Danh mục

ỨNG DỤNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VÀO VIỆC HƯỚNG DẪN SINH VIÊN SOẠN BÀI

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 246.69 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu phương pháp hướng dẫn sinh viên soạn bài bằng cách sử dụng bài tập. Thông qua 22 kỹ năng, giáo viên có thể đưa ra các bài tập để rèn luyện cho sinh viên từng kỹ năng tương ứng theo một quy trình đã được thiết kế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ỨNG DỤNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VÀO VIỆC HƯỚNG DẪN SINH VIÊN SOẠN BÀI ỨNG DỤNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VÀO VIỆC HƯỚNG DẪN SINH VIÊN SOẠN BÀI TRỊNH ĐÔNG THƯ Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu phương pháp hướng dẫn sinh viên soạn bài bằng cách sử dụng bài tập. Thông qua 22 kỹ năng, giáo viên có thể đưa ra các bài tập để rèn luyện cho sinh viên từng kỹ năng tương ứng theo một quy trình đã được thiết kế. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đối với sinh viên ngành sư phạm nói chung và sinh viên năm thứ tư nói riêng,giáo án được xem là sản phẩm của cả quá trình học tập và rèn luyện ở nhà trường. Songtrong việc soạn giáo án, sinh viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn và lúng túng. Vấn đề đặtra ở đây là làm thế nào để việc soạn giáo án của sinh viên trở thành một kỹ năng thôngthạo và nhuần nhuyễn. Thực hiện được điều này chính là sự thành công trong việc đàotạo nghề cho sinh viên. Bởi vậy, cũng như các ngành nghề khác, song song với việctrang bị lý luận, rèn luyện kỹ năng hành nghề là một nội dung không thể thiếu được.Với mục tiêu như vậy thì có nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện, song mộtphương pháp có thể xem là mang lại hiệu quả cao và được quan tâm nhiều nhất đó là sửdụng bài tập. Điều này được khẳng định bởi lẽ trong phương pháp bài tập hội tụ đượccác điểm sau: - Đánh giá được nhiều kỹ năng ở sinh viên. - Phát huy được tính sáng tạo của sinh viên trong bài soạn. - Tránh được hiện tượng soạn bài có tính rập khuôn của sinh viên theo một thiếtkế có sẵn. - Mỗi bài tập có thể có nhiều đáp án khác nhau, điều này giúp giáo viên dễ dàngđánh giá năng lực của từng sinh viên. Với xu hướng từ trước đến nay người giáo viên phải làm trong tiến trình hướngdẫn sinh viên soạn bài thông thường đi theo con đường từ phân tích cấu trúc nội dung,tiếp đến là trình bày phương pháp và cuối cùng là đưa ra mục đích yêu cầu của bài. Sau đây chúng tôi xin đề xuất phương pháp hướng dẫn sinh viên soạn bài thôngqua hệ thống bài tập mà giáo viên đưa ra trước cho sinh viên chuẩn bị. Trong bài tập sẽchứa đựng những vướng mắc và đó cũng chính là một ẩn số mà sinh viên gặp phải khibắt tay vào việc soạn bài. Tất nhiên ẩn số này sẽ khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của182 THÔNG BÁO KHOA HỌC SỐ 3(49)/2004từng bài. Việc tìm ra ẩn số chứa đựng trong bài tập là cơ hội giúp sinh viên củng cố lạikiến thức đồng thời bắt buộc sinh viên phải có sự nghiên cứu tìm tòi để đưa ra phươngpháp giảng dạy phù hợp. Như vậy, sau khi giải xong bài tập sinh viên đã gần như hoànthành được bài soạn của mình. Điều này góp phần vào vấn đề cải tiến phương phápgiảng dạy của giáo viên một cách hiệu quả nhưng đồng thời cũng đòi hỏi ở sinh viênmột cách làm việc nghiêm túc và sáng tạo hơn. 2. QUY TRÌNH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỬDỤNG BÀI TẬP 2.1. Khái niệm bài tập, bài toán - Bài tập là một nhiệm vụ mà người giải cần phải thực hiện, trong bài tập bao gồmcó dữ kiện và yêu cầu cần tìm [4]. - Bài toán là hệ thống thông tin xác định bao gồm những điều kiện và những yêucầu luôn luôn không phù hợp với nhau, dẫn tới nhu cầu phải khắc phục bằng cách biếnđổi chúng [5]. Giả sử trong một tình huống mà chủ thể đang có ở trong đó ít nhất một nhân tốmới làm cho chủ thể không tìm ra cách xử lý. Sự bế tắc đó chỉ có thể giải quyết bằngmột phương thức mới chưa hề có. Tình huống ấy theo cách gọi quen thuộc là tình huốngcó vấn đề. Bản thân vấn đề có tên là bài toán. 2.2. Một số kỹ năng để rèn luyện sinh viên soạn bài 1. Kỹ năng xác định mục đích yêu cầu 2. Kỹ năng xác định nội dung trọng tâm của bài 3. Kỹ năng xác định phương pháp 4. Kỹ năng đặt vấn đề vào bài 5. Kỹ năng trình bày bố cục của bài theo logic phù hợp với nội dung 6. Kỹ năng tóm tắt nội dung sách giáo khoa 7. Kỹ năng chuyển ý 8. Kỹ năng sơ đồ hóa nội dung 9. Kỹ năng đặt câu hỏi và sử dụng câu hỏi trong dạy học 10. Kỹ năng diễn giải bằng lời nội dung của sơ đồ 11. Kỹ năng tách ý chính từ một nội dung nào đó của sách giáo khoa 12. Kỹ năng lựa chọn những ví dụ phù hợp với nội dung và trình độ của học sinh.ỨNG DỤNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VÀO VIỆC... 183 13. Kỹ năng ra bài tập về nhà 14. Kỹ năng củng cố bài học 15. Kỹ năng làm đáp án cho câu hỏi bài tập 16. Kỹ năng sử dụng thí nghiệm 17. Kỹ năng đọc tài liệu để lựa chọn thông tin cần thiết cho bài dạy 18. Kỹ năng lập và sử dụng bảng 19. Kỹ năng sử dụng tranh, hình vẽ, mô hình. 20. Kỹ năng tổ chức thảo luận nhóm 21. Kỹ năng thiết kế những hoạt động để tổ chức tiết học 22. Kỹ năng tổ chức kiểm tra đánh giá Đó là các kỹ năng để rèn luyện sinh viên soạn bài, ngoài ra tùy thuộc vào từng bài ...

Tài liệu được xem nhiều: