Ứng dụng bài toán tối ưu trong mô hình tăng trưởng kinh tế có yếu tố vốn con người
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 317.53 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Ứng dụng bài toán tối ưu trong mô hình tăng trưởng kinh tế có yếu tố vốn con người" nghiên cứu một số mô hình tăng trưởng lý thuyết tân cổ điển có yếu tố vốn con người và sử dụng kĩ thuật giải bài toán tối ưu để phân tích nghiệm. Kết quả cho thấy các biện pháp như giáo dục, đào tạo, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo giúp gia tăng chất lượng vốn con người, góp phần quan trọng đến sự tăng trưởng kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng bài toán tối ưu trong mô hình tăng trưởng kinh tế có yếu tố vốn con người ỨNG DỤNG BÀI TOÁN TỐI ƯU TRONG MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÓ YẾU TỐ VỐN CON NGƯỜI TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai Bộ môn Toán-Đại học Thương mại Tóm tắt Vốn con người từ lâu đã được công nhận là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Vì thế việc phân tích rõ vai trò và ảnh hưởng của yếu tố này là một nhiệm vụ quan trọng và nhiều thách thức. Bài viết này nghiên cứu một số mô hình tăng trưởng lý thuyết tân cổ điển có yếu tố vốn con người và sử dụng kĩ thuật giải bài toán tối ưu để phân tích nghiệm. Kết quả cho thấy các biện pháp như giáo dục, đào tạo, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo giúp gia tăng chất lượng vốn con người, góp phần quan trọng đến sự tăng trưởng kinh tế. Từ khóa: bài toán tối ưu, vốn con người, tăng trưởng kinh tế, giáo dục đào tạo. I. Đặt vấn đề Bài toán tối ưu là một phần trong môn Toán học ứng dụng đã và đang được giảng dạy tại nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Đối với kinh tế học, đa phần các bài toán kinh tế đều được phát biểu dưới dạng bài toán tối ưu hóa một hay nhiều đại lượng dưới các ràng buộc cụ thể. Chính vì thế việc nghiên cứu và áp dụng các kiến thức lý thuyết toán tối ưu đối với các mô hình kinh tế là một chủ đề thu hút, tạo ra nhiều sự quan tâm trong cộng đồng nghiên cứu. Bài viết này tập trung vào việc xây dựng, nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế có yếu tố vốn con người, và áp dụng các phương pháp trong lý thuyết toán tối ưu để đưa ra một vài kết quả, khuyến nghị quan trọng. Tăng trưởng kinh tế là thước đo sự phát triển của một đất nước, vì thế nó luôn là một trong những mục tiêu quan trọng cần theo đuổi của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc xác định, đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế luôn là bài toán khó cho các nhà hoạch định chính sách. Đối với Việt Nam, chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước ta đã nêu rõ: phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. Điều đó cho thấy, chúng ta đã nhận ra tầm quan trọng của yếu tố vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vai trò và tác động cụ thể của yếu tố đó như thế nào vẫn còn là một vấn đề cần được giải quyết thỏa đáng. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về chủ đề này chủ yếu đều là các nghiên cứu định lượng, chưa kết hợp được với các mô hình lý thuyết định tính. Mặc dù việc sử dụng số liệu có thể khiến cho các kết quả nghiên cứu trở nên trực quan và dễ hiểu hơn, nhưng vẫn cần sử dụng lý thuyết cơ bản để đánh giá tác động qua lại giữa các yếu tố, giải thích sự vận động của nền kinh tế và cách các tác nhân tương tác với nhau. Vì thế việc phân tích, xây dựng mô hình kinh tế lý thuyết có tính đến yếu tố nguồn vốn con người và tăng trưởng kinh tế trở thành nhu cầu, mục tiêu nghiên cứu quan trọng cần được làm rõ. Hơn thế nữa, việc vận dụng các phương pháp hồi quy định lượng để giải thích được cho kết quả của mô hình lý thuyết trên là một trong những mục tiêu cấp thiết, thể hiện sự tương thích giữa lý thuyết và thực tiễn. 29 II. