Từ Fintech đến Regtech: Vai trò của chính phủ, cơ quan điều tiết và cơ quan giám sát
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 537.14 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của bài viết này là phân tích những cơ hội và rủi ro mà fintech mang lại cho hệ thống tài chính Việt Nam, vai trò của regtech (regulatory technology) trong hệ sinh thái fintech, từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với các cơ quan điều tiết và giám sát hệ thống tài chính ngân hàng trong bối cảnh trỗi dậy của fintech.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ Fintech đến Regtech: Vai trò của chính phủ, cơ quan điều tiết và cơ quan giám sát TỪ FINTECH ĐẾN REGTECH: VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ, CƠ QUAN ĐIỀU TIẾT VÀ CƠ QUAN GIÁM SÁT Đinh Thị Thu Hồng Nguyễn Trí Minh Trần Ngọc Thơ Khoa Tài chính, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt Khủng hoảng tài chính 2008 đã thức tỉnh các nhà quản lý ở một thị trường tài chính có thể nói là phát triển bậc nhất thế giới. Từ đó hàng loạt các cải cách đối với những quy định quản lý thị trường đã được thực thi để giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, từ đó tới nay, hệ thống tài chính – ngân hàng đã có rất nhiều thay đổi dưới những tác động của fintech. Vào đầu những năm 2010, fintech đã xuất hiện như một ngành mới. Xu thế này đã làm nảy sinh mối quan ngại về tác động của nó đến ngành dịch vụ tài chính và các định chế tài chính. Có nhiều luồng quan điểm khác nhau về phát triển fintech, nhưng chung quy gần như thống nhất là các quốc gia và khu vực không thể cưỡng lại làn sóng công nghệ đã xâm lấn sâu vào lĩnh vực tài chính. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là liệu hệ thống luật lệ điều tiết thị trường truyền thống có còn phù hợp, nên quản lý và giám sát ngành công nghiệp mới này sao cho vừa có thể tận dụng được hiệu quả do fintech mang lại mà vẫn bảo đảm an toàn cho hệ thống tài chính nội địa; và cách thức mà các định chế tài chính tuân thủ pháp luật, cách thức mà các cơ quan quản lý giám sát việc thực thi cần có những thay đổi gì. Mục tiêu của bài viết này là phân tích những cơ hội và rủi ro mà fintech mang lại cho hệ thống tài chính Việt Nam, vai trò của regtech (regulatory technology) trong hệ sinh thái fintech, từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với các cơ quan điều tiết và giám sát hệ thống tài chính ngân hàng trong bối cảnh trỗi dậy của fintech. Từ khóa: fintech, regtech, các quy định điều tiết 1. Hệ sinh thái fintech (fintech ecosystem) và vai trò của chính phủ, cơ quan điều tiết và cơ quan giám sát Fintech là thuật ngữ dùng để mô tả việc sử dụng công nghệ mới (công nghệ blockchain, robot tư vấn, cho vay P2P, tài trợ đám đông, thanh toán qua điện thoại…) và ứng dụng trong lĩnh vực tài chính. Hiểu theo nghĩa khác, fintech cũng thường được dùng để mô tả các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực tài chính, các công ty này thường là những người cung cấp các giải pháp chứ không phải chỉ đơn thuần là cung cấp công nghệ. Để phát triển fintech, chúng ta cần phải xây dựng một hệ sinh thái đầy đủ với các mối liên kết thật chặt chẽ và có hiệu quả. Chúng ta có thể hình dung hệ sinh thái fintech bao gồm những thành phần sau: ➢ Người sử dụng: các khách hàng, với tư cách cá nhân lẫn doanh nghiệp, đều muốn tiếp cận fintech như một cách để nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm. ➢ Định chế tài chính: tiếp xúc với các công ty fintech để tận dụng sáng tạo và công nghệ của họ, bằng nhiều hình thức khác nhau (thuê ngoài, hợp tác…). ➢ Startup: sự nhạy bén và trình độ chuyên môn của các startup đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển fintech. Điều này sẽ giúp chúng ta cải thiện rất nhiều 27 yếu tố trong lĩnh vực ngân hàng truyền thống để hướng đến các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính. ➢ Các công ty công nghệ: hỗ trợ các startup trong lĩnh vực fintech về mặt cơ sở vật chất và kỹ năng. ➢ Trường đại học và viện nghiên cứu: tạo môi trường khuyến khích sinh viên sáng tạo, xây dựng đội ngũ chuyên gia có chuyên môn sâu để hướng dẫn và hỗ trợ các công ty fintech mới thành lập. ➢ Các cơ quan chuyên trách phát triển: tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn tiếp xúc và hỗ trợ các công ty mới phát triển đúng tiềm năng. ➢ Nhà đầu tư: nhiều nhà đầu tư (trong đó có các nhà đầu tư mạo hiểm) xem fintech như một hướng đi có thể đem đến thành công cho họ. ➢ Chính quyền và các cơ quan điều tiết: thông qua các công cụ pháp lý để bảo vệ người tiêu dùng trong bối cảnh lĩnh vực fintech đang nở rộ. Đối với nền kinh tế đang trong giai đoạn tái cấu trúc sâu rộng như hiện nay và trình độ công nghệ còn ở mức thấp rất xa so với thế giới, điều quan trọng là quá trình điều tiết fintech còn phải khuyến khích sự phát triển thực sự của ngành này một cách hiệu quả. 2. Vai trò của fintech trong tương lai và những rào cản phát triển fintech Vì fintech thường mạnh trong lĩnh vực công nghệ và ứng dụng nhưng lại ít có kinh nghiệm trong hoạt động tài chính nên trong tương lai fintech cũng không thể nào thay thế hoàn toàn cho khu vực tài chính truyền thống. Có 3 cách chủ yếu để phát triển fintech: - Hợp tác với ngân hàng. - Tập trung vào những mảng dịch vụ ứng dụ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ Fintech đến Regtech: Vai trò của chính phủ, cơ quan điều tiết và cơ quan giám sát TỪ FINTECH ĐẾN REGTECH: VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ, CƠ QUAN ĐIỀU TIẾT VÀ CƠ QUAN GIÁM SÁT Đinh Thị Thu Hồng Nguyễn Trí Minh Trần Ngọc Thơ Khoa Tài chính, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt Khủng hoảng tài chính 2008 đã thức tỉnh các nhà quản lý ở một thị trường tài chính có thể nói là phát triển bậc nhất thế giới. Từ đó hàng loạt các cải cách đối với những quy định quản lý thị trường đã được thực thi để giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, từ đó tới nay, hệ thống tài chính – ngân hàng đã có rất nhiều thay đổi dưới những tác động của fintech. Vào đầu những năm 2010, fintech đã xuất hiện như một ngành mới. Xu thế này đã làm nảy sinh mối quan ngại về tác động của nó đến ngành dịch vụ tài chính và các định chế tài chính. Có nhiều luồng quan điểm khác nhau về phát triển fintech, nhưng chung quy gần như thống nhất là các quốc gia và khu vực không thể cưỡng lại làn sóng công nghệ đã xâm lấn sâu vào lĩnh vực tài chính. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là liệu hệ thống luật lệ điều tiết thị trường truyền thống có còn phù hợp, nên quản lý và giám sát ngành công nghiệp mới này sao cho vừa có thể tận dụng được hiệu quả do fintech mang lại mà vẫn bảo đảm an toàn cho hệ thống tài chính nội địa; và cách thức mà các định chế tài chính tuân thủ pháp luật, cách thức mà các cơ quan quản lý giám sát việc thực thi cần có những thay đổi gì. Mục tiêu của bài viết này là phân tích những cơ hội và rủi ro mà fintech mang lại cho hệ thống tài chính Việt Nam, vai trò của regtech (regulatory technology) trong hệ sinh thái fintech, từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với các cơ quan điều tiết và giám sát hệ thống tài chính ngân hàng trong bối cảnh trỗi dậy của fintech. Từ khóa: fintech, regtech, các quy định điều tiết 1. Hệ sinh thái fintech (fintech ecosystem) và vai trò của chính phủ, cơ quan điều tiết và cơ quan giám sát Fintech là thuật ngữ dùng để mô tả việc sử dụng công nghệ mới (công nghệ blockchain, robot tư vấn, cho vay P2P, tài trợ đám đông, thanh toán qua điện thoại…) và ứng dụng trong lĩnh vực tài chính. Hiểu theo nghĩa khác, fintech cũng thường được dùng để mô tả các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực tài chính, các công ty này thường là những người cung cấp các giải pháp chứ không phải chỉ đơn thuần là cung cấp công nghệ. Để phát triển fintech, chúng ta cần phải xây dựng một hệ sinh thái đầy đủ với các mối liên kết thật chặt chẽ và có hiệu quả. Chúng ta có thể hình dung hệ sinh thái fintech bao gồm những thành phần sau: ➢ Người sử dụng: các khách hàng, với tư cách cá nhân lẫn doanh nghiệp, đều muốn tiếp cận fintech như một cách để nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm. ➢ Định chế tài chính: tiếp xúc với các công ty fintech để tận dụng sáng tạo và công nghệ của họ, bằng nhiều hình thức khác nhau (thuê ngoài, hợp tác…). ➢ Startup: sự nhạy bén và trình độ chuyên môn của các startup đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển fintech. Điều này sẽ giúp chúng ta cải thiện rất nhiều 27 yếu tố trong lĩnh vực ngân hàng truyền thống để hướng đến các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính. ➢ Các công ty công nghệ: hỗ trợ các startup trong lĩnh vực fintech về mặt cơ sở vật chất và kỹ năng. ➢ Trường đại học và viện nghiên cứu: tạo môi trường khuyến khích sinh viên sáng tạo, xây dựng đội ngũ chuyên gia có chuyên môn sâu để hướng dẫn và hỗ trợ các công ty fintech mới thành lập. ➢ Các cơ quan chuyên trách phát triển: tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn tiếp xúc và hỗ trợ các công ty mới phát triển đúng tiềm năng. ➢ Nhà đầu tư: nhiều nhà đầu tư (trong đó có các nhà đầu tư mạo hiểm) xem fintech như một hướng đi có thể đem đến thành công cho họ. ➢ Chính quyền và các cơ quan điều tiết: thông qua các công cụ pháp lý để bảo vệ người tiêu dùng trong bối cảnh lĩnh vực fintech đang nở rộ. Đối với nền kinh tế đang trong giai đoạn tái cấu trúc sâu rộng như hiện nay và trình độ công nghệ còn ở mức thấp rất xa so với thế giới, điều quan trọng là quá trình điều tiết fintech còn phải khuyến khích sự phát triển thực sự của ngành này một cách hiệu quả. 2. Vai trò của fintech trong tương lai và những rào cản phát triển fintech Vì fintech thường mạnh trong lĩnh vực công nghệ và ứng dụng nhưng lại ít có kinh nghiệm trong hoạt động tài chính nên trong tương lai fintech cũng không thể nào thay thế hoàn toàn cho khu vực tài chính truyền thống. Có 3 cách chủ yếu để phát triển fintech: - Hợp tác với ngân hàng. - Tập trung vào những mảng dịch vụ ứng dụ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hệ thống tài chính ngân hàng Hệ sinh thái fintech Điều tiết hệ thống tài chính ngân hàng Giám sát hệ thống tài chính ngân hàng Hệ thống tài chính ngân hàngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Ngân hàng ngầm tại Trung Quốc và khuyến nghị quản lý ngân hàng ngầm ở Việt Nam
9 trang 23 0 0 -
11 trang 21 0 0
-
11 trang 19 0 0
-
Phát triển ngân sách hàng xanh - thực trạng và định hướng hoàn thiện chính sách, pháp luật Việt Nam
14 trang 18 0 0 -
4 trang 18 0 0
-
Fintech và ngân hàng tại Việt Nam: Hợp tác hay cạnh tranh?
7 trang 16 0 0 -
Những vấn đề về kinh tế học phát triển: Phần 1
128 trang 15 0 0 -
13 trang 13 0 0
-
Cơ hội và thách thức đối với M&A ngân hàng tại Việt Nam khi Hiệp định TPP chính thức có hiệu lực
13 trang 12 0 0 -
3 trang 11 0 0