Danh mục

Từ dạy học tích hợp liên môn đến đào tạo giáo viên dạy học tích hợp liên môn trong các trường sư phạm và một số giải pháp

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 219.18 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo tập trung phân tích những đòi hỏi khoa học và thực tiễn của dạy học tích hợp liên môn cũng như khái niệm tích hợp liên môn trong dạy học. Từ đó đưa ra các nguyên tắc cơ bản của dạy học tích hợp liên môn để làm cơ sở đề xuất một số giải pháp trong việc đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu của dạy học tích hợp liên môn ở trường phổ thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ dạy học tích hợp liên môn đến đào tạo giáo viên dạy học tích hợp liên môn trong các trường sư phạm và một số giải phápJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0048Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6, pp. 21-30This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TỪ DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN ĐẾN ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP Đỗ Hương Trà Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo tập trung phân tích những đòi hỏi khoa học và thực tiễn của dạy học tích hợp liên môn cũng như khái niệm tích hợp liên môn trong dạy học. Từ đó đưa ra các nguyên tắc cơ bản của dạy học tích hợp liên môn để làm cơ sở đề xuất một số giải pháp trong việc đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu của dạy học tích hợp liên môn ở trường phổ thông. Từ khóa: Tích hợp liên môn, dạy học tích hợp liên môn, đào tạo tích hợp liên môn, nguyên tắc tích hợp liên môn.1. Mở đầu Thuật ngữ dạy học tích hợp liên môn được sử dụng trong bài báo để phân biệt với tích hợptrong một môn học, và do đó nó không đề cập đến các mức độ tích hợp. Dạy học tích hợp liên môn hiện mới được biết đến ở những bước chập chững đầu tiên trongdạy học ở bậc phổ thông và chưa được biết đến nhiều trong dạy học ở bậc đại học ở nước ta. Dạy học tích hợp các khoa học đã được UNESCO định nghĩa là một cách trình bày cáckhái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học,tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau (Hội nghịphối hợp trong chương trình của UNESCO, 1972). Tháng 4 năm 1973, Hội nghị do UNESCO tổchức ở Đại học Tổng hợp Maryland có bàn về đào tạo giáo viên để dạy học tích hợp các khoa học.Tại Hội nghị này, bên cạnh việc nhấn mạnh sự cần thiết phải đào tạo giáo viên dạy học tích hợpliên môn còn làm rõ rằng khái niệm dạy học tích hợp liên môn các khoa học còn bao gồm cả việcdạy học tích hợp khoa học với công nghệ bởi theo các nhà nghiên cứu, khoa học và công nghệ là2 lĩnh vực hoạt động của con người có đặc trưng khác nhau và nhưng liên quan với nhau [14]. Cũng theo hướng tích hợp dạy học khoa học kết hợp với công nghệ, gắn học và hành,Xavier Roegiers cho rằng giáo dục nhà trường phải chuyển từ dạy kiến thức đơn thuần sang pháttriển ở học sinh các năng lực hành động, xem năng lực là khái niệm “cơ sở” của dạy học tích hợp(Roegiers, 2010). Xavier Roegiers, nêu lên 4 cách tích hợp môn học trong nhà trường theo 2 conđường, đó là: - Đưa ra những ứng dụng chung cho nhiều môn học; - Phối hợp quá trình học tập của nhiều môn học khác nhau [13].Ngày nhận bài: 11/10/2014. Ngày nhận đăng: 21/05/2015.Liên hệ: Đỗ Hương Trà, e-mail: dhtra@hotmail.com. 21 Đỗ Hương Trà Như vậy, dạy học tích hợp liên môn luôn gắn với việc hình thành năng lực ở người học vàviệc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên đáp ứng nhu cầu của dạy học tích hợp liên môn là đòi hỏi củathực tiễn giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu quy trình đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầucủa thực tiễn đào tạo giáo viên dạy học tích hợp liên môn. Để giải quyết vấn đề đặt ra cần làm sángtỏ các nguyên tắc tích hợp liên môn trong dạy học và phân tích những đóng góp của nó trong cấutrúc kiến thức và việc hình thành năng lực người học. Khai thác chủ đề của dạy học tích hợp liênmôn và đào tạo giáo viên đáp ứng các yêu cầu của dạy học tích hợp liên môn, bài báo tập trungvào 3 nội dung : - Thứ nhất, những đòi hỏi của việc vận hành dạy học tích hợp liên môn. - Thứ hai, khái niệm tích hợp liên môn trong dạy học. - Thứ ba, một số đề xuất mô hình chuẩn bị cho đào tạo giáo viên dạy học tích hợp liên môn.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Những đòi hỏi của việc vận hành dạy học tích hợp liên môn Trong một vài năm trở lại đây, vấn đề về dạy học tích hợp liên môn và đào tạo tích hợp liênmôn đã trở thành vấn đề thời sự của giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, các câu hỏi về dạy học tích hợpliên môn đã trở thành đối tượng của các cuộc tranh luận khá nóng ở các nước châu Âu và Bắc Mỹtrong ít nhất ba mươi năm nay. Nếu những mối quan tâm về dạy học tích hợp liên môn trong nhữngnăm qua tập trung về cấu trúc chương trình đào tạo, về việc lập kế hoạch chương trình và về hiệnthực hóa chương trình, thì ngày nay các nước phát triển tập trung vào việc đào tạo giáo viên tronglĩnh vực tích hợp liên môn và nghiên cứu hiệu quả của thực tiễn dạy học tích hợp liên môn đối vớiviệc bồi dưỡng và phát triển năng lực. Việc dạy học theo sự “phân mảnh” giữa các môn học cũng đã đáp ứng ...

Tài liệu được xem nhiều: