Danh mục

Tư tưởng cải cách thể chế thống trị của hai nước Trung Quốc và Nhật Bản từ thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19 cách thể chế thống trị'.

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 860.08 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, tư tưởng về trật tự thống trị và thể chế thống trị của hai nước Trung - Nhật có sự biến động đáng kể. Xét dưới góc độ thời gian, giới tư tưởng Nhật Bản đi trước Trung Quốc trong việc phê phán thể chế thống trị đương thời, đồng thời có sự tranh luận kịch liệt và phong phú hơn các nhà tư tưởng Trung Quốc quanh vấn đề “cải cách thể chế thống trị”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng cải cách thể chế thống trị của hai nước Trung Quốc và Nhật Bản từ thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19 cách thể chế thống trị”.TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH THỂ CHẾ THỐNG TRỊ CỦA HAI NƯỚCTRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN TỪ THẾ KỶ 17 ĐẾN GIỮA THẾ KỶ 19ĐỖ TIẾN QUÂNHọc viện Khoa học Quân sựTóm tắt: Từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, tư tưởng về trật tự thống trị và thể chếthống trị của hai nước Trung - Nhật có sự biến động đáng kể. Xét dưới gócđộ thời gian, giới tư tưởng Nhật Bản đi trước Trung Quốc trong việc phêphán thể chế thống trị đương thời, đồng thời có sự tranh luận kịch liệt vàphong phú hơn các nhà tư tưởng Trung Quốc quanh vấn đề “cải cách thể chếthống trị”. Xét về tổng thể, ngoài một số điểm tương đồng, do đặc điểm điềukiện tình hình đặc thù của hai nước Trung - Nhật, các luồng tư tưởng hìnhthành ở hai nước có những đặc điểm khác nhau. Đây là nguyên nhân quantrọng làm cho Nhật Bản giành được thành công trong tiến trình cận đại hóaquốc gia trước Trung Quốc. Lịch sử đã chứng minh, diễn biến khác nhau củatư tưởng cải cách thể chế thống trị có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình cậnđại hóa của mỗi nước.Từ khóa: thể chế thống trị, tư tưởng, cải cách1. MỞ ĐẦUTừ thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19, đứng trước thách thức và sự uy hiếp mạnh mẽ của chủnghĩa tư bản châu Âu cùng với những biến động của tình hình trong nước, Trung Quốc vàNhật Bản đã có những đối sách, trong đó, nổi bật là sự điều chỉnh và cải cách thể chếthống trị quốc gia của mỗi nước. Xét dưới góc độ thời gian, giới tư tưởng Nhật Bản đitrước Trung Quốc trong việc phê phán thể chế thống trị đương thời, đồng thời có sự tranhluận kịch liệt và phong phú hơn các nhà tư tưởng Trung Quốc quanh vấn đề “cải cách thểchế thống trị”. Xét về tổng thể, ngoài một số điểm tương đồng, do đặc điểm điều kiện tìnhhình đặc thù của hai nước Trung - Nhật, các luồng tư tưởng hình thành ở hai nước cónhững đặc điểm khác nhau, Nhật Bản hoàn thành công cuộc thay đổi tư tưởng và thể chếthống trị một cách nhanh chóng hơn. Chúng tôi cho rằng, đây là một nguyên nhân quantrọng làm cho Nhật Bản giành được thành công trong tiến trình cận đại hóa quốc gia trướcTrung Quốc.2. TƯ TƯỞNG VỀ THỂ CHẾ THỐNG TRỊ CỦA HAI NƯỚC TRUNG - NHẬT THỜIKỲ THẾ KỶ 17Đầu thế kỷ 17, lịch sử Đông Á phát sinh nhiều biến động lớn. Năm 1600, TokugawaLeyasu giành chiến thắng trong cuộc chiến Sekigahara, đánh bại gia tộc Toyotomi, nắmthực quyền thống trị đất nước, năm 1603 Tokugawa Leyasu được phong tước hiệu“Chinh di đại tướng quân”, sáng lập Mạc phủ Edo (Giang Hộ Mạc phủ). Hơn 40 nămsau, Gia tộc Ái Tân Giác La tiến vào Trung Nguyên, sáng lập triều Thanh. Cùng vớiviệc tiếp tục mở rộng Nho giáo, triều Thanh ban bố các biện pháp tăng cường thể chếpháp trị, nhằm xây dựng một thể chế thống trị vững chắc. Đây cũng là thời kỳ xuất hiệnmột số luồng tư tưởng mang màu sắc chủ nghĩa dân tộc phê phán, công kích thể chếTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 04(40)/2016: tr. 91-10392ĐỖ TIẾN QUÂNchính trị quân chủ chuyên chế tại Trung Quốc. Cùng thời gian này, sau khi thành lậpMạc phủ Edo, Tokugawa đẩy mạnh tuyên truyền Chu Tử học với mong muốn dùngnguyên lý trật tự tự nhiên trong học thuyết Chu Tử để thiết lập một trật tự thống trị mới.2.1. Học thuyết “Trật tự thống trị” của Trung Quốc thời kỳ thế kỷ 17Về vấn đề thiết lập trật tự thống trị, nhà Thanh cũng tiếp thu những kinh nghiệm thốngtrị của triều đại trước, mở rộng Nho giáo, ban bố các biện pháp tăng cường thể chế pháptrị, nhằm mau chóng chấm dứt tình trạng mất ổn định, thiết lập lại trật tự quốc gia.Đây cũng là thời kỳ xuất hiện một số luồng tư tưởng phê phán thể chế chính trị quânchủ chuyên chế tại Trung Quốc, đại diện tiêu biểu cho tư tưởng này là Cố Viêm Vũ,Hoàng Tông Hi, Vương Phu Chi [1]. Tư tưởng phê phán thể chế thống trị quân chủchuyên chế phong kiến của họ thể hiện ở những điểm sau:Thứ nhất, xuất phát từ góc độ chế độ để nghiên cứu nguyên nhân dẫn tới sự diệt vongcủa nhà Minh, từ đó tiến hành phê phán thể chế. Trong “Minh Di đãi phỏng lục”, saukhi nghiên cứu, phân tích các chế độ quân sự, quan lại, khoa cử của nhà Minh, HoàngTông Hi đưa ra tư tưởng cấp tiến là để tể tướng điều hành triều đình, chỉ ra “tể tướngđiều hành triều đình, mới đảm bảo chính trị, xã hội ổn định, giúp đỡ sửa chữa nhữngkhiếm khuyết của hoàng đế, nhưng triều Minh phế bỏ tể tướng, làm cho hoàng đế mất đichỗ dựa, đồng thời không bị ước thúc. Hoạn quan nhân dịp đó thay thế vai trò của tểtướng, chi phối hoàng đế” 1.Thứ hai, xuất phát từ góc độ quan hệ giữa trung ương và địa phương để tiến hành phêphán quyền lực quá tập trung của hoàng đế. Cố Viêm Vũ cho rằng, sự thất bại của chế độphong kiến là do những sai lầm của triều đình trong thực thi chế độ quan lại tại các quậnhuyện 2. Ông đề xuất áp dụng chính sách cho quan huyện đảm nhiệm chức vụ cả đời, sauđó cho con cái của họ kế nhiệm, như thế, họ sẽ coi khu vực huyện mà họ quản lý là tài sảnriêng của họ, từ đó quản lý, lãnh đạo một c ...

Tài liệu được xem nhiều: