Từ con người cá nhân trong thơ Nguyễn Du đến cái Tôi trong phong trào Thơ mới
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 78.94 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo đã phân tích và chứng minh ba sự tương đồng lớn giữa con người cá nhân trong thơ Nguyễn Du và cái Tôi trong Thơ mới: Con người cá nhân – cái Tôi nhỏ bé, cô đơn; Con người cá nhân – cái Tôi khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc đời thường, trần thế; Con người cá nhân – cái Tôi nghệ sĩ. Có thể nói từ con người cá nhân trong thơ Nguyễn Du đến cái Tôi trong phong trào Thơ mới là những bước đi không dài.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ con người cá nhân trong thơ Nguyễn Du đến cái Tôi trong phong trào Thơ mới JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2013, Vol. 58, No. 6, pp. 3-11 TỪ CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG THƠ NGUYỄN DU ĐẾN CÁI TÔI TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI Lã Nhâm Thìn Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Qua nghiên cứu, chúng tôi cho rằng chính con người cá nhân sinh ra, lớn lên từ văn học trung đại Việt Nam đã góp phần không nhỏ cho sự ra đời của cái Tôi trong phong trào Thơ mới và có những tương đồng giữa con người cá nhân trong thơ Nguyễn Du và cái Tôi trong Thơ mới. Sự tương đồng ấy không chỉ ở những biểu hiện nội dung và nghệ thuật mà còn ở chiều sâu nguyên nhân và bản chất của vấn đề. Bài báo đã phân tích và chứng minh ba sự tương đồng lớn giữa con người cá nhân trong thơ Nguyễn Du và cái Tôi trong Thơ mới: Con người cá nhân – cái Tôi nhỏ bé, cô đơn; Con người cá nhân – cái Tôi khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc đời thường, trần thế; Con người cá nhân – cái Tôi nghệ sĩ. Có thể nói từ con người cá nhân trong thơ Nguyễn Du đến cái Tôi trong phong trào Thơ mới là những bước đi không dài. Từ khóa: Con người cá nhân, cái Tôi, Thơ mới, Nguyễn Du.1. Mở đầu Nói đến Thơ mới là người ta nghĩ ngay đến cái Tôi. Cái Tôi trở thành định tính củaThơ mới, làm nên nét riêng, nét mới của một thời đại thi ca. Hoài Thanh trong Thi nhânViệt Nam đã lấy cái Tôi để phân biệt thời xưa và thời nay, thơ mới và thơ cũ: Cứ đại thểthì tất cả tinh thần thời xưa - hay thơ cũ - và thời nay - hay thơ mới có thể gồm lại tronghai chữ tôi và ta. Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi [3]. Cái Tôi đem đếncả phần hồn - nội dung cảm hứng và phần xác - hình thức nghệ thuật của Thơ mới. Tuy nhiên, khi nói tới cái Tôi trong Thơ mới, người ta thường xem nó như một độtngột lịch sử, đến đất Nam từ trời Tây, nó hết sức lạ lẫm, ngỡ ngàng đối với văn học ViệtNam: Ngày thứ nhất - ai biết đích ngày nào - chữ Tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nóthực sự bỡ ngỡ. Nó như lạc loài nơi đất khách [3]. Ngày nay lớp thành kiến phủ trên linhhồn đã tiêu tan cùng lớp hoa hoè phủ trên thi tứ. Phương Tây đã giao trả hồn ta lại cho ta[3], Sự xuất hiện cái Tôi là trên cơ sở hình thành hệ tư tưởng tư sản và tư tưởng cá nhântừ phương Tây ảnh hưởng vào văn hoá Việt Nam [1].Ngày nhận bài 11/7/2013. Ngày nhận đăng 20/08/2013.Liên lạc Lã Nhâm Thìn, e-mail: lathindhsp@yahoo.com 3 Lã Nhâm Thìn Người ta chưa thật sự chú ý tới mối quan hệ mang tính truyền thống, sự phát triểnnội tại của bản thân nền văn học dân tộc khi tìm hiểu cái Tôi trong Thơ mới. Cần phải thấyrằng trong cái bào thai của quan niệm con người vô ngã, phi ngã của văn học trungđại vẫn đẻ ra con người cá nhân. Và, chính con người cá nhân sinh ra, lớn lên từ văn họctrung đại đã góp phần không nhỏ cho sự ra đời của cái Tôi trong phong trào Thơ mới.2. Nội dung nghiên cứu Sự xuất hiện con người cá nhân trong văn học trung đại Việt Nam theo quy luật:quá trình vận động mang tính lịch sử và những đột ngột lịch sử với sự xuất hiện củanhững tài năng lớn, của những thiên tài. Sự vận động mang tính lịch sử dẫn đến sự nở rộcon người cá nhân trong văn học từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX với sáng táccủa Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Phạm Thái, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, NguyễnKhuyến, Trần Tế Xương... Những đột ngột lịch sử làm xuất hiện sớm con người cá nhântrong thơ Nguyễn Trãi, làm nẩy sinh con người cá nhân cá thể trong thơ Hồ Xuân Hương,Nguyễn Du. Con người cá nhân trong thơ Nguyễn Trãi không phải vô hình chung mà có, theokiểu đã là văn học viết thì cách gì chẳng có yếu tố cá nhân, mà là con người đã bước đầutự giác, tự ý thức về cá nhân, có nhu cầu tự thể hiện mình trong sáng tác văn chương. Conngười cá nhân tự ý thức về sở thích, hứng thú riêng: Dầu bụt, dầu tiên ai kẻ hỏi - Ông nàyđã có thú ông này (Mạn thuật - bài 6), Năng một ông này đẹp thú này (Ngôn chí - bài10), Ai hay ai chẳng hay thì chớ - Bui một ta khen ta hữu tình (Tự thán - bài 13). Conngười có chính kiến, có bản lĩnh cá nhân: Sự thế dữ lành ai hỏi đến - Bảo rằng ông đãđiếc hai tai (Ngôn chí - bài 5). Con người cá nhân Ức Trai hiện ra thành ngôn từ với đạitừ nhân xưng ông ở ngôi thứ nhất, đại từ nhân xưng ta, cách viết một ta để nói tôicũng ở ngôi đầu, đại từ chỉ thị này mang tính xác định. Tất cả đều có tác dụng khu biệtcái riêng, cái cá nhân với cái chung, cái cộng đồng. Con người cá nhân trong thơ Hồ Xuân Hương đã bước đầu là con người cá thể.Trong bài Mời trầu, nhà thơ cá thể hoá mình bằng việc tự xưng tên: Này của XuânHương mới quệt rồi. Theo GS Đặng Thanh Lê: Có lẽ đây là một phong cách thông báođộc đáo hiếm thấy ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ con người cá nhân trong thơ Nguyễn Du đến cái Tôi trong phong trào Thơ mới JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2013, Vol. 58, No. 6, pp. 3-11 TỪ CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG THƠ NGUYỄN DU ĐẾN CÁI TÔI TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI Lã Nhâm Thìn Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Qua nghiên cứu, chúng tôi cho rằng chính con người cá nhân sinh ra, lớn lên từ văn học trung đại Việt Nam đã góp phần không nhỏ cho sự ra đời của cái Tôi trong phong trào Thơ mới và có những tương đồng giữa con người cá nhân trong thơ Nguyễn Du và cái Tôi trong Thơ mới. Sự tương đồng ấy không chỉ ở những biểu hiện nội dung và nghệ thuật mà còn ở chiều sâu nguyên nhân và bản chất của vấn đề. Bài báo đã phân tích và chứng minh ba sự tương đồng lớn giữa con người cá nhân trong thơ Nguyễn Du và cái Tôi trong Thơ mới: Con người cá nhân – cái Tôi nhỏ bé, cô đơn; Con người cá nhân – cái Tôi khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc đời thường, trần thế; Con người cá nhân – cái Tôi nghệ sĩ. Có thể nói từ con người cá nhân trong thơ Nguyễn Du đến cái Tôi trong phong trào Thơ mới là những bước đi không dài. Từ khóa: Con người cá nhân, cái Tôi, Thơ mới, Nguyễn Du.1. Mở đầu Nói đến Thơ mới là người ta nghĩ ngay đến cái Tôi. Cái Tôi trở thành định tính củaThơ mới, làm nên nét riêng, nét mới của một thời đại thi ca. Hoài Thanh trong Thi nhânViệt Nam đã lấy cái Tôi để phân biệt thời xưa và thời nay, thơ mới và thơ cũ: Cứ đại thểthì tất cả tinh thần thời xưa - hay thơ cũ - và thời nay - hay thơ mới có thể gồm lại tronghai chữ tôi và ta. Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi [3]. Cái Tôi đem đếncả phần hồn - nội dung cảm hứng và phần xác - hình thức nghệ thuật của Thơ mới. Tuy nhiên, khi nói tới cái Tôi trong Thơ mới, người ta thường xem nó như một độtngột lịch sử, đến đất Nam từ trời Tây, nó hết sức lạ lẫm, ngỡ ngàng đối với văn học ViệtNam: Ngày thứ nhất - ai biết đích ngày nào - chữ Tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nóthực sự bỡ ngỡ. Nó như lạc loài nơi đất khách [3]. Ngày nay lớp thành kiến phủ trên linhhồn đã tiêu tan cùng lớp hoa hoè phủ trên thi tứ. Phương Tây đã giao trả hồn ta lại cho ta[3], Sự xuất hiện cái Tôi là trên cơ sở hình thành hệ tư tưởng tư sản và tư tưởng cá nhântừ phương Tây ảnh hưởng vào văn hoá Việt Nam [1].Ngày nhận bài 11/7/2013. Ngày nhận đăng 20/08/2013.Liên lạc Lã Nhâm Thìn, e-mail: lathindhsp@yahoo.com 3 Lã Nhâm Thìn Người ta chưa thật sự chú ý tới mối quan hệ mang tính truyền thống, sự phát triểnnội tại của bản thân nền văn học dân tộc khi tìm hiểu cái Tôi trong Thơ mới. Cần phải thấyrằng trong cái bào thai của quan niệm con người vô ngã, phi ngã của văn học trungđại vẫn đẻ ra con người cá nhân. Và, chính con người cá nhân sinh ra, lớn lên từ văn họctrung đại đã góp phần không nhỏ cho sự ra đời của cái Tôi trong phong trào Thơ mới.2. Nội dung nghiên cứu Sự xuất hiện con người cá nhân trong văn học trung đại Việt Nam theo quy luật:quá trình vận động mang tính lịch sử và những đột ngột lịch sử với sự xuất hiện củanhững tài năng lớn, của những thiên tài. Sự vận động mang tính lịch sử dẫn đến sự nở rộcon người cá nhân trong văn học từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX với sáng táccủa Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Phạm Thái, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, NguyễnKhuyến, Trần Tế Xương... Những đột ngột lịch sử làm xuất hiện sớm con người cá nhântrong thơ Nguyễn Trãi, làm nẩy sinh con người cá nhân cá thể trong thơ Hồ Xuân Hương,Nguyễn Du. Con người cá nhân trong thơ Nguyễn Trãi không phải vô hình chung mà có, theokiểu đã là văn học viết thì cách gì chẳng có yếu tố cá nhân, mà là con người đã bước đầutự giác, tự ý thức về cá nhân, có nhu cầu tự thể hiện mình trong sáng tác văn chương. Conngười cá nhân tự ý thức về sở thích, hứng thú riêng: Dầu bụt, dầu tiên ai kẻ hỏi - Ông nàyđã có thú ông này (Mạn thuật - bài 6), Năng một ông này đẹp thú này (Ngôn chí - bài10), Ai hay ai chẳng hay thì chớ - Bui một ta khen ta hữu tình (Tự thán - bài 13). Conngười có chính kiến, có bản lĩnh cá nhân: Sự thế dữ lành ai hỏi đến - Bảo rằng ông đãđiếc hai tai (Ngôn chí - bài 5). Con người cá nhân Ức Trai hiện ra thành ngôn từ với đạitừ nhân xưng ông ở ngôi thứ nhất, đại từ nhân xưng ta, cách viết một ta để nói tôicũng ở ngôi đầu, đại từ chỉ thị này mang tính xác định. Tất cả đều có tác dụng khu biệtcái riêng, cái cá nhân với cái chung, cái cộng đồng. Con người cá nhân trong thơ Hồ Xuân Hương đã bước đầu là con người cá thể.Trong bài Mời trầu, nhà thơ cá thể hoá mình bằng việc tự xưng tên: Này của XuânHương mới quệt rồi. Theo GS Đặng Thanh Lê: Có lẽ đây là một phong cách thông báođộc đáo hiếm thấy ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Con người cá nhân Phong trào Thơ mới Văn học trung đại Văn học trung đại Việt Nam Thời đại thi ca Thơ văn Nguyễn DuGợi ý tài liệu liên quan:
-
229 trang 81 0 0
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam
27 trang 56 0 0 -
Những hàng giậu xanh và tư tưởng mĩ học sinh thái trong thơ ca trung đại Việt Nam
8 trang 56 0 0 -
Thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932-1945 - Những cách tân nghệ thuật: Phần 2
53 trang 43 0 0 -
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc
5 trang 41 0 0 -
Tìm hiểu về những cấu trúc của thơ: Phần 2
93 trang 40 0 0 -
Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Tính chất đạo lý trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
64 trang 35 0 0 -
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm
10 trang 30 0 0 -
Nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam: Phần 2
149 trang 30 0 0 -
Sự chuyển biến về đề tài trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX
8 trang 28 0 0