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước Các mô hình lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển là các mô hình chỉ ra quy luật tăng trưởng kinh tế ổn định dựa vào các yếu tố lao động, vốn và công nghệ. Trong đó, lao động hay vốn con người là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với quá trình tăng trưởng kinh tế. Thuật ngữ “vốn con người” được hiểu là các kỹ năng, kiến thức của người lao động được thể hiện trong quá trình sản xuất và thông qua năng suất lao động. Các khả năng này, được tích hợp với con người, và có được một phần thông qua giáo dục, bao gồm cả giáo dục chính thức và không chính thức. Lý thuyết vốn con người tập trung vào giáo dục và sức khỏe của người lao động như một đầu vào cho sản xuất kinh tế, trong khi phát triển vốn con người (chi tiêu cho giáo dục hoặc đào tạo) đề cập đến việc thu nhận và tăng số lượng người lao động có kỹ năng, kiến thức cũng như những kinh nghiệm quý giá đối với sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia (Adelakun, 2011). Vốn con người, hay lao động có kỹ năng, lần đầu tiên được nhắc đến trong các phân tích kinh tế vào những năm 1960 và 1970. Goode (1959), Mincer (1958) và Becker (1975, 1962) bày tỏ các quan điểm khác nhau về vốn con người, đưa ra các yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự hình thành và khai thác vốn con người. Các yếu tố này bao gồm cả các tác động tích cực và tiêu cực cũng như ảnh hưởng sâu rộng lên nền kinh tế ở cấp độ vĩ mô hoặc vi mô. Mankiw, Rommer và Weil (1992), Romer, P. (1989, 1990), Uzawa (1965) và Lucas (1988) cũng đã nghiên cứu các mô hình mà trong đó sản lượng đầu ra được xác định là vốn con người. Các tác giả trên cho rằng chất lượng giáo dục có thể dẫn đến sự tăng trưởng lâu dài và liên tục của một nền kinh tế. Tại Việt Nam các nghiên cứu về chủ đề này đã bắt đầu được chú trọng trên những khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên việc ước lượng đóng góp của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào việc xác định và lựa chọn mô hình phù hợp. Trần Thọ Đạt (2011) dùng mô hình hồi quy trên bộ số liệu cấp tỉnh của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2007, cho thấy vốn con người có vai trò nhất định đối với phát triển kinh tế, song chưa được thể hiện rõ nét như vốn vật chất và lao động. Đinh Phi Hổ & Từ Đức Hoàng (2016) dùng hai mô hình hồi quy cơ bản REM và FEM đối với dữ liệu bảng (104 quan sát) của 13 tỉnh/thành trong vùng giai đoạn 2006–2013. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Đông & Lê Thị Kim Huệ (2019) sử dụng mô hình Mankiw, đã chỉ ra rằng tỉ lệ tác động của vốn con người đến tăng trưởng năng suất lao động chỉ đạt 14% . Hầu hết các nghiên cứu tại Việt Nam hiện tại đều tiếp cận theo hướng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng bài toán tối ưu trong mô hình tăng trưởng kinh tế có yếu tố vốn con người ỨNG DỤNG BÀI TOÁN TỐI ƯU TRONG MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÓ YẾU TỐ VỐN CON NGƯỜI TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai Bộ môn Toán-Đại học Thương mại Tóm tắt Vốn con người từ lâu đã được công nhận là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Vì thế việc phân tích rõ vai trò và ảnh hưởng của yếu tố này là một nhiệm vụ quan trọng và nhiều thách thức. Bài viết này nghiên cứu một số mô hình tăng trưởng lý thuyết tân cổ điển có yếu tố vốn con người và sử dụng kĩ thuật giải bài toán tối ưu để phân tích nghiệm. Kết quả cho thấy các biện pháp như giáo dục, đào tạo, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo giúp gia tăng chất lượng vốn con người, góp phần quan trọng đến sự tăng trưởng kinh tế. Từ khóa: bài toán tối ưu, vốn con người, tăng trưởng kinh tế, giáo dục đào tạo. I. Đặt vấn đề Bài toán tối ưu là một phần trong môn Toán học ứng dụng đã và đang được giảng dạy tại nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Đối với kinh tế học, đa phần các bài toán kinh tế đều được phát biểu dưới dạng bài toán tối ưu hóa một hay nhiều đại lượng dưới các ràng buộc cụ thể. Chính vì thế việc nghiên cứu và áp dụng các kiến thức lý thuyết toán tối ưu đối với các mô hình kinh tế là một chủ đề thu hút, tạo ra nhiều sự quan tâm trong cộng đồng nghiên cứu. Bài viết này tập trung vào việc xây dựng, nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế có yếu tố vốn con người, và áp dụng các phương pháp trong lý thuyết toán tối ưu để đưa ra một vài kết quả, khuyến nghị quan trọng. Tăng trưởng kinh tế là thước đo sự phát triển của một đất nước, vì thế nó luôn là một trong những mục tiêu quan trọng cần theo đuổi của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc xác định, đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế luôn là bài toán khó cho các nhà hoạch định chính sách. Đối với Việt Nam, chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước ta đã nêu rõ: phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. Điều đó cho thấy, chúng ta đã nhận ra tầm quan trọng của yếu tố vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vai trò và tác động cụ thể của yếu tố đó như thế nào vẫn còn là một vấn đề cần được giải quyết thỏa đáng. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về chủ đề này chủ yếu đều là các nghiên cứu định lượng, chưa kết hợp được với các mô hình lý thuyết định tính. Mặc dù việc sử dụng số liệu có thể khiến cho các kết quả nghiên cứu trở nên trực quan và dễ hiểu hơn, nhưng vẫn cần sử dụng lý thuyết cơ bản để đánh giá tác động qua lại giữa các yếu tố, giải thích sự vận động của nền kinh tế và cách các tác nhân tương tác với nhau. Vì thế việc phân tích, xây dựng mô hình kinh tế lý thuyết có tính đến yếu tố nguồn vốn con người và tăng trưởng kinh tế trở thành nhu cầu, mục tiêu nghiên cứu quan trọng cần được làm rõ. Hơn thế nữa, việc vận dụng các phương pháp hồi quy định lượng để giải thích được cho kết quả của mô hình lý thuyết trên là một trong những mục tiêu cấp thiết, thể hiện sự tương thích giữa lý thuyết và thực tiễn. 29 II. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước Các mô hình lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển là các mô hình chỉ ra quy luật tăng trưởng kinh tế ổn định dựa vào các yếu tố lao động, vốn và công nghệ. Trong đó, lao động hay vốn con người là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với quá trình tăng trưởng kinh tế. Thuật ngữ “vốn con người” được hiểu là các kỹ năng, kiến thức của người lao động được thể hiện trong quá trình sản xuất và thông qua năng suất lao động. Các khả năng này, được tích hợp với con người, và có được một phần thông qua giáo dục, bao gồm cả giáo dục chính thức và không chính thức. Lý thuyết vốn con người tập trung vào giáo dục và sức khỏe của người lao động như một đầu vào cho sản xuất kinh tế, trong khi phát triển vốn con người (chi tiêu cho giáo dục hoặc đào tạo) đề cập đến việc thu nhận và tăng số lượng người lao động có kỹ năng, kiến thức cũng như những kinh nghiệm quý giá đối với sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia (Adelakun, 2011). Vốn con người, hay lao động có kỹ năng, lần đầu tiên được nhắc đến trong các phân tích kinh tế vào những năm 1960 và 1970. Goode (1959), Mincer (1958) và Becker (1975, 1962) bày tỏ các quan điểm khác nhau về vốn con người, đưa ra các yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự hình thành và khai thác vốn con người. Các yếu tố này bao gồm cả các tác động tích cực và tiêu cực cũng như ảnh hưởng sâu rộng lên nền kinh tế ở cấp độ vĩ mô hoặc vi mô. Mankiw, Rommer và Weil (1992), Romer, P. (1989, 1990), Uzawa (1965) và Lucas (1988) cũng đã nghiên cứu các mô hình mà trong đó sản lượng đầu ra được xác định là vốn con người. Các tác giả trên cho rằng chất lượng giáo dục có thể dẫn đến sự tăng trưởng lâu dài và liên tục của một nền kinh tế. Tại Việt Nam các nghiên cứu về chủ đề này đã bắt đầu được chú trọng trên những khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên việc ước lượng đóng góp của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào việc xác định và lựa chọn mô hình phù hợp. Trần Thọ Đạt (2011) dùng mô hình hồi quy trên bộ số liệu cấp tỉnh của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2007, cho thấy vốn con người có vai trò nhất định đối với phát triển kinh tế, song chưa được thể hiện rõ nét như vốn vật chất và lao động. Đinh Phi Hổ & Từ Đức Hoàng (2016) dùng hai mô hình hồi quy cơ bản REM và FEM đối với dữ liệu bảng (104 quan sát) của 13 tỉnh/thành trong vùng giai đoạn 2006–2013. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Đông & Lê Thị Kim Huệ (2019) sử dụng mô hình Mankiw, đã chỉ ra rằng tỉ lệ tác động của vốn con người đến tăng trưởng năng suất lao động chỉ đạt 14% . Hầu hết các nghiên cứu tại Việt Nam hiện tại đều tiếp cận theo hướng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hội thảo khoa học về Thương mại Mô hình tăng trưởng kinh tế Vốn con người Toán học ứng dụng Mô hình lý thuyết tăng trưởng tân cổ điểnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 318 0 0 -
197 trang 275 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 273 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 260 0 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 224 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 222 0 0 -
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 210 0 0 -
11 trang 205 0 0
-
Nghi thức chào hỏi trong văn hóa giao tiếp của người Nhật
13 trang 161 0 0 -
Một số ứng dụng của xác suất thống kê
5 trang 146 0 0