài chính của Chính phủ cho các trường đại học Việt Nam từ đó đưa ra các khuyến nghị về đổi mới chính sách thúc đẩy quá trình tự chủ tài chính của các trường đại học Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự chủ tài chính và đổi mới đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ ĐỔI MỚI ĐẦU TƯ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Nguyễn Hóa Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Tự chủ đại học đang là một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm ở Việt Nam, đặc biệt là từ các nhà hoạch định chính sách và hệ thống giáo dục đại học.Tự chủ đại học tập trung vào 04 khía cạnh chủ yếu gồm: Tổ chức (Organisational autonomy), Tài chính (financial autonomy); Nhân sự (staffing autonomy) và Học thuật (academic autonomy). Tự chủ đại học được xem như là một động lực quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của giáo dục đại học Việt. Tuy nhiên, tự chủ đại học và tự chủ tài chính nói riêng của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn thí điểm và quá trình triển khai triển khai vẫn còn nhiều bất cập. Vì vậy, việc hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy quyền tự chủ tài chính trong các trường đại học là một trong những tiền đề quan trọng mở rộng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, tạo điều kiện phát triển bền vững hệ thống đại học Việt Nam. Bài viết này tập trung phân tích xu hướng chính sách, khung pháp lý về đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học của các nước trên thế giới, so sánh với thực trạng cơ chế đầu tư tài chính của Chính phủ cho các trường đại học Việt Nam từ đó đưa ra các khuyến nghị về đổi mới chính sách thúc đẩy quá trình tự chủ tài chính của các trường đại học Việt Nam. Từ khóa: Tự chủ tài chính đại học, giáo dục đại học Việt Nam, chính sách tài chính. 1. Đặt vấn đề Trong quá trình chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội, từ mô hình kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng cũng từng bước phát triển và hội nhập với nền giáo dục khu vực và thế giới. Điều này thể hiện qua việc mở rộng hệ thống các trường ngoài công lập với sự đầu tư từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau và sự tăng mạnh của hoạt động liên kết đào tạo với các trường đại học nước ngoài. Chính trong quá trình hội nhập đó đã xuất hiện những vấn đề mới cần phải giải quyết của giáo dục đại học, nổi bật là xu hướng đại chúng hóa giáo dục hóa đại học, sự bùng nổ về quy mô đào tạo và vấn đề đổi mới quản trị đại học theo hướng tự chủ và trách nhiệm giải trình. Trong những năm gần đây, tự chủ đại học đang là một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm ở Việt Nam, đặc biệt là từ các nhà hoạch định chính sách và hệ thống giáo dục đại học. Tự chủ đại học (university autonomy) được hiểu là quyền của cơ sở giáo dục đại học quyết định sứ mạng và chương trình hoạt động của mình cũng như cách thức và phương tiện thực hiện sứ mạng và chương trình hoạt động đó, đồng thời tự chịu trách nhiệm trước công chúng và pháp luật về các quyết định cũng như hoạt động của mình. Theo EUA (2017), tự chủ đại học tập trung vào 04 khía cạnh chủ yếu gồm: Tổ chức (Organisational autonomy), Tài chính (financial autonomy); Nhân sự (staffing 441 autonomy) và Học thuật (academic autonomy). Tự chủ đại học được xem như là một động lực quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của giáo dục đại học Việt Nam. Mặt khác, cùng với xu hướng đại chúng hóa giáo dục hóa đại học, sự bùng nổ về quy mô đào tạo dẫn đến nguồn lực công không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của các trường đại học. Trong bối cảnh đó, vấn đề nổi lên như một thách thức khó khăn nhất, chính là bài toán tài chính cho giáo dục. Một mặt, nhà nước không thể có đủ nguồn lực để bao cấp cho giáo dục như trước, mặt khác, nhà nước cũng không thể phó mặc giáo dục cho khu vực thị trường và để nó vận hành hoàn toàn theo cơ chế thị trường, bởi lẽ điều này sẽ gây ra nhiều hệ lụy về công bằng trong cơ hội tiếp cận giáo dục của người dân. Vì vậy, vấn đề tài chính cho giáo dục đại học và tự chủ tài chính của các trường đại học đang trở thành chủ đề quan trọng, là tiêu điểm nổi bật trong nghị trình chính sách của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Theo Nguyễn Trọng Hoài (2018), tự chủ tài chính của các trường đại học tại quốc gia trên thế giới là sự kết hợp giữa hành lang pháp lí do chính phủ ban hành và sự nỗ lực của các trường đại học. Hành lang pháp lí do chính phủ ban hành thường có hai cách tiếp cận chính sách gồm: (i) Chính phủ đảm bảo các tài trợ công chiến lược nhưng vẫn cắt giảm nguồn ngân sách tài trợ nhằm tạo động lực cho trường đại học nỗ lực tìm kiếm nguồn thu và sử dụng hiệu quả nguồn thu; (ii) Điều chỉnh các chính sách tạo nguồn thu và đa dạng hóa nguồn thu để các trường đại học có khả năng đầu tư và phát triển bền vững. Với cách tiếp cận nh ...

Tài liệu được xem nhiều: