Danh mục

Tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại Bệnh viện Hùng Vương

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 343.82 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu với mục tiêu xác định tỷ lệ trầm cảm của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại bệnh viện Hùng Vương năm 2011 và các yếu tố liên quan. Nghiên cứu trên 400 phụ nữ mang thai 3 tháng đầu đến khám thai tại bệnh viện Hùng Vương từ 01/04/2011 đến 30/06/2011.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại Bệnh viện Hùng Vương Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học TỶ LỆ TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG Nguyễn Duy Tài*, Trương Thị Bích Hà** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại bệnh viện Hùng Vương năm 2011 và các yếu tố liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 400 phụ nữ mang thai 3 tháng đầu đến khám thai tại bệnh viện Hùng Vương từ 01/04/2011 đến 30/06/2011. Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhin thuận tiện. Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu là 5,75%. Nhóm sản phụ > 35 tuổi tăng nguy cơ trầm cảm so với nhóm ≤ 35 tuổi (OR=2,95). Nhóm sản phụ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn tăng nguy cơ trầm cảm so với nhóm kinh tế đủ sống (OR=5,61). Nhóm sản phụ có điều trị hiếm muộn tăng nguy cơ trầm cảm so với nhóm có thai tự nhiên (OR=3,09). Nhóm sản phụ có mâu thuẫn với gia đình chồng tăng nguy cơ trầm cảm so với nhóm không có mâu thuẫn với gia đình chồng (OR=1,58). Kết luận: Qua nghiên cứu này cho thấy đây là một bệnh lý không hiếm cần được quan tâm. Thai phụ lớn tuổi, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có điều trị hiếm muộn, có mâu thuẫn với gia đình chồng gia tăng nguy cơ trầm cảm trong lúc mang thai 3 tháng đầu. Từ khóa: trầm cẩm, thai tam cá nguyệt đầu, bệnh viện Hùng Vương. ABSTRACT PREVALENCE AND RISK FACTORS OF DEPRESSION AMONG PREGNANT WOMEN DURING FIRST TRIMESTER IN HUNG VUONG HOSPITAL Nguyen Duy Tai, Truong Thi Bich Ha * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 251 - 257 Objective: To identify the proportion of depression and related factors among women in the first trimester of pregnancy at Hung Vuong Hospital year 2011 Methods: A cross-sectional study, applying simple randomised sampling method, was conducted on 400 women in their first trimester of pregnancy at Hung Vuong Hospital from 01 April 2011 to 30 June 2011. Results: The proportion of depression among women in the first trimester of pregnancy was 5.75%. The group of women over 35 years old had higher risk of depression than those under 35 (OR = 2.95). Women in lower economic status had higher risk of depression than those of average living condition (OR = 5.61). Infertility treated women had higher risk of depression than those having spontaneous pregnancy (OR = 3.09). Those having bad relationship with husband’s family had higher risk of depression (OR = 1.58). Conclusion: This study indicates that depression is not a rare condition and deserves studying. Age, financial status, infertility history, and bad relationship with husband’s family are the factors that increase the risk of depression among first trimester pregnant women. Keywords: depression, first trimester pregnancy, Hung Vuong Hospital * Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TPHCM ** Bệnh viện Hùng Vương Tác giả liên lạc: GS.TS.BS. Nguyễn Duy Tài ĐT: 0903856439 Email: duytamv2002@yahoo.com Sản Phụ Khoa 251 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 ĐẶT VẤN ĐỀ Quá trình mang thai và sinh đẻ là thời kỳ dễ xảy ra nhiều biến đổi về tâm lý và sinh lý trong đời sống người phụ nữ, đặc biệt những biến đổi về tâm lý thường gặp hơn cả(6). Rất nhiều nghiên cứu cho thấy trầm cảm là một rối loạn tâm lý thường gặp nhất trong giai đoạn trước và sau khi sinh(2). Nếu không được quan tâm đúng mức, những biến đổi này có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nặng nề về tinh thần, thể xác lẫn vật chất cho bản thân người phụ nữ, gia đình và xã hội. Phần lớn các nghiên cứu hiện nay về trầm cảm thường tập trung vào giai đoạn sau sanh(2), tuy nhiên tần suất mắc trầm cảm lại tập trung nhiều hơn trong quá trình mang thai. Theo một tổng quan năm 2005 từ các nghiên cứu đoàn hệ cho thấy tần suất của trầm cảm trước sanh là 14% (KTC 95%: 13,5-14,5), so với tần suất này ở giai đoạn sau sanh là 10,5% (KTC 95%: 10,110,9)(8). Chẩn đoán trầm cảm trong thai kỳ cũng thường bị bỏ qua do các triệu chứng gần giống với những thay đổi sinh lý trong thai kỳ như thay đổi tính khí, thay đổi khẩu vị… Bên cạnh, nhiều nghiên cứu đoàn hệ khác cho thấy trầm cảm và rối loạn lo âu trong quá trình mang thai là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình trạng trầm cảm sau sanh(7,9). Một loạt các nghiên cứu tại các nước đang phát triển cũng đã khẳng định về kết quả nghiên cứu này(1,5,10,11,13). Điều đó cho thấy những can thiệp dự phòng hay điều trị trầm cảm cần được thực hiện sớm hơn trong thai kỳ. Hiện tại các nghiên cứu có giá trị về trầm cảm chu sinh còn rất ít ở các nước đang phát triển, và điều đáng nói là tỷ lệ trầm cảm chu sinh ở các nước này cao hơn rất nhiều khi so sánh với các nước đã phát triển(14). Việt Nam - một nước đang phát triển, mật độ dân số đông, tỷ lệ sinh vẫn còn cao - trầm cảm trong thai kỳ chưa được quan tâm đúng mức. Tại thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Hùng Vương là một trong những bệnh viện tuyến 4 chuyên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: