Danh mục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, phẩm chất của người giáo viên nhân dân

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 102.86 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm thầy giáo nhiều năm, đã từng đào tạo nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ cách mạng cho nên Người rất hiểu công lao to lớn và thầm lặng của người thầy. Một vấn đề mà Người hết sức quan tâm đó là vai trò và phẩm chất của người thầy giáo nhân dân trong sự nghiệp giáo dục. Tư tưởng của Người là cơ sở lý luận, là những bài học, những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực và hiệu quả đối với người làm công tác giáo dục nói riêng, ngành giáo dục nói chung hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, phẩm chất của người giáo viên nhân dân Kỷ yếu hội thảo khoa học: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH MỘT TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VỀ GIÁO DỤC VÀ SƯ PHẠM. pp. 28-33 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ, PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN NHÂN DÂN TS. Bùi Kim Hồng Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch 1. Đặt vấn đề Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, nhà văn hoá lớn của thế giới, cũng đồng thời là nhà giáo, người sáng lập, đặt nền móng và chỉ đạo việc xây dựng nền giáo dục mới của Việt Nam. Đúng như Nghị quyết UNESCO đánh giá: Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”. 2. Từ thầy giáo Nguyễn Tất Thành đến lãnh tụ Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông ngoại Hoàng Xuân Đường là một nhà nho, mở lớp dạy chữ Hán ngay tại nhà cho một số con em trong làng. Thân phụ Người - ông Nguyễn Sinh Sắc đi lên từ gia đình nông dân nghèo, đã bền chí phấn đấu khổ học cả nửa đời người quyết vươn tới đỉnh cao của kiến thức. Người dân xứ Nghệ từng lưu truyền về tinh thần ham học của ông Nguyễn Sinh Sắc rằng: “vì không có điều kiện học, nên cậu phải học mót, tức nghe lỏm người ta mà học và nhờ người khác bày hộ khi chăn trâu cắt cỏ”. Khi ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, được nhà vua ban áo mũ và biển Ân tứ ninh gia (tức là gia đình vui nhận được ơn của vua ban), trong nhà thờ họ Hoàng ở Hoàng Trù, ông Nguyễn Sinh Sắc không quên để trên bàn thờ vợ - bà Hoàng Thị Loan tấm biển vua ban có 4 chữ đó, xem như vinh hoa này có công lao to lớn của bà. Đây cũng là những bằng chứng thể hiện truyền thống hiếu học, khí chất của người dân xứ Nghệ nói chung và của gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng. Đỗ cao nhưng ông Nguyễn Sinh Sắc chỉ làm quan trong một thời gian ngắn và sau đó sống bằng nghề dạy học, bắt mạch bốc 28 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, phẩm chất của người giáo viên nhân dân thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Từ cuộc sống của bản thân mình, ông dạy cho các con đức tính kiên trì, chịu khó học tập. Ông đặt cho hai con trai tên mới: Nguyễn Tất Đạt (Sinh Khiêm), Nguyễn Tất Thành (Sinh Cung) với “Thành Đạt” là mong muốn của người cha đặt hy vọng vào hai con. Chính khí chất “kẻ sĩ thời loạn” của người cha và một nếp nhà coi trọng sự học làm người đã ảnh hưởng to lớn đến tâm thế Nguyễn Tất Thành. Ngay khi tuổi thiếu thời mất mát như vậy (bà Hoàng Thị Loan mất khi Nguyễn Tất Thành mới 11 tuổi), nhưng cũng như cha, Nguyễn Tất Thành không khi nào xao nhãng việc học. Năm 1906, Người học ở Trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba rồi trường Quốc học Huế năm 1907. Dạy học chính là nghề đầu tiên trên bước đường đi tìm chân lý của Người. Trong những tháng ngày ngắn ngủi dạy học ở mái trường Dục Thanh (Phan Thiết, Bình Thuận), thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã chứng tỏ khả năng cũng như định hướng về giáo dục, về vai trò của người thầy. Thầy dạy rất tận tâm, hết lòng thương yêu, chăm sóc học sinh. Thầy thường phổ biến cho học sinh những thơ ca yêu nước, chẳng hạn bài Á tế á ca, bài Ca hớt tóc,... Thầy phụ trách thể dục buổi sáng của nhà trường, chăm lo xây dựng tủ sách, hướng dẫn học sinh thăm phong cảnh trong vùng như động Thiềng Đức, bãi biển Thương Chánh... Có thể nói, quãng thời gian dạy học dưới mái trường Dục Thanh đã tiếp tục hun đúc tuổi 20 sôi nổi của thầy giáo Nguyễn Tất Thành, bồi đắp thêm lòng yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, khát vọng độc lập, tự do. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng sau này, Hồ Chí Minh vẫn luôn là người thầy giáo mẫu mực, truyền đạt tri thức cho thế hệ sau. Khi bôn ba tìm đường cứu nước ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan hay khi trở về nước ở chiến khu Việt Bắc, Người cũng đều quan tâm tới việc dạy học - dạy văn hóa để dạy chính trị cho những đồng chí công tác gần gũi mình và cho cả đồng bào địa phương. Người không chỉ là người thầy giảng dạy tri thức đơn thuần mà còn là tấm gương về nhân cách, lý tưởng sống, cách xử thế, giao tiếp... Thầy đã truyền cho các học trò của mình lý tưởng cách mạng, hoài bão “không có gì quý hơn độc lập tự do”, niềm tin mạnh mẽ vào lực lượng cách mạng vĩ đại của quần chúng nhân dân... Chất lượng hiệu quả, tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục - đào tạo cán bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được lịch sử kiểm nghiệm. Có thể nói hầu hết những nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng ta đều là những học trò ưu tú của Người, có đồng chí cũng từng là nhà giáo như: Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong, Nguyễn Đức Cảnh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp... 3. “Người thầy giáo tốt là người vẻ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: